TOP 14 Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Văn năm 2022 – Download.vn

Bộ đề thi giữa kì 1 Văn 10 năm 2022 – 2023 tuyển chọn 14 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10 được áp dụng với cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và sách Cánh diều.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi giữa học kì 1 sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 14 đề kiểm tra Văn 10 giữa kì 1 năm 2022 – 2023 sách mới, mời các bạn lớp 10 cùng theo dõi tại đây.

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2022 sách Chân trời sáng tạo

Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 10

PHÒNG GD&ĐT…..

TRƯỜNG THPT……..

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIŨA KỲ I NĂM 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn/ Thơ/ Văn nghị luận.

3

4

1

2

60%

2

Viết

Viết được một bài văn nghị luận xã hội

1

1

1

1

40%

Tổng

15

5

25

15

30

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2022

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

Tuổi thơ chở đầy cổ tíchDòng sông lời mẹ ngọt ngàoĐưa con đi cùng đất nướcChòng chành nhịp võng ca dao.

Con gặp trong lời mẹ hátCánh cò trắng, dải đồng xanhCon yêu màu vàng hoa mướp“Con gà cục tác lá chanh”.

Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi, trong lời mẹ hátCó cả cuộc đời hiện raLời ru chắp con đôi cánhLớn rồi con sẽ bay xa.

(Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)

Chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.C. Phong cách ngôn ngữ chính luận.D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. nghị luận.B. tự sự.C. biểu cảmD. miêu tả.

Câu 3. Ở văn bản này, người con đã gặp trong lời mẹ hát những hình ảnh quen thuộc nào?

A. Cánh cò trắng, dải đồng xanhB. Màu vàng hoa mướp, con gà cục tác lá chanhC. Có cả cuộc đời hiện raD. Cả A,B,C đều đúng

Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ :

Thời gian chạy qua tóc mẹ

A. So sánhB. Nói quáC. Nhân hóaD. Hoán dụ

Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung chính của lời thơ sau:

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

A. Gợi hình ảnh người mẹ vất vả.B. Tình yêu thương của người con đối với mẹ.C. Thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹD. Tình thương của người mẹ đối với con.

Câu 6. Lời thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị lời ru của mẹ?

A. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn naoB. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa .C. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngàoD. Con gặp trong lời mẹ hát/ Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Câu 10. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản?

A. Đề cập đến ý nghĩa lời ru của mẹ, đồng thời thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đối với công ơn của mẹ.B. Đề cập đến hình bóng người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.C. Đề cập đến những năm tháng tuổi thơ của tác giả cùng người mẹ tảo tần.D. Đề cập đến tấm lòng người mẹ.

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Theo em, lời ru của mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển tâm hồn của người con?

Câu 9. Hình ảnh người mẹ ở văn bản trên gợi cho anh/chị những cảm xúc gì?

Câu 10. Nhà thơ Trương Nam Hương đã gửi gắm thông điệp gì từ văn bản trên?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Đọc văn bản:

Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại – nhất là thất bại trong các mối quan hệ – thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn… Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa… Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 – Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)

Thực hiện yêu cầu:

Từ văn bản trên, anh/ chị viết một bài văn nghị luận bàn về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống (khoảng 500 chữ).

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10

PhầnCâuNội dungĐiểmIĐỌC HIỂU6,01B

0,5

2C

0,5

3D

0,5

4C

0,5

5C

0,5

6B

0,5

10A

0,5

8

– Lời ru của mẹ rất quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc đời người con. Lời ru giúp con lớn lên khôn lớn, trưởng thành bay xa. Lời ru chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con….

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5

9

Gợi ý

Hình ảnh người mẹ trong bài thơ là một người mẹ đã tần tảo, vượt qua những khó khăn vất vả để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Vì vậy, hình ảnh ấy gợi lên nhiều cảm xúc trong lòng người đọc như:

+ Xúc động trước sự hi sinh của mẹ

+ Xót xa khi nhìn thấy mẹ già đi theo năm tháng

+ Yêu thương, trân quý, cảm phục sự hi sinh một đời của mẹ cho con cái.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0

10

Gợi ý thông điệp gửi gắm từ văn bản:

– Hãy luôn biết trân quý tình mẫu tử thiêng liêng/ trân quý tình cảm gia đình

– Luôn biết ơn công ơn dưỡng dục của mẹ cha

– Hãy phát huy những khúc hát ru để nuôi dưỡng tinh thần trẻ thơ…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,105 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

Đọc thêm:  Bài 2 trang 110 SGK Ngữ văn 10 tập 2 - Đọc Tài Liệu

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, kết bài khái quát được vấn đề nghị luận.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới những vấn đề sau:

2.5

– Văn bản nói đến những thử thách của tuổi trẻ và khuyên tuổi trẻ cần có niềm tin trong cuộc sống.

