Đặc sắc phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện

Văn mẫu lớp 12: Đặc sắc phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào qua tùy bút Người lái đò Sông Đà dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Dàn ý Đặc sắc phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò sông Đà.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Con sông Đà mang trong nó một vẻ đẹp vừa hung bạo, vừa trữ tình. Dưới cái nhìn của ông, dòng sông được nhìn từ mọi khía cạnh địa lý, lịch sử. Con sông vừa mang vẻ hung bạo, dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình. Và Nguyễn Tuân đã vô cùng yêu quý con sông Đà, phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước của mình thì Nguyễn Tuân mới có thể lột tả hết được vẻ đẹp vừa hung dữ nhưng cũng đậm chất trữ tình, thơ mộng của con sông Đà.

Song song với hình tượng con sông Đà là hình tượng người lái đò sông Đà. Qua hình tượng người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đưa ra một cái nhìn mới về chủ nghĩa anh hùng. Nó không chỉ có ở nơi chiến trường, trong chiến tranh gian khổ, ác liệt mà nó ở ngay trong cuộc sống hàng ngày. Sự mưu trí, dũng cảm và tài hoa ấy ẩn chứa ngay trong những con người lao động hiền lành, bình dị.

→ Qua bài tùy bút Người lái đò Sông Đà mà cụ thể là qua hai hình tượng: con sông Đà và người lái đò Sông Đà, đã thể hiện những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

b. Đặc sắc nghệ thuật

Trước hết, ông thường tô đậm cái khác thường, cái phi thường để gây ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt. Không có con sông nào có thể dữ dội, hung bạo hơn dòng chảy của con sông Đà và cũng hiếm có con sông nào lại thơ mộng và trữ tình đến thế. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau lại là hài hòa làm nên nét riêng của con sông Đà, cái mạnh mẽ và cái yếu đuối luôn song hành.

Nhà văn thường tiếp cận và phản ánh đối tượng từ phương diện văn hóa, mỹ thuật. Con người dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân tỏa sáng lấp lánh vẻ đẹp của tài hoa, trí tuệ. Người lái đò Sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả như một nghệ sĩ trên sông nước.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là phong cách tài hoa, uyên bác. Nó thể hiện ở những từ ngữ, hình tượng nghệ thuật trong văn của ông. Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân có đầy đủ cả màu sắc, âm thanh và hình tượng.

3. Kết bài

Khái quát lại nét đặc sắc nghệ thuật của tùy bút cũng như giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào qua tùy bút Người lái đò Sông Đà mẫu 1

Nhắc đến Nguyễn Tuân, ta nhớ đến một nhà văn tài hoa, độc đáo. Ông luôn đi tìm những cái độc đáo, cái khác người. Nhà văn Pautopxki đã từng nhận xét: Đọc văn Nguyễn Tuân, có người đã gọi nghệ thuật là người đi tìm cái đẹp, không chỉ vậy, ông còn là người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. Chính những áng văn của Nguyễn Tuân đã thể hiện sự phong phú về từ ngữ, sự khó tính của nhà văn khi tìm ra những câu văn, những từ ngữ thật hay, thật đắt. Đọc tùy bút Người lái đò Sông Đà, ta thấy hết những nét tài hoa của Nguyễn Tuân khi tả hình tượng người lái đò sông Đà. Chúng ta đã bắt gặp hình tượng con người lao động mới, không chỉ thông minh, sáng tạo, cần cù mà còn tài hoa, nghệ sĩ. Qua áng tùy bút tuyệt vời ấy, ta còn thấy ngời lên vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Đó chính là tấm lòng của Nguyễn Tuân trước vẻ đẹp con người và đất nước Việt Nam. Tất cả đã kết tinh tạo thành phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân tài hoa, độc đáo.

Tài năng của Nguyễn Tuân được thể hiện rõ nét qua hình tương con sông Đà và hình tượng người lái đò sông Đà. Đây là hai hình tượng trung tâm, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, con sông Đà và người lái đò đã trở thành hai nhân vật với hai tính cách vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau.

Con sông Đà mang trong nó một vẻ đẹp vừa hung bạo, vừa trữ tình. Không bằng lòng với những gì chung chung, đại khái, Nguyễn Tuân đã dành nhiều công sức để tìm hiểu con sông Đà. Dưới cái nhìn của ông, dòng sông được nhìn từ mọi khía cạnh địa lý, lịch sử. Con sông trở nên dữ dội, hung bạo nước xô đá, đá xô gió, cuồn cuộn luồng gió gầm ghè suốt năm. Nó như một con thủy quái khổng lồ, sẵn sàng nuốt tất cả mọi thứ vào trong lòng nó. Con thủy quái ấy cứ như chỉ chờ có thuyền nào qua là nhổm dậy vồ lấy mà nuốt chửng cho hả cơn giận dữ. Nhưng bên cạnh nét hung bạo đó, con sông lại mang một vẻ đẹp trữ tình. Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai. Màu sắc của sông Đà cùng biến đổi theo các mùa trong năm, mỗi mùa là một sắc riêng. Mùa xuân nước xanh ngọc bích, còn mùa thu, nước sông Đà lại lừ lừ chín đỏ, sông Đà còn mang vẻ đẹp mộng mơ như một nỗi niềm cổ tích. Và Nguyễn Tuân đã vô cùng yêu quý con sông Đà với một nỗi niềm thầm kín, thiết tha khi ông coi nó như một người bạn cố nhân lâu ngày không gặp thì thấy nhớ. Phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước của mình thì Nguyễn Tuân mới có thể lột tả hết được vẻ đẹp vừa hung dữ nhưng cũng đậm chất trữ tình, thơ mộng của con sông Đà.

