Bit Là Gì? Byte Là Gì? Phân Biệt Hai Khái Niệm Bit Và Byte
1. So sánh Bit và Byte
1.1. Bit là gì?
Đây là đơn vị nhỏ nhất dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính. Bit là tên viết tắt của Binary digit dùng để đo tốc độ truyền tải của thông tin qua mạng, bit là đơn vị cơ bản của thông tin theo hệ cơ số nhị phân (0 và 1).
Bit – Đơn vị đo lường của máy tính
Làm sao để biết máy tính bao nhiêu bit?
Máy tính windows có 2 loại là Windows 32bit và 64bit. Tuy nhiên, với nhiều người mới làm quen với máy tính, họ rất khó để xác định máy tính của mình thuộc loại nào. Nếu bạn cũng đang gặp phải rắc rối này thì có thể làm theo cách sau nhé:
– Cách 1: Click chuột phải vào My Computer > chọn Properties và xem tại mục System Type.
– Cách 2: Vào ổ C nếu thấy có thư mục Program Files (x86), tức là máy tính của bạn đang chạy Windows 64bit, nếu chỉ có thư mục Program Files thì máy bạn là Windows 32bit.
– Cách 3: Nhấn tổ hợp phím tắt Start + R và điền msinfo32 vào sau đó nhấn Enter. Một cửa sổ mới sẽ mở ra và bạn sẽ nhìn được toàn bộ thông tin của hệ thống.
– Cách 4: Sử dụng phần mềm 64bit-checker để kiểm tra. Đây là một phần mềm máy tính khá nhỏ gọn và miễn phí.
1.2. Byte là gì?
Đây là một đơn vị lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ máy tính. Nếu bit là đơn vị nhỏ nhất dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính thì byte cũng là đơn vị bộ nhớ nhỏ nhất được xử lý trong hệ thống máy tính.
1 byte được thể hiện 256 giá trị trạng thái của thông tin. Điều này có nghĩa, 1 byte được biểu diễn từ số 0 – 255. 1 byte chỉ biểu diễn 1 ký tự, 10 byte đương đương gần 1 từ, và 100 byte tương đương khoảng 1 câu có độ dài ở mức trung bình.
1.3. Vậy 1 byte bằng mấy bit?
1 byte = 8 bit. Danh sách sau sẽ cho bạn thấy mối quan hệ của các đơn vị dữ liệu dựa trên 2 đơn vị bit và byte.
2. Phân biệt trường hợp sử dụng byte và bit là gì?
Thực tế, byte được sử dụng để biển thị dung lượng của các thiết bị lưu trữ, còn bit được dùng để thể hiện tốc độ truyền tải dữ liệu của thiết bị lưu trữ, mạng internet. Bên cạnh đó, bit còn được sử dụng để hiển thị khả năng tính toán của CPU và các chức năng khác.
– Từ viết tắt của byte là B, còn bit là b, và 8 bit ghép thành 1 byte. Khi đổi từ bit sang giá trị byte, chúng ta phải chia giá trị bit cho 8.
Ví dụ:
1 Gb (Gigabit) = 0.125 GB (Gigabyte) = 125 MB.
Hay một ví dụ khác là mạng di động 4G LTE Cat 6 phổ biến tại Hàn Quốc có tốc độ 300 Mbps (tức tốc độ truyền tải dữ liệu 300 megabit mỗi giây). Như vậy, về mặt lý thuyết thì thông lượng tối đa của mạng truyền tải có thể đạt đến 37.5 MBps (37.5 megabyte mỗi giây).
– Những tiền tố Kilo, Mega (viết tắt là M), Peta (viết tắt là P), Exa (viết tắt là E), Giga (viết tắt là G), Tera (viết tắt là T), Zetta (viết tắt là Z), Yotta (viết tắt là Y) được ghép vào trước bit và byte để thể hiện các đơn vị lớn hơn của chúng theo thứ tự tăng dần. Đối với Kilo, nếu trong hệ thập phân thì viết tắt là k, còn trong hệ nhị phân sẽ được viết tắt là K.
– Khi chuyển đổi, người dùng cần lưu ý phân biệt hệ thập phân (Decimal) với hệ nhị phân (Binary). Thực tế, để không bị nhầm lẫn, một số tổ chức như ISO, IEC, JEDEC đề nghị dùng thuật ngữ thay thế kilo là kibibyte (viết tắt là KiB), mebibyte (viết tắt là MiB), gibibyte (viết tắt là GiB), tebibyte (viết tắt là TiB) để do lường dữ liệu bộ nhớ của máy tính theo hệ nhị phân.
