Tôn trọng là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng người khác?

Tôn trọng người khác không chỉ là một đức tính tốt đẹp mà còn là truyền thống, giá trị văn hóa của con nguời Việt Nam. Tôn trọng người khác mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của chúng ta.

1. Tôn trọng là gì?

Tôn trọng chính là việc bạn đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, lợi ích và phẩm giá của người khác. Điều này đòi hỏi bạn phải có cái nhìn khách quan nhất để có thể nhìn nhận và khẳng định giá của của mỗi người mà không bình phẩm hay chê bai. Việc này góp phần thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người chúng ta.

Tuy nhiên, tôn trọng không phải là tưng bốc, nói quá chỉ để lấy lòng người khác, đánh giá họ quá cao so với thực tế chỉ để họ cảm thấy vui hoặc chỉ là để lợi dụng họ. Đấy không phải là cách một người sử dụng lời nói để nịnh bợ thô kệch mà là sự đánh giá đúng, không thể hiện sự đánh giá một cách thái quá.

2. Biểu hiện của tôn trọng:

Tôn trọng người khác không chỉ được thể hiện qua lời nói mà còn được thể hiện qua hành động, cử chỉ biểu hiện của tôn trọng cũng rất đa dạng và phong phú trong đời sống hàng ngày.

2.1. Thể hiện sự tế nhị và nhã nhặn với người khác:

Hãy đối xử với người khác như đang đối xử với chính mình, khi bạn đối xử với người khác như thế nào thì bạn sẽ nhận lại giống như vậy. Sự tử tế, nhã nhặn không chỉ với những người trong gia đình mà còn với chính những người xung quanh ta, hàng ngày đang tiếp xúc với chúng ta. Một lời chào hỏi, động viên người đang gặp khó khăn. Thái độ hoan hỉ, vui mừng cho những thắng lợi của đối thủ chẳng hạn. Một thái độ lễ phép kính trọng người khác sẽ có thể đánh giá nhận thức và môi trường giáo dục của chúng ta.

2.2. Không phân biệt đối xử:

Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng như nhau, không kể địa vị, chức quyền, màu da, sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp,.. họ đều xứng đáng và tất yếu phải nhận được sự tôn trọng từ phía tất cả mọi người. Không ai có quyền được cho mình là kẻ bề trên để khinh miệt người khác. Mà thay vào đó, tất cả chúng ta nên có ý thức tôn trọng họ. Những người phục vụ khi chúng ta uống cà phê hay cô lao công ngày ngày đang làm vệ sinh đường phố giúp chúng ta có môi trường sống xanh – sạch – đẹp hơn.

Đọc thêm:  Ho là gì? Nguyên nhân gây ho, dấu hiệu và cách điều trị

2.3. Không lấy khuyết điểm của người khác làm niềm vui:

Không ai ngay từ khi sinh ra là hoàn hảo cả; Chúng ta cũng chỉ là những người bình thường, là con người bình thường, sống một cuộc sống giản đơn cho nên chúng ta hoàn toàn có quyền phạm phải những sai lầm và tồn tại những khuyết điểm. Nhưng đó không phải là điều để người khác lấy đó làm niềm vui mà chê cười bạn. Điều đó hoàn toàn không được phép!

Chúng ta không thể lấy điểm mạnh của mình để đem so sánh với điểm yếu của người khác rồi lấy đó là niềm tự hào. Hãy tôn trọng người khác, tôn trọng cả những khuyết điểm của họ. Bởi chính những khác biệt của họ làm cho thế giới đa dạng sắc màu hơn.

2.4. Tôn trọng thói quen và văn hóa của mỗi người:

Mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng biệt, họ là những cá thể không trộn lẫn, góp phần xây dựng nên một hành tinh với đa dạng bản sắc văn hóa. Họ mang những hương vị đặc trưng riêng của mình lan tỏa đến khắp mọi miền trái đất. Chúng ta được tiếp cận, được học hỏi với những nền văn hóa khác nhau là một sự may mắn. Chúng không chỉ giúp chúng ta nâng cao sự hiểu biết, tri thức của mình mà còn giúp chúng ta mở mang tầm mắt được có cơ hội tiếp xúc với bạn bè bốn phương. Việc chế giễu thói quen phong tục của người khác chỉ vì họ khác mình là biểu hiện của một con người nhận thức kém.

2.5. Lắng nghe ý kiến của người khác:

Mỗi người có nhận thức khác nhau về vấn đề, về cuộc sống. Việc khuyến khích mọi người đưa ra quan điểm của mình sẽ giúp chúng ta có cơ hội lắng nghe, học hỏi và tiếp thu thêm kiến thức mới. Đồng thời có cơ hội đánh giá khách quan hơn về vấn đề. Vì vậy, chúng ta hãy mở rộng lòng mình, lắng nghe ý kiến của người khác để đưa ra quyết định và đánh giá chính xác nhất. Đừng vội phủ nhận quan điểm của bất kì ai, mỗi ý kiến đều có điểm hay của chúng đấy.