Đặc sắc phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào qua tùy bút Người lái đò Sông Đà

Song song với hình tượng con sông Đà là hình tượng người lái đò sông Đà. Dưới con mắt tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân, ông nhìn người lao động như một người nghệ sĩ tài hoa trên sông nước. Ông lái đò là một tay lái ra hoa, bởi người lái đò đã đưa con thuyền vượt qua dòng sông đầy dữ dội ấy là cả một nghệ thuật. Bằng trí tưởng tượng phong phú, Nguyễn Tuân miêu tả cuộc vượt thác như một viên tướng thời xưa lao vào một trận đồ bát quái đã được bày sẵn với nhiều-cạm bẫy và nguy hiểm bủa vây. Ở từng trùng vây, ông lái đò đều có cách ứng phó riêng bởi ông đã nắm chắc binh pháp của thần sông Đà. Và không có ai hiểu con sông ấy hơn ông. ông nắm vững cái quy luật tất yếu của dòng sông Đà nên ông có quyền tự do tung hoành ngang dọc trên con sông ấy mà không hề sợ hiểm nguy. Con sông Đà đã bị ông khuất phục, ở trùng vây thứ nhất, con thuyền và sóng thác giằng co dữ dội, ông lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa, phóng thẳng vào mình. Nhưng ông không chỉ là người lái đò dũng cảm mà còn là người lãnh đạo tài ba. Ông chi huy con thuyền với sáu bơi chèo vượt qua con thác dữ dội và hung bạo ấy. Giữa những hiểm nguy đang chực chờ, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy gọn ngắn, tỉnh táo của người cầm lái… Ở trùng vây thứ hai, con thác leo xuống với bọt trắng xóa, che phủ bao nhiêu mùi đá ngầm nguy hiểm, chỉ duy nhất phía trái dòng sông là có thể vượt, qua, con mắt của ông nhìn rõ từng luồng sinh, luồng tử; ông ghì cương lại, cứ bám chắc lấy luồng nước tung mà phóng mạnh vào cửa sinh, ở trùng vây thứ ba, bên phải, bên trái đều là luồng chết, chỉ có duy nhất luồng giữa, ông nhanh nhạy chớp thời cơ đưa con thuyền phóng thẳng, chọc thủng cửa giữa. Khi đưa con thuyền an toàn vượt thác, ông lại trở về với con người của đời sống thường ngày, lại ung dung đưa thuyền xuôi dòng.

Qua hình tượng người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đưa ra một cái nhìn mới về chủ nghĩa anh hùng. Nó không chỉ có ở nơi chiến trường, trong chiến tranh gian khổ, ác liệt mà nó ở ngay trong cuộc sống hàng ngày. Sự mưu trí, dũng cảm và tài hoa ấy ẩn chứa ngay trong những con người lao động hiền lành, bình dị.

Qua bài tùy bút Người lái đò Sông Đà mà cụ thể là qua hai hình tượng: con sông Đà và người lái đò Sông Đà, đã thể hiện những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

Trước hết, ông thường tô đậm cái khác thường, cái phi thường để gây ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt. Đối với ông, cái đẹp phải là cái đẹp tuyệt mỹ, cái đẹp siêu phàm, còn dữ dội phải đến mức khủng khiếp. Và con sông Đà đã bị chi phối bởi nét nghệ thuật này, không có con sông nào có thể dữ dội, hung bạo hơn dòng chảy của con sông Đà và cũng hiếm có con sông nào lại thơ mộng và trữ tình đến thế. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau lại là hài hòa làm nên nét riêng của con sông Đà. Cái mạnh mẽ và cái yếu đuối luôn song hành, thu hút nhà văn Nguyễn Tuân, ở dòng sông này, Nguyễn Tuân đã thể hiện tài năng chủ nghĩa, ông đua tài chủ nghĩa với tạo hóa. Đó cũng chính là cái ngông của Nguyễn Tuân.

Thứ hai, nhà văn thường tiếp cận và phản ánh đối tượng từ phương diện văn hóa, mỹ thuật. Con người dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân tỏa sáng lấp lánh vẻ đẹp của tài hoa, trí tuệ. Người lái đò Sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả như một nghệ sĩ trên sông nước.

Và cuối cùng, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là phong cách tài hoa, uyên bác. Nó thể hiện ở những từ ngữ, hình tượng nghệ thuật trong văn của ông. Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân có đầy đủ cả màu sắc, âm thanh và hình tượng. Ông tả Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình. Từ áng chỉ dùng cho văn thơ đẹp, nay con sông như một áng thơ trữ tình. Những từ ngữ mạnh, dữ dội khi miêu tả sự dữ dội của con sông: ặc ặc, lồng lộn… chỉ đọc lên cũng hình dung ra sự dữ dội của con sông.

Không có ai như Nguyễn Tuân khi lấy chính những cái đối lập, tương phản với nhau để làm nền, làm nổi bật nó lên. Khi tả nước ông đã miêu tả lửa. Còn tả sông, ông lại tả rừng đối lập với nó. Đó cũng chính là cái ngông của ông. Chính thể nên câu văn của Nguyễn Tuân luôn biến hóa, gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc. Đọc văn Nguyễn Tuân, ta còn biết thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa, điện ảnh, địa lý…

Đọc bài tùy bút Người, lái đò Sông Đà ta thấy cái tài và cái tình của Nguyễn Tuân. Cái tài của ông được thể hiện ở câu chữ, hình ảnh của con sông Đà và hình tượng của người lái đò Sông Đà. Cái tình là tình cảm của ông đối với thiên nhiên, con người lao động Việt Nam. Văn của ông không chỉ là lâu đài chủ nghĩa mà còn là bề sâu tâm hồn.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đà mẫu 2

Nguyễn Tuân là một cây bút tài hoa, lịch lãm “thông kim bác cổ”. Những trang viết của ông đem đến cho người đọc rất nhiều kiến thức: văn hóa, hội họa, điêu khắc, điện ảnh, quân sự, võ thuật và cả những thông tin khoa học. Tùy bút Người lái đò sông Đà làm sống dậy cảm nhận của người đọc về sông Đà như nó vốn có. Bài tùy bút ngoài việc đem lại những rung cảm thẩm mĩ còn giúp người đọc hiểu nhiều điều bổ ích về lịch sử, địa lí, địa thể, đặc biệt là những con thác đủ loại, những tài nguyên của đất nước những bài thơ về sông Đà của Nguyễn Quang Bích, Tản Đà, thơ Đường…

Những trang miêu tả thạch trận thủy quái sông Đà và nghệ thuật vượt thác của ông lái đò có giá trị tạo hình cao giống như một cuốn phim quay cận cảnh. Vốn từ ngữ quân sự phong phú được sử dụng điêu luyện lại xen vào những từ ngữ cổ (vu hồi, giao chiến, thanh la, đòn tỉa…) tạo cho người đọc cảm tưởng trận thủy chiến đã diễn ra từ muôn xưa đến nay. Phong cách Nguyễn Tuân bộc lộ qua tùy bút Người lái đò sông Đà ở cách nhìn, cách miêu tả thiên nhiên. Nguyễn Tuân thích cái độc đáo duy nhất, thích tô đậm cái phi thường, thích gây cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Điều đó đã khiến ông tìm đến sông Đà. Sự dữ dội mãnh liệt và cái tuyệt mĩ, thơ mộng của sông Đà đã thu hút nhà văn.