– Giải thích: niềm tin là thứ bạn cảm nhận, tin tưởng vào một điều gì đó và mong muốn nó sẽ xảy ra theo cách mà bạn suy nghĩ.

– Phân tích, đánh giá, bàn bạc: Đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc đời, chúng ta thường nản lòng, chùn bước. Niềm tin có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.

+ Niềm tin sẽ giúp ta mạnh mẽ, bản lĩnh để vượt qua tất cả.

+ Niềm tin là động lực giúp bạn hoàn thành những mong muốn, dự định và đạt được mục tiêu của mình. Nó có thể định hướng và quyết định những hành động đúng đắn của bạn.

+ Niềm tin tạo ra năng lượng tích cực giúp bạn xóa bỏ những rào cản, tăng lòng nhiệt huyết, phát huy những năng lực và hành động khác của bản thân.

– Phê phán những người sống thiếu niềm tin: thường cảm giác bất an lo lắng, thiếu năng lượng, thiếu nỗ lực khiến bản thân buông xuôi.

– Bài học: Không có niềm tin thì cuộc sống sẽ vô nghĩa. Vì vậy, cần có niềm tin và hy vọng bạn sẽ thành công và hạnh phúc. Trước khi tin vào điều gì đó thì hãy tin vào chính bạn.

Hướng dẫn chấm:

– Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,105 điểm.

– Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,105 điểm. .

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

I + II

10

Đề thi giữa kì 1 Văn 10 năm 2022 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 10

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………

TRƯỜNG THPT………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2022-2023

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 1

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trước khi có Trời đất, vũ trụ chỉ là một khối khí hỗn độn, trong đó không có ánh sáng và âm thanh. Tại trung tâm có một cục đá lớn đã thọ khí Âm Dương chiếu diệu rất lâu đời, nên đã thâu được các tính linh thông của vũ trụ mà tạo thành thai người. Sau 10 tháng 16 ngày (có tích là qua 18.000 năm thai nghén), đúng giờ Dần, một tiếng nổ vang, khối đá linh ấy nứt ra, một vị Linh Chân hy hữu ra đời, là Thần mang hình hài như con người được gọi là Bàn Cổ. Ngài cảm thấy không gian này vô cùng chật chội, liền dùng một cái rìu phá tan khối hỗn độn. Khối hỗn độn ấy mở ra, chia làm hai phần: phần nhẹ mà trong mỗi ngày đều bay lên cao, vì thế hình thành bầu trời; phần nặng mà đục mỗi ngày đều rơi xuống thấp, vì thế hình thành mặt đất. Giữa Trời và Đất, Bàn Cổ cũng mỗi ngày lớn lên một trượng. Ngài càng lớn càng cao, trở thành đầu đội trời, chân đạp đất, một người cao lớn không ai sánh nổi.

Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng. Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần. Thuở đó Trời Ðất còn mờ mịt. Ngài ước cho phân biệt Trời Ðất thì nhân vật mới hóa sinh được. Ngài ao ước vừa dứt tiếng thì sấm nổ vang, Thiên thanh, Ðịa minh, vạn vật sinh ra đều có đủ cả. Ngài liền chỉ Trời là Cha, chỉ Ðất là Mẹ, muôn dân là con. Ngài chính là tôn chủ sáng lập thế gian, nên cũng gọi Ngài là Thái Thượng Ðạo Quân. Ngài tự xưng là Thiên tử, tức là con Trời, cai trị muôn dân. Ngài là vị vua đầu tiên của cõi thế gian nên gọi Ngài là Hỗn Độn thị.