Theo cách này, 1 KB = 1000 byte sẽ còn là 1KB = 1024 byte. Tương tự, 1MB = 1000 KB = 1,000,000 byte sẽ còn 1 MiB= 1024 KiB = 1,048,576 byte.
*Lưu ý: Đơn vị KiB, MiB, GiB, TiB chỉ hỗ trợ cho các hệ thống mới nhất. Trong khi đó, những hệ thống cũ vẫn sử dụng KB, MB, GB, TB…
>> Tóm lại: Bit là để đo tốc độ đường truyền qua mạng, đơn vị là Kbps (kilobit per second), Mbps (Megabit per second), Gbps (Gigabit per second). Còn Byte là để đo dung lượng của file lưu trữ, đơn vị là KB (Kilobyte), MB (Megabyte), GB (Gigabyte).
3. Cách chuyển đổi từ bit sang byte và ngược lại
Theo tiêu chuẩn của quốc tế thì Bit được viết tắt là “b” còn Byte được viết tắt là “B”. Để chuyển đổi từ bit sang byte thì ta lấy số đó chia cho 8. Ví dụ 1b = 0.125B, còn để chuyển đổi từ byte sang bit thì ta lấy số đó nhân với 8. Ví dụ 1B = 8b.
Ngoài ra người ta còn dùng các thông số khác như Mega, Giga, Tera, Peta… để biểu diễn các đơn bị lớn hơn của bit và byte. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn thì dưới đây là bảng quy đổi từ byte sang các đơn vị khác:
1 Byte = 8 Bits, như vậy, với 1 file có dung lượng 10MB, chỉ mất 1 giây để truyền từ máy A sang máy B, chúng ta sẽ thấy đường truyền từ máy A sang máy B có tốc độ 80Mbps (10MB x 8 = 80Mbps).
>> Xem thêm: 3 cách kiểm tra địa chỉ IP website, thông tin tên miền đơn giản nhất
4. Dung lượng ổ cứng
Để giải thích rõ hơn cho chức năng của byte là đơn vị dùng để lưu trữ các dữ liệu trong máy tính thì chúng ta có thể vào xem dung lượng ổ cứng trong máy tính. Ví dụ ở đây mình có ổ C:
- – Capacity là tổng dung lượng ổ cứng (97,6 GB)
– Free space là dung lượng còn lại (7.19 GB)
– Used space là dung lượng đã sử dụng (90.4 GB)
*Hỏi nhỏ: Bạn có biết, dung lượng trong dịch vụ máy chủ riêng là bit hay byte không?
5. Tốc độ truyền tải của dữ liệu
Năm 2001, chuẩn giao tiếp SATA có mặt tại thị trường và trở nên phổ biến, được sử dụng cho những thiết bị lưu trữ bên trong máy tính như ổ cứng, ổ quang, ổ SSD. Kể từ khi ra đời đến nay, SATA trải qua 3 phiên bản với phiên bản sau có tốc độ nhanh hơn phiên bản trước. Cụ thể, SATA 1.0 đạt tốc độ 1.5Gb/s (Gigabit mỗi giây), SATA 2.0 có tốc độ 3 Gb/s, cuối cùng tốc độ truyền tải dữ liệu của SATA 3.0 là 6 Gb/s.
Khi đổi từ Gb/s sang MB/s (tức megabyte mỗi giây), tốc độ truyền tải dữ liệu của 3 phiên bản SATA sẽ là 192 MB/s, 384 MB/s, 768 MB/s. Tuy nhiên, cũng có một vài trang web thể hiện tốc độ truyền tải của SATA 1.0 là 150 MB/s, SATA 2.0 là 300 MB/s, cuối cùng SATA 3.0 là 600 MB/s.
Thực chất, có sự khác biệt này là do phương thức tuyền dữ liệu. Chuẩn SATA sử dụng kỹ thuật mã hóa 8b/10b (tức là sắp mã theo byte, trong đó 1 byte dữ liệu sẽ được thêm 1 – 2 bit). Trong khi đó, thông tin truyền nhận sẽ bao gồm dữ liệu thực tế; các thông tin xác thực, đảm bảo sự toàn vẹn dữ liệu trong quá trình gửi. Do đó, khi loại bỏ số bit của các thông tin gán thêm, tốc độ truyền tải thực tế của dữ liệu theo chuẩn SATA 1.0, SATA 2.0, SATA 3.0 sẽ tương ứng là 150MB/s, 300 MB/s và 600 MB/s.