Đọc thêm:  Mẫu biên bản họp xếp loại đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Ngòi bút Nguyễn Tuân được thỏa sức tung hoành trong môi trường yêu thích của mình khiến cho nhiều lúc dường như ông quên mất độc giả. Ông chỉ biết có sông Đà và chú tâm vào mỗi việc đem tài hoa của mình ra làm cho sông Đà dậy sóng, dậy đá. Sông Đà cũng vậy, dường như chỉ một mực quấn vào câu văn Nguyễn Tuân mà vùng vẫy, reo cười. Với lối viết riết riêng, sông Đà đã trở thành sông Đà – Nguyễn Tuân. Sông Đà được vẽ lên bằng ngòi bút biến hóa tài tình độc đáo. Sông Đà – dữ dội, sông Đà – anh hùng ca, sông Đà – nên thơ. Bản chất sông Đà là vậy. Tài năng của nhà văn đã làm cho bản chất ấy sắc nhọn thêm. Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, sông Đà không phải là một cảnh trí thiên nhiên vô tri giác mà là một sinh thể sống động, một nhân vật đầy sức sống, có cá tính, có tâm trạng khá phức tạp.

Tác giả gọi đó là tính cách vừa “hung bạo” vừa “trữ tình”. Sông Đà “hung bạo” là sông Đà hiểm trở, dữ dội, nguy hiểm đến chết người với những đoạn bờ sông dựng thành vách cao vút, những thác nước hung dữ, “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”, “sẵn sàng quật ngửa bụng những thuyền đi qua”, với những hút nước “sâu như lòng giếng, nước xoáy tít ằng ặc có thể lôi tuột những bè gỗ lớn xuống tận đáy và đánh cho tan xác”… Nguyễn Tuân đã dùng ngòi bút trăm màu để miêu tả hàng loạt những hình ảnh khác nhau vừa có tính trí tuệ vừa có tính tạo hình vượt xa những thủ pháp nhân hóa thông thường. Cái dữ dội của con sông Đà trở nên môi trường anh hùng ca hoàn toàn độc đáo. Sông Đà cũng là con sông đạt đến mức trữ tình tuyệt vời.

Dưới con mắt khám phá sự vật ở phương diện mĩ thuật, Nguyễn Tuân nhìn dòng sông Đà như một công trình nghệ thuật thiên thạo tạo tuyệt vời. Sông Đà như một “áng tóc trữ tình tuôn dài mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo”. Nguyễn Tuân nhìn dòng sông Đà và truyền cho độc giả nhìn nó qua làn mây mùa xuân, ánh nắng mùa thu, chăm chú theo dõi những biến đổi sắc màu của nó khi thì “xanh màu ngọc bích”, khi thì “lừ lừ chín đỏ”. Ông phát hiện ra sự phong phú của chất thơ ở vẻ đẹp sông Đà lúc như “nỗi niềm cổ tích”, lúc “lóe sáng ánh sáng tháng ba Đường thi”, lúc như “người tình nhân chưa quen biết”. Nguyễn Tuân luôn nhìn và miêu tả con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Nếu như trước Cách mạng, Nguyễn Tuân nhìn những con người tài hoa nghệ sĩ chỉ ở một số ít người thì sau Cách mạng, họ được ông nhìn thấy trên mọi lĩnh vực đời sống.

Những trang viết của nhà văn đem đến cho người đọc niềm tự hào, chúng ta không chỉ là con em của một dân tộc cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu mà còn là con em của một dân tộc tài hoa – nghệ sĩ. Người lái đò dưới con mắt Nguyễn Tuân được xem như một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác sông Đà. Tài nghệ của người lái đò là nắm chắc được quy luật của dòng nước sông Đà, thuộc lòng các luồng sinh, luồng tử của những con thác dữ. Người lái đò thực hiện nghề nghiệp của mình một cách tuyệt vời, đạt đến trình độ nghệ sĩ tinh vi, nghệ thuật cao cường, một tay lái “ra hoa”. Quy luật của thác nước sông Đà là một quy luật hết sức khắc nghiệt. Một chút thiếu chính xác, một tích tắc thiếu bình tĩnh, lóa mắt, lỡ tay là phải trả giá bằng sinh mạng của mình. Trong cuộc vượt thác, ông đò như một lão tướng dày dặn kinh nghiệm. Trận địa thủy chiến được bố trí sẵn với những cạm bẫy, với những vòng vây, hết vòng vây này đến vòng vây khác, mỗi vòng đều có những viên tướng đá nham hiểm, quái ác chờ sẵn.

Hình ảnh ông lái đò “cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái”, mặt méo bệch đi mà vẫn “cưỡi lên con sóng, nắm chắc lấy bờm sóng ghì cương đè sấn lên và chặt đôi con thác” quả là một thiên anh hùng ca, là cả một pho nghệ thuật tuyệt vời. Phong cách Nguyễn Tuân còn được biểu hiện đặc sắc qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Có người nói: đọc văn Nguyễn Tuân như soi kính trăm màu. Nguyễn Tuân đi sâu tìm hiểu, khám phá sự vật, nắm bắt cho được cái cốt lõi, cái tinh túy, cái thần thái của nó rồi kết hợp với cảm xúc chủ quan, uyên bác giàu chất trí tuệ và chất trữ tình, diễn đạt, thể hiện dưới những hình thức ngôn ngữ sáng tạo độc đáo rất Nguyễn Tuân. Khi ông miêu tả, sự vật hiện lên với đầy đủ “khí chất” của nó thì văn mới hết “chất Nguyễn”. Ngược lại, văn ông càng bộc lộ hết “chất Nguyễn” thì sự vật càng nổi hình nổi nét, cựa quậy xôn xao.