Đọc thêm:  Đội đặc nhiệm Swat | Học viện Cảnh sát nhân dân

3. Tôn trọng có ý nghĩa như thế nào?

Tôn trọng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội thể hiện tình cảm giữa người với người. Tôn trọng không chỉ có ý nghĩa với cá nhân người được tôn trọng hay người trao đi sự tôn trọng mà còn có ý nghĩa đối với cả sự phát triển của xã hội.

Đối với cá nhân được tôn trọng: Người nhận được sự tôn trọng không chỉ cảm nhận được tấm lòng của chúng ta mà bản thân họ cũng cảm thấy vui vẻ, yêu đời khi nhận được sự tôn trọng yêu quý từ phía mọi người, Không những thế, được người khác tôn trọng còn giúp họ phần nào thấy tự tin vào chính mình và động lực to lớn để họ phát triển trong tương lai.

Đối với cá nhân trao đi sự tôn trọng: Người trao đi sự tôn trọng trước hết đã khẳng định được phẩm chất đáng quý trọng của chính mình. Họ là tấm gương cho sự giáo dục tốt và là tấm gương cho người khác noi theo. Tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình. Vì thế chính bản thân chúng ta cũng nhận được sự tôn trọng từ phía người khác khi trao đi sự tôn trọng.

Đối với xã hội: Xã hội sẽ ngày càng phát triển và tân tiến khi con người biết tôn trọng lẫn nhau, biết trao nhau tình yêu thương, chấp nhận ý kiến đóng góp của nhau để xây quê hương đất nước.

4. Làm sao để rèn luyện sự tôn trọng dành cho người khác?

Tôn trọng là một đức tính vì vậy nó hoàn toàn có thể được rèn luyện theo thời gian. Để tôn trọng người khác trước hết mỗi chúng ta hãy học cách tự tôn trọng chính mình. Bởi chỉ khi hiểu được giá trị của bản thân, trân trọng những giá trị mà bản thân tạo ra thì con người ta mới có thể mở lòng để tôn trọng những quan niệm, giá trị của người khác.

Tôn trọng người khác không phải là làm điều gì to tát lớn lao mà có thể chỉ là những hành động giản đơn, nhỏ nhặt như: lễ phép với người lớn tuổi, lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh bằng tấm lòng chân thành, cởi mở,..

Hãy luôn có ý thức rèn luyện sự tôn trọng mọi lúc mọi nơi, ở nhà, ở trường học, ở chính những nơi công cộng. Tôn trọng người khác cần phải rèn luyện và học tập, không ai sinh ra đã có sẵn có mình sự tôn trọng dành cho người khác. Tất cả đều nhờ quá trình chúng ta học tập và tiếp thu từ thế giới xung quanh: gia đình, bạn bè, thầy cô, trường lớp, cộng đồng. Những tri thức chúng ta tiếp thu sẽ góp phần xây dựng, hình thành nên nhân cách tốt đẹp của một công dân tốt.

Đọc thêm:  Nếu được là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với

5. Làm sao để được người khác tôn trọng?

Tôn trọng người khác là một điều tốt nhưng bạn có tự đặt ra cho mình câu hỏi rằng “mình cần làm gì để người khác tôn trọng”. Để nhận được sự tôn trọng của người khác thì chính bản thân mình cũng phải xứng đáng nhận được sự tôn trọng đó. Trước tiên phải ý thức được rằng, khi trao đi sự tôn trọng thì đồng thời mình cũng đang nhận lại sự tôn trọng. Đồng thời, bản thân mỗi người cũng cần phải hoàn thiện không ngừng:

– Luôn lịch sự với tất cả những người bạn đã gặp và tiếp xúc trong cuộc đời.

– Loại bỏ những hành vi thiếu lịch sự khiến người khác khó chịu như liếc mắt, nhắn tin trong cuộc nói chuyện hay ngắt lời người khác đột ngột.

– Luôn cố gắng tập trung và lắng nghe người khác một cách tích cực. Đồng thời hãy tỏ thái độ hưởng ứng để mọi người có cảm giác đang được tôn trọng và cũng giành điều đó cho bạn.

– Luôn giữ thái độ hòa nhã, tôn trọng không gian riêng tư của mọi người

– Không làm ồn nơi đông người

– Hãy thường xuyên giúp đỡ mọi người những việc trong khả năng.

– Luôn có thái độ tích cực và biết chịu trách nhiệm trong cuộc sống. Hãy ngừng việc đổ lỗi hoặc không thành thật.

– Kiềm chế sự tức giận và không thể hiện cảm xúc một cách tiêu cực.

– Không hành động theo suy nghĩ phiến diện của bản thân mà hãy đặt địa vị của mình vào người khác. Có như vậy đối phương mới cảm nhận được sự chân thành, tận tâm và tử tế của bạn.

– Là cha mẹ, đừng đánh giá con cái là những kẻ dốt nát không hiểu biết. Mỗi người có một thế giới quan và cách nhìn nhận cuộc sống riêng. Hãy chia sẻ và tôn trọng ý kiến, cuộc sống của con để nhận lại được điều tương tự.

– Không xem thường cấp dưới hay những người có học thức thấp hơn, làm công việc tay chân vất vả.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button