Tương tự như chuẩn SATA, chuẩn giao tiếp PCI Express thế hệ 1.0 và 2.0 cũng dùng kỹ thuật mã hóa 8b/10b. Còn PCI Express 3.0 sử dụng kỹ thuật Scrambling, tức dùng hàm nhị phân để hiển thị luồng dữ liệu. Nhờ thế, PCI Express 3.0 có hiệu năng gấp đôi so với PCI Express 2.0, trong khi nó chỉ cần tốc độ bit 8GT/s (gigatransfer/giây) thay vì cần đến 10 GT/s như thế hệ trước.
6. Tốc độ truyền tải thông tin
Hiện nay đa số tốc độ truyền tải thông tin được đo bởi 2 loại đơn vị là Mbps (megabit trên giây) và MBps (megabyte trên giây). Các bạn lưu ý cách viết chữ hoa, chữ thường:
– Mb là tên viết tắt của Megabit
– Còn MB là tên viết tắt của Megabyte, chúng hoàn toàn khác nhau.
Sự khác nhau giữa Mb và MB là gì? Về cơ bản nhìn chúng có vẻ không có gì khác biệt nhưng khi áp dụng vào tính toán những thứ như tốc độ của Internet, dung lượng ổ cứng hoặc của một tập tin, thư mục… thì chúng lại khác nhau rất nhiều. Mb được dùng để nói về lưu trữ số. Mbps thường được dùng để nói đến tốc độ truyền dữ liệu số.
Ngoài Mbps, Kbps cũng là đơn vị đo lường được nhiều người quan tâm. Vậy Kbps là gì? Kbps =kilobit per second, là đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu, thường được dùng để đo băng thông của dịch vụ Internet dân dụng.
– 1 Mbps tương đương với 1.000 kilobit (Kbps) trên giây hoặc 1.000.000 bit trên giây (bps).
Đối với mạng mà chúng ta đang sử dụng thì thường dùng đơn vị là Mbps. Ví dụ tốc độ download của mạng mình đang sử dụng là 28.68 Mbps (tương đương với 3.585 MBps). Nếu muốn sử dụng đường truyền tốc độ cao, thì có thể thuê đường truyền gói Doanh nghiệp hoặc dành cho quán game. Cũng có thể thuê vps giá rẻ là có thể sử dụng Windows có tốc độ mạng cao (từ 100Mbps).
BẢNG THỐNG KẾ CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG CƠ BẢN
Dưới đây là bảng thống kê các đơn vị đo lường cơ bản giúp các bạn đọc giả có thể trả lời cho các câu hỏi: “1 kb bằng bao nhiêu byte”, “1 megabyte bằng bao nhiêu byte”, “1 kilobyte bằng bao nhiêu byte”, “10mb bằng bao nhiêu kb”,…
1 Byte
8 Bits
1KB (Kilobyte)
1024B (Bytes)
1MB (Megabyte)
1024KB (Kilobytes)
1GB (Gigabyte)
1024MB (Megabytes)
1TB (Terabyte)
1024GB (Gigabytes)
1PB (Petabyte)
1024TB (Terabytes)
1EB (Exabyte)
1024PB (Petabytes)
1ZB (Zettabyte)
1024EB (Exabytes)
1YB (Yottabyte)
1024ZB (Zettabytes
Qua bảng trên, chắc chắn bạn đã biết MB và GB cái nào lớn hơn rồi phải không nào?
>>Xem thêm: Công nghệ RAID raid 0, raid 1, raid 5, raid 6, raid 10
7. Một số câu hỏi thường gặp
– MB là viết tắt của từ gì?
MB là từ viết tắt của Megabyte (nó hoàn toàn khác với với Mb, là một từ viết tắt của megabit – đơn vị dùng để đo tốc độ upload và download dữ liệu) được đặt tên vào năm 1970. Megabyte là một đơn vị thông tin, hay dung lượng tin học. Tùy vào từng ngữ cảnh mà 1 MB sẽ tương đương 10002 byte, hay 10242 byte. Thực tế, cũng có một số trường hợp hiếm gặp thì MB được sử dụng để chỉ 1000×1024 bytes.
– KB với MB cái nào lớn hơn?
Như đã đề cập ở trên, 1 KB tương đương 1024 B, còn 1 MB bằng 1024 KB. Vì vậy, MB lớn hơn gấp nhiều lần so với KB.
– GB và MB cái nào lớn hơn?
GB là đơn vị đo lớn hơn MB vì 1 GB = 1024 MB.
8. Lời kết
Mong rằng qua bài viết này thì Hosting Việt có thể giúp các bạn phân biệt được 2 khái niệm bit và byte, biết chúng được sử dụng ở đâu, để làm gì… Từ đó sẽ giúp các bạn hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Hi vọng, bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, góp phần giúp tăng trải nghiệm lướt web. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy comment ngay bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ nhé!
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!