Đọc một đoạn văn khá dài miêu tả cảnh sông Đà “bày thạch trận để đòi ăn chết cái thuyền” nhưng rồi phải thu sự chèo chống tài ba, dũng cảm của người lái đò, ta đâu chỉ thấy sông Đà “quẫy sóng” mà còn thấy câu văn “quẫy sóng” sảng khoái vô cùng. Biết bao thách thức trong cảnh này, thách thức với người lái đò và thách thức với cả nhà văn. Liệu nhà văn có đủ tài nghệ, đủ chữ nghĩa để bắt sông Đà hiện lên với tất cả sự bạo liệt của nói:? Liệu nhà văn có đủ tài nghệ miêu tả nghệ thuật siêu phàm của người lái đò trong cuộc vượt thác? Nguyễn Tuân đã vượt lên được thách thức ấy. “Thạch trận vừa bày xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đối phương. Hòn đá bệ vệ, oai phong, lẫm liệt. Một hòn trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì cứ tiến gần vào”.

Nguyễn Tuân đã lột tả được cái lì lợm, nham hiểm của những “viên tướng đá”, cái âm thanh hung bạo của tiếng thác và sự dữ dội của nước thác đá trong việc uy hiếp con người. Ông lái đò đã vượt qua được thác, văn Nguyễn Tuân cũng vượt qua được thách thức. Phải là một cây bút tài hoa như Nguyễn Tuân mới làm sống dậy được thác nước sông Đà và bộc lộ được một tay lái “ra hoa” trên những con thác hung dữ và bạo liệt. Với Nguyễn Tuân, ngôn ngữ nghệ thuật vừa là phương tiện vừa là cứu cánh của người nghệ sĩ. Qua bàn tay Nguyễn Tuân, tiếng Việt như một khối vuông ru bích biến hóa liên tục và dậy lên sắc màu nghệ thuật. Miêu tả âm thanh những thác nước sông Đà, Nguyễn Tuân thấy “tiếng thác nước lúc như than vãn oán trách”, lúc như “van xin”, lúc “khiêu khích chế nhạo”, lúc “rống lên như tiếng ngàn con trâu mộng”… Với Nguyễn Tuân, ngôn ngữ thực sự là một đối tượng thẩm mĩ không thể thiếu trong văn phẩm của mình. Ông sử dụng ngôn ngữ như một nghệ sĩ xiếc điêu luyện, thuần thục

Nguyễn Tuân quả là một nghệ sĩ xiếc của ngôn từ. Đoạn miêu tả cuộc giao tranh giữa thác dữ với người lái đò là một đoạn tiêu biểu. Nguyễn Tuân say sưa hăm hở khoe hết sự tài hoa uyên bác và muốn dốc cả vốn từ vựng giàu có của mình để ganh đua với tạo vật. Nhà văn đã tạo cho con sông Đà tính cách của một loài thủy quái hung ác và nham hiểm. Ông dùng ngôn ngữ để dựng dậy và thổi sống những hòn đá vô tri vô giác, có hòn “bệ vệ oai phong”, có hòn “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm méo mó”, có hòn “trông nghiêng như hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến”, có hòn “tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”… Nguyễn Tuân đã ném vào cuộc giao tranh giữa người với thiên nhiên bao nhiêu chữ nghĩa góc cạnh, đem lại cho người đọc những liên tưởng độc đáo, chính xác.

Tác phẩm của Nguyễn Tuân thường gây cảm giác mãnh liệt, nâng cảm xúc của người đọc khi tiếp cận với sự vật được miêu tả để thưởng thức những cảnh trí hoặc dữ dội khủng khiếp hoặc thơ mộng, tuyệt mĩ, hoặc cái tài hoa phải đạt đến trình độ siêu phàm không gì sánh kịp. Phong cách Nguyễn Tuân vừa độc đáo vừa phong phú. Với Người lái đò sông Đà, phong cách nhà văn thể hiện rõ nhất ở sự sắc nhọn của giác quan nghệ sĩ đi với một kho chữ nghĩa giàu có và đầy màu sắc, góc cạnh. Bài tùy bút Người lái đò sông Đà cũng thể hiện một Nguyễn Tuân với vốn văn hóa phong phú, lịch lãm, một Nguyễn Tuân tài hoa với con mắt của nhiều ngành nghệ thuật.

Phong cách Nguyễn Tuân đã mang lại cho tác phẩm những giá trị độc đáo: vừa có giá trị văn học vừa có giá trị văn hóa vừa có giá trị thông tin, đồng thời giúp người đọc thêm yêu cảnh trí thiên nhiên đất nước, tự hào về những người lao động tài hoa và thêm quí, thêm yêu sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đà mẫu 3

Nguyễn Tuân được xem là một người nghệ sĩ tài hoa và uyên bác, đối với sự nghiệp văn chương ông có những nét đặc sắc tiêu biểu riêng và có thể khẳng định không phải người nghệ sĩ nào cũng có. Đó chính là những vẻ đẹp trong phong cách nghệ thuật, thật riêng biệt và độc đáo tiêu biểu trong phong cách sáng tác của ông tiêu biểu nó thể hiện qua tác phẩm “Người lái đò sông Đà”.

Nguyễn Tuân với năng khiếu nghệ thuật độc đáo nhất nhì trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một người nghệ sĩ tài hoa và cả đời của ông luôn phấn đấu để đi tìm những điểm riêng biệt những nét “khuất lấp” và những cái đẹp trong phong cách nghệ thuật của mình. Phần lớn các tác phẩm của ông thi đều thể hiện được sự uyên bác cũng như người tài hoa “chỉ đạo những con chữ”. Trong bài tùy bút “Người lái đò sông Đà” ông đã thể hiện rõ được phong cách riêng của mình qua những điều đó. Có lẽ, bởi đây là bài mà ông rất tâm huyết và ông đã dùng chính tài năng và phẩm hạnh của mình để sáng tác lên những tác phẩm đậm chất bi tráng này, dòng sông của người lái đò là dòng sông mà ông đã quan sát và ông có cái nhìn sâu sắc về nó, nó không chỉ là một dòng sông biểu hiện cho sức mạnh mẽ của con người mà đó là dòng sông của minh chứng lịch sử. Với tài năng nghệ thuật độc đáo mang tính riêng biệt ông đã tạo nên cho mình những sáng tác riêng và đó là những sáng tác cổ xưa và mang biết bao dấu ấn mạnh mẽ tác giả không chỉ dừng chân ở đây để có những quan sát thấu đáo mà ông đã dùng những cảm xúc thật của mình để viết lên bài thơ này.

