TOP 10 Đề thi giữa kì 2 Văn 10 năm 2022 – 2023 (Có đáp án)

TOP 10 Đề thi giữa kì 2 Văn 10 năm 2022 – 2023 bao gồm đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Tài liệu bao gồm đề thi giữa kì 2 Văn 10 sách Kết nối tri thức, Cánh diều và sách Chân trời sáng tạo.

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Văn lớp 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Hóa học 10, đề thi giữa kì 2 môn Toán 10.

Bộ đề thi giữa kì 2 Văn 10 năm 2022 – 2023 (Có đáp án)

  • Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều
  • Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 Văn 10

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài văn bản sau:

BẾN ĐÒ XUÂN ĐẦU TRẠI

Cỏ xanh như khói bến xuân tươiLại có mưa xuân nước vỗ trờiQuạnh quẽ đường đồng thưa vắng kháchCon đò gối bãi suốt ngày ngơi.

(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB KHXH,19106)

Chọn đáp án đúng:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

A. Tự sựB. Miêu tảC. Biểu cảmD. Nghị luận

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệtB. Thất ngônC. Tự doD. Thất ngôn bát cú

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ “Cỏ xanh như khói bến xuân tươi”?

A. Ẩn dụ, so sánhB. So sánhC. Ẩn dụD. Nhân hoá

Câu 4. Hệ thống cảnh vật mùa xuân có trong bài thơ?

A. Bến xuân, cỏ xanh, mưa xuân, con đò. B. Nước sông, cỏ sanh, mưa xuân, con đò. C. Cỏ xanh, mưa xuân, đường đồng, con đòD. Trời, mưa xuân, cỏ xanh, con đò.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 5. Vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân thể hiện qua những nét vẽ như thế nào?

Câu 6. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu thơ “Con đò gối bãi suốt ngày ngơi” và cho biết ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật đó?

Câu 10. Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện qua bức tranh mùa xuân?

Câu 8. Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối.

Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng kháchCon đò gối bãi suốt ngày ngơi.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về: sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0.5

2

A

0.5

3

B

0.5

4

C

0.5

5

Mỗi nét vẽ đều mang đậm hồn quê. Cỏ được ngắm nhìn qua làn mưa nên màu cỏ nhạt nhòa tựa như làn khói xanh êm ả mà tràn đầy sức sống, cỏ được so sánh gợi lên vẻ đẹp mơ màng huyền ảo của bến sông quê

0.5

6

Biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá.

Ý nghĩa: Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm. Hình ảnh con đò nay mồ côi, đơn độc, được nhân hóa đang nằm an nhàn, gối đầu lên bãi cát mà ngủ ngon lành.

0.5

10

Cảnh vật dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi là những cảnh vật nên thơ, hữu tình, hoà quyện với nhau. Cảnh như mộng, pha chút cô đơn, quạnh quẽ, trống vắng.

1,0

8

Những con đường trên đồng nội đi tới bến đò thưa vắng hành khách. Cảnh vật lặng lẽ thấm buồn. Con đò nơi bến vắng kí thác nhiều tâm sự của tác giả, gọi liên tưởng đến tâm tinh nhà thơ trong những tháng ngày dài đi ở ẩn: nhàn tản, thư thái, ung dung.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về: sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề nghị luận: Bàn về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống của con người.

– Giải thích: Niềm tin: sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trong cuộc sống dựa trên cơ sở hiện thực nhất định.

Sức mạnh niềm tin trong cuộc sống là sức mạnh tinh thần, giúp con người làm được những điều mong ước, hoàn thành những dự định.

Đọc thêm:  Vật Lí 10 Bài 13 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo - VietJack.com

– Phân tích, bình luận:

+Vì sao cần có sức mạnh niềm tin trong cuộc đời: Cuộc sống bao gồm cả hai yếu tố vật chất lẫn tinh thần. Có niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở. Niềm tin vào bản thân đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp. Niềm tin giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống.

+ Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành. Người có niềm tin vào bản thân dám khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định.

– Biểu hiện của sức mạnh niềm tin trong cuộc đời:

+Luôn lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước bất kì khó khăn, thử thách nào.

+Có ý chí, nghị lực để đối mặt và vượt qua những khó khăn.

+Tỉnh táo để tìm những lời giải cho những bài toán mà cuộc sống đặt ra cho chúng ta.

