Giải bài tập SGK Vật lý 12 bài 32: Hiện tượng quang – phát quang

Để giúp các bạn học sinh học tốt hơn môn Vật lý, VnDoc mời các bạn tham khảo Giải bài tập SGK Vật lý 12 bài 32: Hiện tượng quang – phát quang, nội dung tài liệu gồm 6 bài tập trang 165 SGK. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Vật lý 12 bài 32: Hiện tượng quang – phát quang vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 6 bài tập trong sách giáo khoa môn Vật lý lớp 12 bài 32 về hiện tượng quang, phát quang. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Hiện tượng quang – phát quang

Bài 1 (trang 165 SGK Vật Lý 12)

Hiện tượng quang – phát quang là gì? Phân biệt hiện tượng huỳnh quang và hiện tượng lân quang.

Lời giải:

Sự phát quang là sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.

Phân biệt hiện tượng huỳnh quang và lân quang:

– Sự huỳnh quang: là sự phát quang của các chất lỏng và chất khí, có đặc điểm là ánh sáng bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.

Đọc thêm:  Bài 3 trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2 | Soạn bài Số phận con người

– Sự lân quang: là sự phát quang của các chất rắn, có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài thêm một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích.

Bài 2 (trang 165 SGK Vật Lý 12)

Ánh sáng huỳnh quang có đặc điểm gì?

Lời giải:

Ánh sáng huỳnh quang có đặc điểm là: Bước sóng của ánh sáng huỳnh quang dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.

Bài 3 (trang 165 SGK Vật Lý 12)

Sự phát sóng của vật nào dưới đây là sự phát quang?

A. tia lửa điện

B. Hồ quang

C. Bóng đèn ống.

D. Bóng đèn pin

Lời giải:

Chọn đáp án C.

Trong bóng đèn ống có phủ một lớp bột phát quang ở thành ống, lớp bột này sẽ phát ra ánh sáng trắng khi bị kích thích bởi ánh sáng giàu tia tử ngoại do hơi thủy ngân trong đèn phát ra lúc có sự phóng điện qua nó.

Bài 4 (trang 165 SGK Vật Lý 12)

Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây?

A. ánh sáng đỏ.

B. ánh sáng lục

C. ánh sáng lam

D. ánh sáng chàm

Lời giải:

Chọn đáp án D.

Vì theo định luật Stokes, ánh sáng huỳnh quang phải có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.

Bài 5 (trang 165 bài tập Vật Lý 12)

Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu lục. Nếu dùng tia tử ngoại để kích thích sự phát quang của chất đó thì ánh sáng phát quang có thể có màu nào?

Đọc thêm:  Bài 3 trang 14 SGK Ngữ văn 12 | Soạn bài Vợ chồng A Phủ

A. màu đỏ

B. màu vàng

C. màu lục

D. màu lam

Lời giải:

Chọn đáp án B.

Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu lục. Nếu dùng tia tử ngoại để kích thích sự phát quang của chất đó thì ánh sáng phát quang có thể có màu nào?

A. màu đỏ

B. màu vàng

C. màu lục

D. màu lam

Lời giải:

Chọn đáp án B.

Bài 6 (trang 165 SGK Vật Lý 12)

Ở trên áo của các công nhân làm đường hay dọn vệ sinh trên đường thường có những đường kẻ to bản, nằm ngang, màu vàng hoặc lục.

a) Những đường kẻ đó dùng để làm gì?

b) Những đường kẻ đó bằng chất liệu phát quang hay phản quang?

c) Hãy đề xuất một thí nghiệm đơn giản để nhận biết những chất liệu đó là phát quang hay phản quang.

Lời giải:

a) Những đường kẻ này dùng để báo hiệu cho người đi đường nhìn thấy.

b) Các đường kẻ này làm bằng chất liệu phát quang.

c) Dùng bút thử tiền chiếu vào một chỗ trên đường kẻ đó, nếu chỗ đó sáng lên ánh sáng màu vàng hay màu lục thì đó là chất phát quang.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SGK Vật lý 12 bài 32: Hiện tượng quang – phát quang. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đọc thêm:  Bài 1 luyện tập trang 183 SGK Ngữ văn 12 tập 1 - Đọc Tài Liệu

Mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu sau:

  • Giải bài tập SGK Vật lý 12 bài 1: Dao động điều hòa
  • Giải bài tập SGK Vật lý 12 bài 2: Con lắc lò xo
  • Giải bài tập SGK Vật lý 12 bài 3: Con lắc đơn
  • Giải bài tập SGK Vật lý 12 bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button