Dường như hình ảnh của người lái đò sông Đà đã được thể hiện rất sinh động và tài tình qua phong cách nghệ thuật của ông, ông đã dùng những sáng tạo nghệ thuật đó để áp vào cho những con người ở nơi đây, hình ảnh về dòng sông của quê hương đất nước đã tạo nên những dâu ấn mạnh mẽ trong lòng tác giả. Ông đang thể hiện những điều đó rất nổi bật trong cách sáng tác của chính mình. Hình ảnh đẹp về dòng sông của quê hương như đã thôi thúc khiến cho ông cảm hứng để viết lên bài tùy bút hay như thế này. Tác giả như có phương án tạo ấn tượng rất đặc sắc qua cách giới thiệu về dòng sông nó đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe, tác giả không khỏi hình dung ra những chi tiết đặc sắc khác thể hiện trong tác phẩm này.

Những hình ảnh về dòng sông còn mang những tính cách của con người đời thực nhưng đã được nhìn qua lăng kính của Nguyễn Tuân nên mọi thứ đều trở lên đẹp đẽ và có phí phách riêng. Dòng sông Đà hiện lên dưới ngòi bút khám phá của ông cũng có lúc hung bạo và cũng có lúc trữ tình nó đã làm xoay chuyển mọi tính cách qua những hoàn cảnh khác nhau, hình ảnh về dòng sông cũng giống như về con người, tác giả đã miêu tả và quan sát dòng sông qua những tính cách điển hình và tiêu biểu đó. Trong bài tùy bút thành công này của tác giả đã như đã thể hiện, bộc bạch rõ hàng loạt những chi tiết thể hiện dòng sông hung bạo đó là có những vách đá ngăn thành chết lòng sông Đà như một cái yết hầu..

Đọc thêm:  Bảng phím tắt Trello: Tìm kiếm, điều hướng và markdown

Tất cả các chi tiết khác cũng thể hiện rõ điều đó dài hàng cay số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn…, các chi tiết đó cứ như ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre… hơn nữa các chi tiết đó đã thể hiện được hình ảnh về dòng sông quê hương đất nước, tác giả đã dùng tài năng của mình để sáng tác lên những hình ảnh hay và sinh động như vậy, hình ảnh đó thật mang dại và chính với khả năng và tài năng bậc thầy của mình ông đã vẻ lên một hình ảnh về dòng sông với vẻ đẹp thật hùng vĩ, với cách so sánh sinh động đã tạo nên cho ông một bài tùy bút hay và nó để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Với cách so sánh ví von nhưng hợp tình và hợp lý như vậy hình ảnh về dòng sông cũng đã thể hiện rất chi tiết và đặc sắc nó mang ấn tượng cho người đọc, bởi hàng loạt những hình ảnh tạo ấn tượng riêng biệt,hình ảnh về quê hương của chúng ta đã hiện lên những hình ảnh tuyệt đẹp và như ngày càng thu hút mạnh mẽ tầm quan sát của người đọc, những hình ảnh trên cũng đã mang cho người đọc những cái nhìn sâu rộng và nó trở thành một niềm tin sáng lóe trong cái nhìn của tác giả về chính sản phẩm mà ông đã tạo ra.

Ông là một người có trí tưởng tượng phải nói vô cùng phong phú, cũng có lúc ông đã sử dụng những hình ảnh kĩ thuật của bộ môn nghệ thuật thứ 7 – điện ảnh của âm thanh hội họa để thể hiện được những chi tiết tiêu biểu qua tác phẩm này, ông cũng nhân hóa những hình ảnh của dòng sông để miêu tả và có thể cảm nhận được tính cách hung bạo của dòng sông đó. Tưởng như những hình ảnh về dòng sông nó mang những dấu ấn mạnh mẽ trong cách sáng tác của tác giả, những thác ghập ghềnh và nó mang cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về những hình ảnh đó, hình ảnh của dòng sông đà đã được tác giả thể hiện sinh động và vô cùng ấn tượng cho người đọc, nó không chỉ mạnh mẽ trong đường khối mà nó cũng đã tạo nên những tính cách khác cho người đọc, hình ảnh của dòng sông đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng tác giả bởi tính cách và những nét riêng biệt mạnh mẽ.

Những hình ảnh thật khó phai mờ về một dòng sông hoang dại và hung dữ cũng đã được thể hiện sâu sắc trong nhà văn, ông đã dùng tài năng của mình để nói về những hình ảnh đó, cảm xúc của nhà văn cũng thật sâu sắc và sinh động khi ông nói về cảm xúc của chính mình và dòng sông đó đã mang dại và chúng ta nhìn thấy tài năng của tác giả được thể hiện mạnh mẽ trong đó, Nguyễn Tuân như đã ca ngợi dòng sông này và nó hiện lên thật độc đáo và sinh động, tính cách của dòng sông đó là dòng sông trữ tình và yêu thương nó đã hiện hữu trong con người của tác giả. Brên cạnh hình ảnh dòng sông hung dữ thì hình ảnh của dòng sông hiền hòa cũng được tác giả thể hiện sâu sắc trong bài tùy bút này, dòng sông được tác giả miêu tả như người con gái có mái tóc dài, màu sắc cũng được thay đổi đặc sắc trong bài thơ, với những nét phong phú và đặc sắc của bài thơ tác giả đã thể hiện được những chi tiết đặc sắc và mang những dấu ấn mạnh mẽ trong lòng của tác giả.

Có thể nói nghê thuật xây dựng hình tượng người lái đò của tác giả Nguyễn Tuân đã điển hình và nó thể hiện những không khí hào hùng và mang dại trong cái nhìn của nhà văn, Nguyễn Tuân là nhà văn đã biết và tận dụng tốt các hình ảnh, chi tiết để tạo lên hình tượng của dòng sông qua những chi tiết thật và không khí hiện lên cũng mang rợ và có những ấn tượng sâu sắc và vang nhộn. Những hình ảnh về một dòng sông có những chi tiết rất đặc sắc và nó đúng với không khí và chi tiết mà tác giả đã và đang sử dụng ở đây. Với cái nhìn đầy chứa đựng đầy thiện cảm và nó đã tạo nên những sâu sắc riêng trong con mắt nhìn của tác giả về cái nhìn và cách quan sát của tác giả cũng thật toàn diện và như nó đang mang những dấu ấn mạnh mẽ và trang nghiêm, những chi tiết tuyệt vời mà tác giả thể hiện trong tác phẩm này là tác giả đã miêu tả rõ ràng và chi tiết và hình tượng tiêu biểu của tác giả về những hình ảnh đó, hình ảnh về quê hương và với tình yêu quê hương thắm thiết đã tạo nên cho tác giả cái nhìn sâu sắc hơn, ông đã miêu tả dòng sông qua con mắt thấu đáo của mình.