Tương truyền, Bàn Cổ có ba người con là Phục Hy, Nữ Oa, và Hoa Tư

Bàn Cổ thọ được 18.000 tuổi rồi quy tiên. Khi Ngài chết, mắt trái biến thành mặt trời, mắt phải biến thành mặt trăng, máu biến thành sông, mỡ biến thành biển, râu tóc biến thành thảo mộc, thịt biến thành đất đai, tóc biến thành tinh tú, da biến thành cây cỏ, xương cốt và răng biến thành vàng đá, tinh túy biến thành châu ngọc, mồ hôi biến thành mưa. Đầu Ngài biến thành Đông Nhạc Thái Sơn, hai chân biến thành Tây Nhạc Hoa Sơn, ngực và bụng biến thành Trung Nhạc Tùng Sơn, vai trái biến thành Nam Nhạc Hoành Sơn, tay phải biến thành Bắc Nhạc Hằng Sơn.

(Theo Thần thoại Trung Quốc- Nguồn: Internet)

Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thời gian thần thoại, không gian thần thoại của văn bản.

Câu 2. (1.0 điểm) Xác định cốt truyện và nhân vật của văn bản.

Câu 3. (1.0 điểm) Chỉ ra phép tu từ trong câu văn sau và nêu tác dụng: “Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng.”

Câu 4. (1.0 điểm) Nêu ý nghĩa của truyện thần thoại trên.

PHẦN 2: LÀM VĂN (6.0 điểm) Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn sau:

Câu chuyện Kiến giết Voi

Trong một khu rừng rậm có một con voi rất hung dữ. Gặp bất kì loài vật nào, Voi cũng dùng đôi ngà ghê gớm của mình húc chết. Voi chưa chịu thua một loài vật nào. Vì vậy, càng ngày Voi càng kiêu ngạo .

Một hôm, Voi đang nghênh ngang đi dạo thì gặp một đàn kiến vàng bò qua đường. Cho rằng đàn Kiến bé nhỏ láo xược, Voi quát:

– Đàn Kiến ranh con kia! Chúng bay không biết tao là ai hay sao mà chúng bay dám bò ngang qua đường tao đi? Tao chỉ khẽ dẫm lên lên một cái là chúng mày chết cả nút . Chúng mày không biết thân biết phận tí nào cả.

Trái với Voi nghĩ, đàn kiến bé nhỏ đã cứng cỏi đáp lại:

– Này bác Voi, chúng tôi là những người biết mình biết người. Chúng tôi không bao giờ kiêu ngạo với ai cả. Nhưng nếu bác cậy sức muốn đánh nhau với chúng tôi thì chúng tôi cũng không sợ. Chúng tôi cũng không chịu lùi bước trước một sức mạnh nào đâu.

Nghe đàn Kiến trả lời như vậy, Voi nổi giận điên người. Voi lồng lên, định dẫm đàn kiến chết tan xác dưới bàn chân to lớn của mình. Đàn kiến nhỏ bé đã nhanh nhẹn tản ra, bám ngay lấy chân Voi mà leo lên lưng Voi. Đàn kiến bảo nhau xúm cả vào hai mắt Voi mà cắn, khiến Voi không sao mở được mắt nữa. Trong khi hai mắt Voi còn cay xè thì đàn kiến lại bảo nhau chui vào hai tai Voi mà đục thủng màng nhĩ . Voi đau buốt đến tận óc.

Voi cố lấy vòi để thổi và quét đàn kiến xuống đất nhưng không xuể vì đàn kiến đông quá. Đàn Kiến lại chui vào vòi Voi mà đốt, mà cắn. Voi không tài nào chịu nổi, ngã lăn ra, kêu khóc, giãy giụa ầm trời. Đàn Kiến đã đi báo thêm cho nhau biết và kéo tới mỗi lúc một nhiều, xúm vào đốt Voi cho tới chết mới chịu buông tha.

Từ đấy, họ hàng nhà voi bảo nhau phải tránh xa giống kiến nhỏ bé nhưng ghê gớm. Trước khi ăn gì, họ hàng nhà voi đều cuốn thức ăn vào vòi, giũ thật sạch để không còn Kiến nữa rồi mới dám ăn. Và voi cũng hết sức để ý, không bao giờ để cho kiến leo được lên trên người mình.

