Phân tích ý nghĩa giáo dục trong truyện Mẹ hiền dạy con – Thủ thuật

Đề bài: Phân tích ý nghĩa giáo dục trong truyện Mẹ hiền dạy con

phan tich y nghia giao duc trong truyen me hien day con

Phân tích ý nghĩa giáo dục trong truyện Mẹ hiền dạy con

I. Dàn ý Phân tích ý nghĩa giáo dục trong truyện Mẹ hiền dạy con (Chuẩn)

II. Bài văn mẫu Phân tích ý nghĩa giáo dục trong truyện Mẹ hiền dạy con (Chuẩn)

Ông ta vẫn có câu rằng: “Dạy con từ thuở còn thơ”, nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của thời điểm dạy dỗ con cái, cũng như vai trò của bậc cha mẹ trong việc giáo dục. Trong truyện ngắn Mẹ hiền dạy con bằng những mẩu chuyện nho nhỏ giữa hai mẹ con thầy Mạnh Tử, chúng ta nhận ra được nhiều điều về cung cách nuôi dạy con cái, cách suy nghĩ thấu đáo của người mẹ. Chính nhờ cách nuôi dạy tuyệt vời ấy đã là bước đệm khiến cho Mạnh Tử trở thành bậc hiền triết được người đời kính trọng mãi về sau này, thì công của người mẹ quả thực đóng vai trò vô cùng to lớn.

Sự kiện đầu tiên, ấy là nhà thầy Mạnh Tử vốn ở gần nghĩa địa, suốt ngày thấy cảnh tang thương, kêu khóc, đắp mồ, chôn mả, thì ông bắt chước làm theo. Người mẹ nhận thấy rằng đó chẳng phải chốn có thể sinh sống lâu dài, bởi những cảnh ấy chỉ khiến con mình thêm u sầu, làm những việc dại dột, học hành thì chẳng tới đâu, mai này sẽ khó nên người. Mẹ Mạnh Tử quyết định dời đến nơi mới để con tránh xa chỗ u uất, chết chóc, làm hại tâm hồn con. Nhưng lần chuyển nhà này cũng không mang đến kết quả như ý muốn, nơi hai mẹ con chuyển đến là chỗ chợ đông người, hỗn tạp, ngày ngày thấy tiếng buôn bán ỏm tỏi. Sống trong môi trường đầy thị phi, phức tạp ấy, Mạnh Tử bắt chước nô nghịch đảo điên, chẳng quan tâm đến sách vở.

Đọc thêm:  Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong

Tuy mới chuyển nhà không lâu, nhưng thấy cớ sự vậy bà mẹ cũng chẳng dám để con ở gần chợ lâu, bởi chỗ ồn ào, náo nhiệt chẳng thích hợp với một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, chỉ tổ dạy hư con cái mình mà thôi. Lần này bà quyết tâm chuyển nhà đến gần trường học, may thay thấy bạn bè chăm chỉ cắp sách đi học Mạnh Tử cũng bắt chước chăm chỉ học hành. Người mẹ thấy vậy mới yên tâm nghĩ thầm trong bụng “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”. Từ 2 lần chuyển nơi ở của bà mẹ, ta nhận ra một điều rằng, môi trường sinh sống rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, bởi chúng là lứa tuổi hiếu động, lại tò mò, thích bắt chước, nếu chọn những nơi ở không phù hợp sẽ dễ nhiễm thói xấu mà đổ đốn. Việc mất công chuyển nhà của người mẹ, cũng là tấm lòng yêu thương con hết mực, một lòng lo nghĩ cho tương lai của con mình, cũng thể hiện được sự thông minh sáng suốt trong quá trình nuôi dạy con cái của người mẹ.