Với những tài năng không thể phủ nhận và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ông đã thể hiện rất nhiều những câu văn nhẹ nhàng và nó đã thể hiện một tình cảm đặc biệt của tác giả đối với dòng sông đà, dưới ngòi bút thần của tác giả thì hình ảnh đó trở lên thật mĩ lệ và không có gì sánh bằng. Có thể nói những hình ảnh về thiên nhiên cũng được tác giả thể hiện sinh động và hình ảnh về người lái đò sông Đà cũng được thể hiện rất chi tiết và đặc sắc nhà văn đã ví thiên nhiên Tây Bắc như một thứ vàng mười, và nó thật quý giá trong con mắt nhìn người và cách quan sát của tác giả về những chi tiết nổi bật đó.

Tài năng và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ hết sức phong phú cũng như đậm chất tài hoa của mình thì nó đã mang cho tác giả một cái nhìn toàn diện hơn về phong cách sáng tác của nhà văn, nhà văn không chỉ mang một vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa mà ông còn mang những vẻ đẹp của một người có cái nhìn đời sâu sắc.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đà mẫu 4

Thú vị! Đó là cảm giác của tôi sau khi được tìm hiểu về tác gia Nguyễn Tuân. Nguyên nhân ư? Một là vì lối sống tự do phóng túng đã gây rất nhiều “biến cố” trong cuộc sống của ông. Một là vì cá tính độc đáo và những nỗ lực để khẳng định cá tính độc đáo ấy. Cùng với các tác phẩm như “Một chuyến đi”, “Vang bóng một thời”… tùy bút “Người lái đò sông Đà” (in lần đầu có tên “Sông Đà”) rút từ tập tùy bút “Sông Đà” (1960) viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của Nguyễn Tuân là một minh chứng cho điều ấy.

Như trên tôi đã viết, hai điều mà tôi thấy thú vị ở Nguyễn Tuân, chính hai điều này đã đưa Nguyễn Tuân đến với thể tùy bút và thành công xuất sắc sau khi đã thử bút qua nhiều thể loại như thơ, bút ký, truyện ngắn hiện thực trào phúng. Nhận ra sở trường của mình, Nguyễn Tuân đã không ngừng nỗ lực hơn nữa để phát triển nó, rồi cuối cùng trở thành một nhà tùy bút lớn. Giữa ông và thể tùy bút đã có sự gắn bó bền chặt bởi những nét tương đồng về sự tự do, phóng túng. Đây là một thể loại hầu như không có phép tắc, quy phạm gì chặt chẽ. Nó mang tính chủ quan và chất trữ tình rất đậm. Và đặc biệt, nó là “lối văn độc tấu” được hấp dẫn chủ yếu bởi cá tính của chính người cầm bút. Đối với một con người mà ý thức cá nhân phát triển rất cao như Nguyễn Tuân thì thật không còn một thể loại nào thích hợp hơn.

Nhưng không phải mọi cá tính đều đươc yêu quý. Thể loại này, nghe qua tên gọi của nó thì tưởng là dễ viết, nhưng viết cho hay, cho cuốn hút thì chẳng dễ chút nào; bởi vì, để hấp dẫn độc giả, cá tính mà nó đòi hỏi phải là một cá tính độc đáo, phong phú và tài hoa thực sự. Những điều này Nguyễn Tuân đều có cả. Vì thế mà thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà”, một trong những áng văn tiêu biểu nhất của tập “Sông Đà” đã mau chóng đi vào lòng người đọc với những ấn tượng khó phai về một nét thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đồng thời, qua tác phẩm này, ta còn thấy được một nét có lẽ là rất riêng của phong cách tùy bút Nguyễn Tuân: tùy bút giàu chất ký, kết hợp nhuần nhuyễn cả tính chủ quan và chất trữ tình rất đậm của thể tùy bút với tính khách quan tỉ mỉ và chất trí tuệ, tự sự của thể ký. Tác phẩm giúp độc giả không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp văn chương mà còn được tiếp cận với kho tri thức khổng lồ của nhà văn.

Chỉ một đoạn trích trong sách giáo khoa, nhưng ta thấy sự am hiểu của Nguyễn Tuân về nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác cùng với văn chương. Nguyễn Tuân luôn có ý thức vận dụng con mắt của các ngành văn hóa nghệ thuật đó để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật ngôn từ. Ông còn sáng tạo nên những hình ảnh tinh tế, tài hoa, độc đáo dựa trên sự quan sát tỉ mỉ, trí tưởng tượng độc đáo, những liên tưởng, so sánh mới lạ được diễn đạt bằng một vốn ngôn ngữ phong phú, có giá trị tạo hình và biểu cảm cao. Tất cả những điều này được minh chứng rất rõ qua đoạn trích “Người lái đò sông Đà” (đoạn trích thuộc sách giáo khoa).

Thoạt tiên là tri thức về âm nhạc với bản hợp âm náo loạn, kinh khiếp của thác dữ: “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”, “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa”… Những cách ví von mới lạ, độc đáo cùng ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, giàu sức gợi và nhịp điệu câu văn nhanh, gấp, đã tác động mạnh vào tâm trí người đọc, liên tục đẩy âm thanh thác dữ đến hồi cao trào, quyết liệt nhất, để rồi, khi tất cả đã qua đi, người ta có cảm giác đầu óc mình đã căng quá độ, bây giờ thừ ra nghe “Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ”. “Sông nước lại thanh bình”.

Nếu như vẽ một cái biểu đồ tần số âm thanh sông Đà thì ta đã có một đường lên rất cao rồi đột ngột trở về với thanh ngang ghi âm của biểu đồ. Sau đó, ngòi bút tinh tế của Nguyễn Tuân lại giúp ta vẽ tiếp một đường đi xuống để diễn tả cái “lặng tờ” của cảnh vật ven sông Đà ở hạ lưu. Trong trường liên tưởng của mình, nhà văn như có thể xuyên thời gian, trở về quá khứ để cảm nhận: “Hình như từ đời Lý đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”, đến mức “thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê” để trở về với thực tại đôi bờ. Nhịp điệu câu văn như cũng trải ra theo cái vắng lặng rất nên thơ của dòng sông. Nguyễn Tuân, bằng tài nghệ và cá tính của mình đã lôi kéo tâm thức người đọc miên man theo rồi bất ngờ đánh thức họ bằng tiếng cá đập nước, âm thanh không phải dễ nghe thấy trong cuộc sống thường ngày. Chỉ có trong không gian tĩnh lặng này, nó mới có thể “đuổi mất đàn hươu vụt biến” và làm chúng ta choàng tỉnh. Tiếng động ấy đã khiến đường ghi âm nhích lên một chút, tạo một điểm nhấn thanh nhẹ rồi lại trả con sông ở hạ lưu về với vẻ “lặng tờ” vốn dĩ.