Đọc thêm:  200 Đề thi Lịch Sử 10 năm 2023 (có đáp án, mới nhất) - VietJack.com

(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)

Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 10

I

ĐỌC HIỂU

4,0

Câu 1:

Thời gian: Trước khi có Trời đất , thời gian không xác định.

Không gian: vũ trụ chỉ là một khối khí hỗn độn, không gian cổ sơ, không xác định.

Câu 2:

Cốt truyện: kể về quá trình thần Bàn Cổ được sinh ra, Thần tách biệt Trời Đất, mở mang cõi trần, hình thành các yếu tố tự nhiên: mặt trời, mặt trăng, sống, biển,…

Nhân vật: Bàn Cổ, vị thần sinh ra trong bối cảnh đặc biệt, có sức mạnh phi thường, nhiều phép lạ.

Câu 3: Phép tu từ:

– Nói quá: “hớp gió nuốt sương”, “mình cao trăm thước”.

– So sánh: “Đầu như rồng’’

– Liệt kê: “ tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả”

Tác dụng: Nhấn mạnh cho người đọc thấy được hình ảnh của vị thần Bàn Cổ với ngoại hình và sức mạnh phi thường. Qua đó cho người đọc thấy được vai trò của Thần Bàn Cổ trong quá trình hình thành vũ trụ.

Câu 4: Ý nghĩa của thần thoại:

Thần thoại Bàn Cổ góp phần giải thích sự hình thành vũ trụ, trời đất, quá trình hoàn thiện thế giới, muôn loài.

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

1.0

II

LÀM VĂN: Nghị luận văn học

Yêu cầu cụ thể:

1). Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0.5 điểm)

Ø Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau.

Ø Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

Ø Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

2). Chia tách đoạn phù hợp theo nội dung văn bản ( 5,0 điểm)

I. Mở bài:

Giới thiệu truyện và định hướng bài viết Truyện ngụ ngôn Kiến và Voi.

II. Thân bài

* Chủ đề và ý nghĩa chủ đề:

– Chủ đề của truyện: khuyên mỗi người không nên có tính kiêu ngạo, coi thường người khác và hiếp đáp kẻ yếu hơn mình.

– Ý nghĩa: Từ câu chuyện của Voi và Kiến, tác giả dân gian đã gửi gắm thông điệp đến những người trong xã hội sống kiêu ngạo, huênh hoang cuối cùng sẽ nhận cái kết cay đắng.

* Hình thức nghệ thuật:

– Đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn: dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật để hướng đến cho người đọc một chủ đề, triết lý nhân sinh, bài học cuộc sống, khuyên nhủ, răn dạy con người.

– Cốt truyện: t óm tắt ngắn gọn truyện ngụ ngôn: Truyện kể về một coi voi to lớn, hung hăng, kiêu ngạo. Voi tỏ thái độ xem thường những chú kiến bé nhỏ, không chịu khuất phục mình. Cuối cùng, vì tính xem thường kẻ khác,Voi bị đàn kiến vùi chết.

-> mượn hình ảnh của loài vật, hướng đến chủ đề của văn bản, tác giả muốn lên án thói hung hăng, xem thường người khác của voi.

– Nghệ thuật tạo tình huống truyện: Một chú voi to lớn bị một đàn kiến bé nhỏ vùi chết

-> Nhận xét: Tình huống truyên độc đáo, bất ngờ chuyển tải được thông điệp.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Xây dựng hai nhân vật Voi-Kiến đối lập về ngoại hình, tính cách, bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ để khái quát lên thành bài học cuộc sống.

-> Nhân vật quen thuộc của thể loại truyện ngụ ngôn.

* Nhận xét về chủ đề và hình thức nghệ thuật:

– Chủ đề: bài học nhân văn về tính cách kiêu căng, ngạo nghễ.

– Hình thức nghệ thuật: Bám sát đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn.

III. Kết bài:

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện kể, tác động cụ thể đến nhận thức người đọc.

· 3). Sáng tạo (0.5 điểm)

Ø Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Ø Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Ø Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Các lỗi khác GV dựa vào bài làm để linh hoạt cho điểm

6.0

0.5

0.5

1.0

0.5

1.0

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 10

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Cấp thấp

Cấp cao

1. Đọc-hiểu

Xác định không gian, thời gian, cốt truyện và nhân vật của truyện

Ý nghĩa của truyện

Biện pháp tu từ và tác dụng

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

2

2.0 điểm

1

1.0 điểm

1

1.0 điểm

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

2. Làm văn:

Văn nghị luận

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số hình thức nghệ thuật của truyện kể.