Sự kiện tiếp theo ấy là việc Mạnh Tử hỏi nhà hàng xóm giết lợn làm gì, vô tình bà mẹ hứng trí lỡ đùa rằng là giết cho Mạnh Tử ăn, nhưng với đầu óc nhanh nhạy, người mẹ lập tức thấy mình đã sai lầm, bởi đã dối gạt con, dù không cố ý. Thế nên để giải quyết cớ sự bà đã mua thịt lợn về thật. Sự kiện này khiến chúng ta nhận ra một điều rằng, thân làm cha mẹ, là người lớn thì phải là tấm gương sáng cho con cái noi theo, chớ bạ đâu nói đấy, không cẩn trọng dễ khiến trẻ nhỏ bắt chước thói xấu. Bởi trong tiềm thức đứa trẻ người lớn đã làm thì ắt là đúng, chúng không hề có sự chọn lọc nào ở đây cả. Đặc biệt với vấn đề nói dối, người lớn phải thành thực với con trẻ, đã hứa thì phải làm, chớ nuốt lời, bằng không chúng sẽ bắt chước dẫn tới hình thành nhân cách xấu. Cách xử lí của người mẹ trong trường hợp này quả thật rất thông minh và nhanh nhạy, biến lời nói dối thành sự thực luôn là cách giải quyết chu toàn nhất.

Đọc thêm:  [SGK Scan] Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) - Sách Giáo Khoa

Sự kiện cuối, ấy là có lần Mạnh Tử bỏ học về nhà rong chơi, bà mẹ thấy thế thì không tức giận mà chỉ dùng kéo cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, nói rằng: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đi vậy”. Không mắng nhiếc không nổi giận, nhưng hành động dứt khoát cùng một ví dụ so sánh chân thực đến vậy sẽ dễ dàng khắc sâu vào tâm trí của một đứa trẻ. Điều đó không những nhẹ nhàng để chúng hiểu ra mà cũng khiến chúng phải nể sợ, đối với con trẻ không phải cứ roi vọt mà thành người, quan trọng là phương thức dạy bảo như thế nào. Dùng hành động thực tiễn làm ví dụ chính là thứ khiến chúng nhớ lâu và thấm thía hơn so với việc đánh mắng nhiều lần. Sự kiên quyết và dứt khoát của người mẹ cũng là một bài học đối với các bậc phụ huynh, con cái dạy dỗ nhẹ nhàng nhưng cũng không thể nuông chiều thái quá, sai phải uốn nắn, bởi nếu cứ chiều theo chúng thì chúng sẽ có nguy cơ tái phạm lần tiếp theo, chi bằng cắt đứt cái ý nghĩ ấy ngay từ đầu là tốt hơn cả.

Truyện ngắn Mẹ hiền dạy con tuy chỉ quanh quẩn vài ba sự kiện chính, rất ngắn gọn nhưng lại khiến chúng ta ngộ ra nhiều điều từ cung cách dạy con của người xưa. Đó là một tấm gương sáng về tình yêu thương con, mong muốn mọi sự tốt đẹp cho đứa con của người mẹ. Nhìn vào cách xử lí rất thông minh và sáng suốt của người mẹ ta mới thấm thía câu nói “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”, bởi Mạnh Tử sau thật sự đã trở thành một bậc hiền tài làm rạng danh tổ tiên.

Đọc thêm:  Suy nghĩ của em về mẹ | Bài văn hay nói lên cảm nghĩ về người mẹ

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-y-nghia-giao-duc-trong-truyen-me-hien-day-con-47503n.aspx Các em vừa cùng tìm hiểu ý nghĩa giáo dục trong truyện Mẹ hiền dạy con, để củng cố thêm kiến thức về tác phẩm và có thêm nhiều gợi ý hay cho quá trình viết bài, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Sơ đồ tư duy Mẹ hiền dạy con, Cảm nghĩ của em sau khi học xong câu chuyện Mẹ hiền dạy con, Cảm nghĩ về truyện Mẹ hiền dạy con, Soạn bài Mẹ hiền dạy con.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button