Song hành với âm thanh là hình ảnh. Bằng vốn hiểu biết phong phú về hội họa và điêu khắc, cùng trí tưởng tượng độc đáo và óc quan sát sắc sảo được diễn tả bằng vốn ngôn ngữ phong phú, điêu luyện, giàu giá trị tạo hình, nhà văn đã giúp ta mường tượng về độ cao hun hút khôn cùng của “đá bờ sông dựng vách thành” gợi lên nét hùng vĩ, hoang sơ, và cả sự ghê rợn nữa. Đặc biệt là khi “chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu” thì sức nước hẳn phải ghê gớm, dữ dằn lắm! Cách so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ của Nguyễn Tuân quả khiến người đọc cũng “thấy lạnh” như đang ngồi chung khoang đò qua quãng ấy với Nguyễn Tuân vậy. Vài nét vẽ mà thật giàu sức gợi!

Đọc thêm:  Công thức tính liên kết Pi - Công thức Hóa học 11 - Download.vn

Nước đã dữ, đá thác còn khó ưa hơn. Sức tưởng tượng đã được Nguyễn Tuân phát huy để tạo dáng hình cho từng khuôn mặt đá: đá to đá bé “Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”, lại có “những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt” hay “tiu nghỉu cái mặt xanh lè”.

Khắc xong lại tô vẽ. Nhà văn lôi hộp màu ngôn từ ra, mong truyền tải lại được một cách chân thực, sống động nhất vẻ đẹp con sông mà ông đã để tâm quan sát rất kĩ lưỡng. Nếu cái dữ dằn của đá khiến nó trở nên xấu xí, khó ưa thì cái dữ dằn của nước sông lại vô tình phát huy tác dụng của nắng khiến nó mang vẻ đẹp sang trọng, lấp lánh huyền ảo của một “Mặt sông trắng xóa”, “lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng”, lại “loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”, hay “sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi”. Chẳng hiểu sao đọc những dòng mô tả của Nguyễn Tuân, trong trí tôi lại liên tưởng đến chiếc váy lộng lẫy của Nữ thần mặt trời trong sử thi “Đam Săn”. Vả chăng lúc này, dòng sông cũng đẹp như thế!? Một vẻ đẹp khiến ta trầm trồ ngưỡng mộ. Rồi, nó lại khiến ta thương thầm trong những sắc màu bình dị nhưng mặn mà, mỗi mùa mỗi khác: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà từ từ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”.

Thảo nào Nguyễn Tuân không xót xa và phẫn nộ cho được khi “thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ”. Con sông lại hớp hồn ta bởi cái vẻ “tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Đẹp dịu dàng mà lại có vẻ như e ấp. Yêu quá đi thôi! Nhà văn hẳn cũng đã yêu tha thiết sông Đà nên mới sáng tạo được hình ảnh đẹp với liên tưởng độc đáo, tài hoa như thế. Lại còn tinh tế phát hiện những cảnh sắc tươi non, thơ mộng ven sông Đà khi đã về đến hạ lưu nữa chứ: “nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”, “Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”, “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi”. Còn cái so sánh này thì thật táo bạo, bất ngờ: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.

Đẹp quá phải không? Hấp dẫn quá phải không? Một bức tranh có hồn được dựng bởi ngòi bút văn chương. Cái chúng ta đang chiêm ngưỡng không chỉ là tác phẩm âm nhạc, hội họa, điêu khắc mà còn là một tác phẩm điện ảnh. Nhà văn khi thì “Ngồi trong khoang đò” quay cảnh đá bờ sông, chẹt lòng sông, khi thì “ngồi tàu bay” chiếu ống kính xuống để bao quát toàn cảnh. Còn với những cảnh quá nguy hiểm, không thể quay trực tiếp được, nhà văn lại huy động đến trí tưởng tượng để “ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy hút sông Đà” mà lia ngược ống kính lên để quay cận cảnh “một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp cả máy cả người quay phim cả người đang xem”. Ấy vậy mà đã truyền được cái hồn cốt của nó đến với độc giả. Điều này thật chỉ có “nhà quay phim” tài ba như Nguyễn Tuân mới làm nổi.

Ngoài ra, ông còn đưa vào tác phẩm của mình cả tri thức về văn học với những câu thơ của Wladyslaw Broniewski, Nguyễn Quang Bích, Lí Bạch, Tản Đà để góp phần khẳng định và tôn vinh vẻ đẹp sông Đà; đồng thời, khoác cho nó chút sắc màu bí ẩn qua câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh. Qua tất cả những nguồn tri thức đã huy động, có thể nói, nhà văn đã đầu tư rất kĩ vào con sông Đà. Nhưng xét đến cùng, bao vốn liếng đổ vào nó chẳng qua là để làm nền cho bức tượng đài về người lao động mới_ông lái đò_ hiện lên thật sừng sững, vững chãi. Thiên nhiên càng khắc nghiệt thì tác giả càng khắc họa được sinh động sự từng trải, mưu mẹo và gan dạ của ông lái đò. Lần này, tác giả đã sử dụng đến tri thức về khoa học quân sự và võ thuật để miêu tả thạch trận và cuộc vượt thác đầy cam go của ông lái. Người đọc tưởng thấy trước mắt một “trùng vi thạch trận” được bày bố công phu bởi những “chiến binh đá” hung ác và lão luyện.

