FeCO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + CO2 + H2O – VnDoc.com

FeCO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + CO2 + H2O được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc cân bằng phương trình oxi hóa khử, bằng phương pháp thăng bằng electron. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi bài tập liên quan.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số phương trình liên quan:

  • FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
  • Fe3O4 + H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O
  • FeS2 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
  • Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

1. Phương trình phản ứng FeCO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + CO2 + H2O

2. Điều kiện phản ứng hóa học giữa FeCO3 và H2SO4 xảy ra

Nhiệt độ thường

3. Cân bằng phản ứng FeCO3 + H2SO4 bằng phương pháp thăng bằng electron

Fe+2CO3 + H2S+6O4 → Fe+32(SO4)3 + S+4O2 + CO2 + H2O

Quá trình oxi hóa : 2x

Quá trình khử: 1x

Fe+2 → Fe+3 + 1e

S+6 + 2e → S+4

Đặt hệ số thích hợp ta được

2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2 + 4H2O

4. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Đốt cháy FeS tạo ra sản phẩm là Fe2O3 và SO2 thì một phân tử FeS sẽ

A. nhận 7 electron.

B. nhận 15 electron.

C. nhường 7 electron.

D. nhường 15 electron.

Câu 2. Cho lần lượt các chất sau: Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4, Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá – khử là:

Đọc thêm:  Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O - VnDoc.com

A. 5

B. 6

C. 4

D. 7

Câu 3. Cho sơ đồ phản ứng: FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O. Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất các chất là bao nhiêu?

A. 7.

B. 9.

C. 14.

D. 25

Câu 4. SO2 + KMnO4 + H2O→ K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. (Hệ số là những số nguyên tối giản). Số phân tử KMnO4 bị khử là bao nhiêu?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 5. Những nhận định sau về kim loại sắt:

(1) Kim loại sắt có tính khử trung bình.

(2) Ion Fe2+ bền hơn Fe3+.

(3) Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội.

(4) Quặng manhetit là quặng có hàm lượng sắt cao nhất.

(5) Trái đất tự quay và sắt là nguyên nhân làm Trái Đất có từ tính.

(6) Kim loại sắt có thể khử được ion Fe3+.

Số nhận định đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 6. Có 4 dung dịch đựng riêng biệt: (a) HCl; (b) CuCl2; (c) FeCl2; (d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 0

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 7. Sắt(III) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ. Công thức của sắt(III) hiđroxit là

A. Fe(OH)2.

B. Fe(OH)3.

C. FeCO3.

D. Fe3O4.

Câu 7. Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?

A. Fe

B. Zn

C. Cu

D. Mg

Đọc thêm:  Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại

Câu 8. Cho các cặp chất sau: (a) Fe + HCl; (b) Zn + CuSO4; (c) Ag + HCl (d) Cu + FeSO4; (e) Cu + AgNO3; (f) Pb + ZnSO4. Những cặp chất xảy ra phản ứng là:

A. a, c, d.

B. c, d,e, f.

C. a,b, e

D. a, b, c, d, e, f.

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc phương trình phản ứng oxi hóa khử: FeCO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + CO2 + H2O. Hy vọng giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập, vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập phương trình liên quan.

Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,….

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button