Số câu: 1

Số điểm: 6.0

Số câu: 1

Số điểm: 6.0

Tỉ lệ 60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỷ lệ

2

2.

20%

1

1.0

10 %

2

7,0

7%

5

10

100%

Đề thi giữa kì 1 Văn 10 năm 2022 sách Cánh diều

Đề thi giữa kì 1 Văn 10

SỞ GD&ĐT…………

TRƯỜNG………………….

(Đề thi gồm có … trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: NGỮ VĂN 10

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau :

GIẾT CON SƯ TỬ Ở NÊ-MÊ

Thuở ấy ở Nê-mê có một con sư tử to lớn hung dữ gấp mười lần con sư tử ở Xi-tê-rông. Bố nó chính là tên Đại khổng lồ Ty-phông, đã có lần quật ngã Dớt. Mẹ nó là Ê-chit-na, một con quỷ cái nửa người nửa rắn. Các anh em sư tử cũng đều là những loại ghê gớm cả. Nữ thần Hê-ra đã nuôi con sư tử này và đem thả vào vùng Nê-mê. Ác thú sống trong một cái hang có hai lối: một lối ra, một lối vào. Ngày ngày nó xuống đồng cỏ bắt gia súc, phá hoại mùa màng của nhân dân. Sư tử Nê-mê còn khác sư tử Xi-tê-rông ở chỗ không cung tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng da nó được. Hê-ra-clet làm thế nào để trị được con quái vật này? Các vị thần luôn luôn theo dõi giúp đỡ người anh hùng. Thần A-pô-lông cho chàng một cây cung và một ống tên. Thần Héc-mes cho chàng một thanh gươm dài và cong. Thần Hê-phai-tôx rèn cho chàng một bộ áo giáp vàng. Còn nữ thần A-then-na ban cho chàng một bộ quần áo do tự tay nàng dệt lấy vải may thành áo, thành quần rất đẹp. Đây là cây chùy gỗ tự tay chàng làm lấy trước khi đi diệt trừ ác thú ở Xi-tê-rông. Hồi ấy chàng tìm thấy một cây gỗ to và quý ở trong một khu rừng già. Cây gỗ rắn như sắt, chắc như đồng khiến chàng nghĩ tới có thể sử dụng nó làm một thứ vũ khí. Chàng bèn đốn cây chặt hết cành lá, chỉ lấy đoạn gốc để đẽo thành chùy. Chính với cây chùy này mà chàng hạ thủ được con sư tử Xi-tê-rông