Chúng biết dàn trận với “hàng tiền vệ” rồi “tuyến giữa”, “tuyến hai”…; thông thạo những chiến thuật đánh trận như “mai phục”, “dụ”, “đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm”…; đánh trận cũng rất xông xáo, dũng mãnh: “nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”; lại còn ngạo mạn “hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi”, thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào”… Đó là chưa kể chúng còn có sự hợp sức của nước thác cũng hiếu chiến, hung dữ và ma mãnh không kém: “Mặt nước hò la vang dậy… ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình… liều mạng vào sát nách mà đá trải mà thúc gối vào bụng và hông thuyền… đội cả thuyền lên… bám lấy thuyền như đô vật túm thắt não bạt”… Thế này thì ông lái nguy mất! Người đọc không khỏi băn khoăn lo lắng. Nhưng chứng kiến trọn vẹn cảnh vượt thác mới thấy ông không phải dễ bị “bắt nạt”. Sức dẻo dai của cơ thể cùng cái đầu cứng cỏi, bình tĩnh, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”, “thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở” đã giúp ông lái “xung trận” như một võ sĩ “trí dũng song toàn” lần lượt bẻ gãy các cuộc vây ráp, các đòn tấn công.

Từng động tác của ông mới nhanh gọn, dứt khoát làm sao: “tránh”, “đè sấn”, “lái miết một đường chéo”, “phóng thẳng”… Ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình, nhiều từ dùng mới mẻ cùng những ví von bất ngờ mà vô cùng chính xác đã được sử dụng để miêu tả thạch trận, đá thác, sóng thác, nước thác, bây giờ lại tiếp tục được vận dụng để tả những vận động không kém phần dữ dội, quyết liệt của ông lái và con thuyền: “nắm chặt lấy được cái bờm sóng… ông đò ghì cương lái”, “thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước”…

Bảo Nguyễn Tuân là nhà văn có cảm hứng đặc biệt đối với những gì gây cảm giác mãnh liệt quả không sai. Cứ xem cuộc vượt thác cam go mới rồi và một đối tượng mà ông miêu tả là con sông Đà thì biết. Nếu như cuộc vượt thác đã kéo căng dây thần kinh của ta trong một sự tập trung cao độ thì con sông Đà lại gây ấn tượng về sự “hung bạo và trữ tình” mà ở khía cạnh nào cũng lên đến trạng thái đỉnh điểm: ở thượng lưu thì tột đỉnh “hung bạo” với sự hợp sức của “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”, những muốn quật cho “tan tác” thuyền bè đi ngang, là thách thức vô cùng to lớn đối với những con người sông nước nơi đây; ấy thế mà, về đến hạ lưu nó lại tạo một phong cảnh tuyệt mĩ làm say đắm lòng người. Ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân đã thổi hồn vào con sông vô tri vô giác, để nó sống dậy, mang cả tính cách và tâm trạng, trở thành một “nhân vật” cụ thể với những tính cách đối lập nhau gay gắt, khi được ví như “thứ kẻ thù số một”, lúc lại như một “cố nhân”.

Thế rồi, đâu phải chỉ có con sông Đà là giành được niềm ưu ái của tác giả. Trên nền cảnh sông Đà, Nguyễn Tuân tiếp tục sử dụng những so sánh, liên tưởng tài hoa, ngôn ngữ phong phú, điêu luyện, giàu giá trị tạo hình, cùng sự vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác, đặc biệt là tri thức về quân sự và võ thuật trong quan sát, miêu tả hiện thực để xây tạo bức tượng đài về người lao động mới_ông lái đò_biết làm chủ thiên nhiên. Tuy là một người dân bình thường, nhưng trong công việc “bình thường” của mình, ông lái đã thực sự đạt đến độ điêu luyện, trở thành một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh. Vẫn khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, nhưng Nguyễn Tuân đã không chỉ nhìn thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở những nhân vật xuất chúng như Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” ông viết trước Cách mạng tháng Tám 1945, mà còn phát hiện thấy phẩm chất đó ở những con người bình thường nhất như ông lái đò trong “Người lái đò sông Đà” viết sau Cách mạng. Đây là sự ổn định lẫn sự vận động của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân ở hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám.

Một nét vận động khác của phong cách Nguyễn Tuân sau Cách mạng trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” là ông không đối lập xưa với nay, cổ với kim nữa, mà tìm thấy sự gắn bó giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều này đã được thể hiện phần nào qua sự suy tưởng của nhà văn trên mạch tĩnh lặng của cảnh vật trên sông Đà nơi hạ lưu. Nhà văn men theo bờ tĩnh lặng của hiện tại để tìm về quá khứ nhận thấy sự gắn bó: “Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”; rồi cũng lại từ cái tĩnh lặng của hiện tại mà hướng đến tương lai với “tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ_Yên Bái_Lai Châu”. Câu hỏi của “con hươu thơ ngộ”: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?” còn như gián tiếp nói lên niềm tin của Nguyễn Tuân vào tương lai ấy, cái niềm tin mà trước Cách mạng Nguyễn Tuân chưa bao giờ có được.

Chẳng biết tôi có đủ năng lực để ưa thích văn Nguyễn Tuân_một lối văn kén chọn độc giả? Nhưng “Người lái đò sông Đà” quả đã thể hiện khá đầy đủ về phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân; đồng thời, qua đó, ta còn thấy được tình yêu của ông đối với thiên nhiên và con người Tây Bắc, mà sâu hơn là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Mặc dù một số bài viết của ông còn có nhược điểm như mạch văn quá phóng túng theo lối tùy hứng, khó theo dõi; nhiều đoạn ham phô bày kiến thức và tư liệu khiến người đọc cảm thấy nặng nề, nhưng điều đó cũng không ngăn được sức hấp dẫn của văn Nguyễn Tuân đối với rất nhiều độc giả, bởi mỗi tác phẩm ra đời đều chất chứa bao tâm huyết, mang cả trái tim và khối óc của nhà văn.

Vì sự đầu tư kĩ lưỡng, công phu ấy, Nguyễn Tuân quả đã xem nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, và cũng chẳng có gì là khó hiểu nếu một nhà văn tài ba như ông thấy đó là một sự “khổ hạnh”. Nguyễn Tuân đã có đóng góp không nhỏ cả về mặt thể loại và ngôn từ cho văn học Việt Nam.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Đặc sắc phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào qua tùy bút Người lái đò Sông Đà. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 12 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 12

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài tiêu biểu:

  • Người lái đò sông Đà
  • Soạn văn 12 bài: Người lái đò sông Đà
  • Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Người lái đò sông đà
  • Soạn bài lớp 12: Người lái đò sông Đà

Lịch thi THPT Quốc Gia 2023

Xem chi tiết lịch thi: Lịch thi THPT Quốc Gia 2023

Gửi đề thi để nhận lời giải ngay: https://www.facebook. com/com.VnDoc

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button