Nhưng lần giao đấu này với sư tử Nê-mê không dễ dàng như lần trước. Hê-ra-clet phải tìm đến tận hang ổ của con vật. Chàng rình mò, xem xét thói quen, tính nết của nó rồi nghĩ kế diệt trừ. Sư tử Nê-mê ở trong một cái hang có hai cửa, vì thế không dễ đón đánh được nó. Hê-ra-clet thấy tốt nhất là phải lấp kín đi một cửa, buộc nó phải về theo một con đường nhất định. Và chàng mai phục ngay trước cửa hang. Chờ cho con vật ra khỏi hang, chàng giương cung bắn. Những mũi tên của chàng lao vút đi trúng liên tiếp vào thân con ác thú nhưng bật nảy ra và quằn đi như bắn vào vách đá. Không còn cách gì khác là phải lao vào con ác thú giao chiến với nó bằng gươm, bằng chùy. Nhưng đến gần nó thì thật là nguy hiểm. Hê-ra-clet thận trọng trong từng đòn đánh con vật, vì chỉ sơ hở một chút thì người anh hùng sẽ biến thành bữa ăn ngon miệng cho sư tử. Lừa cho ác thú vồ hụt, chàng vung gươm bổ một nhát trời giáng xuống đầu nó. Nhưng ghê gớm làm sao, thanh gươm bật nẩy như khi ta chém dao xuống đá. Da con vật chẳng hề xây xát. Hê-ra-clet dùng chùy. Chàng hy vọng nện liên tiếp vào đầu nó thì nó sẽ không thể còn sức mà giao đấu với chàng. Nhưng chàng không thể nào nện liên tiếp vào đầu con vật. Chàng còn phải tránh những đòn ác hiểm của nó như quật đuôi, vả trái, tát phải, nhẩy bổ, lao húc… Bây giờ thì chỉ còn cách vật nhau với nó. Hê-ra-clet lợi dụng một đòn tấn công hụt của ác thú, nhảy phắt lên lưng, cỡi trên mình nó, hai chân quặp lấy thân còn hai tay vươn ra bóp cổ, ấn đầu nó xuống đất. Con sư tử không còn cách gì đối phó lại được. Hai chân sau của nó ra sức đạp mạnh xuống đất để hất người ngồi trên lưng nó xuống, nhưng vô ích. Còn hai chân trước của nó chỉ biết cào cào trên mặt đất. Trong khi đó thì đôi bàn tay của Hê-ra-clet, như đôi kìm sắt thít chặt lấy cổ họng nó, khiến nó ngạt thở phải há hốc mồm ra và hộc hộc lên từng cơn. Chẳng bao lâu thì con thú yếu dần, cuối cùng chỉ còn là một cái xác. Thế là Hê-ra-clet vượt qua được một thử thách, lập được một chiến công kỳ diệu. Chàng muốn lột lấy bộ da sư tử làm áo giáp, dùng đầu sư tử làm mũ đội. Nhưng chẳng dao nào rạch được trên da con vật. Hê-ra-clet lấy luôn móng sắc con vật thay dao. Và chàng mặc bộ áo của chiến công ấy, đội chiếc mũ của vinh quang ấy, trở về Mi-xen báo công với nhà vua Ơ-rit-xtê. Với bộ áo bằng da sư tử Nê-mê, từ nay trở đi Hê-ra-clet trở thành vô địch, không vũ khí nào có thể làm chàng đứt thịt rách da. […]

Đọc thêm:  Bài luyện tập trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1 - Đọc Tài Liệu

Để ghi nhớ chiến công của người anh hùng Hê-ra-clet, nhân dân Hy Lạp sau này cứ hai năm một lần tổ chức Hội Nê-mê ở thung lũng Nê-mê thuộc đất Ác-gô-lit. Hội mở vào giữa mùa hè thường kéo dài độ ba đến bốn ngày để tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với thần Dớt. Sau cái nghi lễ tôn giáo là đến các trò thi đấu thể dục thể thao. Trong thời gian mở hội, các thành bang Hy Lạp tạm thời hòa hoãn các cuộc xung đột, các mối hiềm khích để vui chơi.

(Trích Mười hai kỳ công của Hê-ra-clet, Thần thoại Hy Lạp, Nguyễn Văn Khỏa, NXB Văn học, 2014, tr.386-389)

Lựa chọn đáp án đúng:

1. Sự kiện chính được kể trong văn bản trên là gì?

A. Hê-ra-clet giết con sư tử ở Xi-tê-rông.B. Hê-ra-clet giết con sư tử ở Nê-mê.C. Hê-ra-clet nhận vũ khí từ các vị thần.D. Hê-ra-clet được các thần giao sứ mệnh giúp loài người.

2. Ai là người nuôi con sư tử Nê-mê?

A. Thần Dớt.B. Thần A-pô-lông.C. Thần Héc-mes.D. Nữ thần Hê-ra.

3. Con sư tử Nê-mê thường gây họa gì cho con người?

A. Gây ra lũ lụt, mất mùa.B. Bắt dân xứ Nê-mê phải hàng năm phải hiến tế người.C. Bắt gia súc, phá hoại mùa màng.D. Gây thảm họa động đất, sóng thần.

4. Hê-ra-clet hạ được con sư tử ở Nê-mê bẳng cách nào?

A. Dùng vũ khí của các vị thần ban cho.B. Nhờ vào sự giúp sức của các vị thần.C. Dùng cây chùy mà chàng tự làm.D. Dùng chính đôi bàn tay của mình.

5. Chi tiết Hê-ra-clet lấp kín một cửa hang của con sư tử Nê-mê cho thấy chàng là con người như thế nào?

A. Thông minh.B. Dũng cảmC. Kiên quyếtD. Tài hoa.

6. Hình tượng sư tử Nê-mê có ý nghĩa gì?

A. Tượng trưng cho lực lượng thống trị xã hội tàn ác.B. Chỉ những hiện tượng tự nhiên gây tai họa cho con người.C. Chỉ những các hiện tượng tiêu cực của xã hội.D. Tượng trưng cho những tính cách tiêu cực của loài người.

7. Chiến công của Hê-ra-clet trong câu chuyện có ý nghĩa gì?

A. Ca ngợi sức mạnh của nhà nước A-then cổ đại.B. Ca ngợi, tự hào về sức mạnh và trí tuệ của con người.C. Phản ánh những xung đột xã hội căng thẳng.D. Phản ánh công cuộc khám phá đại dương của người Hy Lạp cổ.

Trả lời các câu hỏi:

8. Theo bạn, có thể lược bỏ chi tiết miêu tả con sư tử Nê-mê “không cung tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng da nó được”trong văn bản hay không? Vì sao?

9. Qua chi tiết Hê-ra-clet dù có đủ vũ khí được thần linh ban phát nhưng vẫn phải dùng chính đôi tay của mình để diệt trừ ác thú, bạn rút ra bài học gì?

10. Sau khi diệt trừ con sư tử Nê-mê, Hê-ra-clet có được thêm bộ áo giáp và mũ hộ thân. Từ chi tiết này, bạn quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa thách thức và cơ hội? (Trả lời bằng 4-5 câu)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết một bài luận(khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Giết con sư tử ở Nê-mê.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10

PhầnCâuNội dungĐiểmIĐỌC HIỂU6.1B0.52D0.53C0.54D0.55A0.56B0.57B0.5

8

– Không thể lược bỏ chi tiết miêu tả con sử tử Nê-mê “không cung tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng”

– Vì nếu thiếu chi tiết này thì tác phẩm không thể miêu tả cuộc chiến giữa con người và ác thú căng thẳng, làm nổi bật thử thách của nhân vật chính; đồng thời, không thể tôn vinh sức mạnh của Hê-ra-clet.

1.0

9

– Nêu ra bài học cho bản thân.

– Lí giải lí do bản thân nêu bài học ấy.

1.0

10

– Nêu quan niệm của bản thân về mối quan hệ giữa thử thách và cơ hội.

– Lí giải được những lí do nêu quan điểm như vậy.

0.5

II

VIẾT

4.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0.5

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm Giết con sư tử ở Nê-mê.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sởkết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

2.0

– Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, nhân vật chính và nội dung bao quát của tác phẩm Giết con sư tử ở Nê – mê.

– Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

+ Về nội dung, câu chuyện kể về một trong những kì công của Hê-ra-clet; thông qua đó, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Hy Lạp cổ; ngợi ca sức mạnh thể chất và trí tuệ của con người.

+ Về nghệ thuật,tác phẩm chứa đựng những đặc trưng của nghệ thuật cổ đại Hy Lạp: sự phong phú của trí tưởng tượng; tính hấp dẫn, li kì của thử thách để làm bật những phẩm chất của nhân vật chính…

– Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện (có thể là bài học dựa vào chính bản thân mình hoặc không ngại khi phải đương đầu với thử thách) / thể hiện sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của câu chuyện trong tác phẩm….

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.5

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5

Tổng điểm

10.0

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 10

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc

Thần thoại

– Xác định được cốt truyện

– Xác định được nhân vật

– Xác định được sự việc

– Nhận biết được chi tiết tiêu biểu

– Lí giải được vị trí, vai trò của chi tiết trong vb

– Lí giải được hình tượng trong vb

– Nêu được chủ đề của văn bản

– Vai trò chi tiết tiêu biểu

– Nêu được bài học từ văn bản

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc.

10

Tỉ lệ (%)

20%

15%

5%

10%

10%

60

2

Viết

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

1

Tỉ lệ (%)

10

15

10

5

40

Tổng

20

10

15

20

20

15

100

Tỉ lệ %

30%

35%

20%

15%

Tỉ lệ chung

65%

35%

* Lưu ý:

– Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm cả 04 cấp độ.

– Những kĩ năng không có trong ma trận đề kiểm tra định kì (nói và nghe) sẽ được thực hiện ở các bài kiểm tra thường xuyên

…………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem trọn bộ đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button