+Biết truyền niềm tin, niềm lạc quan cho người khác và cho cộng đồng.

– Mở rộng: Niềm tin là sức mạnh để vượt qua những thử thách nhưng không phải chỉ cần niềm tin là đủ. Niềm tin ấy phải dưa trên những thực lực thực tế. Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại.

Khẳng định, nhấn mạnh lại vai trò, tầm quan trọng của niềm tin đối với con người trong cuộc sống.

– Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

– Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt.

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5

Tổng điểm

10.0

Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều

Đề thi giữa kì 2 Văn 10

PHÒNG GD&ĐT……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10

NĂM 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

GƯƠNG BÁU KHUYÊN RĂN (Bài 43)

Rồi hóng mát thuở ngày trườngHoè lục đùn đùn tán rợp giươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên trì đã tiễn mùi hươngLao xao chợ cá làng ngư phủDắng dỏi cầm ve lầu tịch dươngDẽ có Ngu cầm đàn một tiếngDân giàu đủ khắp đòi phương.

(Nguyễn Trãi)

Câu 1 (0,5 điểm). Câu thơ “Rồi hóng mát thuở ngày trường” gợi điều gì về nhân vật trữ tình?

A. Con người bon chen, tất bật

B. Con người nhàn nhã thư thái

C. Con người vất vả mệt mỏi

D. Con người buồn bã, đau khổ

Câu 2 (1,0 điểm). Xác định các loài hoa và màu sắc đặc trưng của từng loài? Cảnh ngày hè được miêu tả như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Câu thơ: Lao xao chợ cá làng ngư phủ sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp đó?

Câu 4 (0,5 điểm). Từ láy “lao xao” có tác dụng biểu hiện cuộc sống như thế nào?

Câu 5 (1,0 điểm). Nội dung chủ đạo mà anh/chị cảm nhận được từ bài thơ Cảnh ngày hè là gì?

Câu 6 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (5 đến 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay từ văn bản trên.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 10

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

B. Con người nhàn nhã thư thái

0,5 điểm

Câu 2

Các loài hoa và màu sắc đặc trưng của từng loài:

– Hoa hòe màu xanh.

– Hoa lựu màu đỏ.

– Hoa sen màu hồng.

Cảnh ngày hè được miêu tả: bình dị, nhiều màu sắc và âm thanh với những sự vậy đặc trưng của mùa hè.

1,0 điểm

Câu 3

Câu thơ: Lao xao chợ cá làng ngư phủ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.

→ Tác dụng của biện pháp này là: Nhấn mạnh vào âm thanh huyên náo của chợ cá.

1,0 điểm

Câu 4

Từ láy “lao xao” có tác dụng biểu hiện cuộc sống sống động, thể hiện cuộc sống no đủ và hạnh phúc của người dân.

0,5 điểm

Câu 5

Nội dung chủ đạo mà em cảm nhận được từ bài thơ Cảnh ngày hè là Tâm hồn yêu thiên nhiên và yêu quê hương, đất nước của Nguyễn Trãi.

1,0 điểm

Câu 6

HS trình bày suy nghĩ bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay từ văn bản trên.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

Đọc thêm:  Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ sgk Ngữ văn 10 tập 2

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

– Từ niềm khát khao dân giàu của Nguyễn Trãi, HS suy nghĩ về bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay.

– Cần làm rõ các ý: lấy dân làm gốc là gì? Tại sao phải lấy dân làm gốc? Ý nghĩa của việc lấy dân làm gốc? Bài học nhận thức và hành động?

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.

2. Thân bài

a. Giải thích

– Lí tưởng sống: những suy nghĩ, hành động tích cực của con người, hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả. Lí tưởng sống ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ đặc biệt là các bạn thanh niên hiện nay. Mỗi người cần có cho mình một lí tưởng sống cao đẹp và cố gắng thực hiện hóa lí tưởng đó.

b. Phân tích

– Lí tưởng sống là kim chỉ nam cho cuộc sống của con người, người sống không có lí tưởng chỉ là tồn tại, sẽ cảm thấy cuộc đời thật nhàm chán, không có gì thú vị, lâu dần dẫn đến suy nghĩ và hành vi tiêu cực.

– Lí tưởng sống là động lực để con người vươn lên, tạo dựng cho mình những giá trị tốt đẹp, hướng chúng ta đến những điều hay lẽ phải, tránh xa

– Lí tưởng sống mang lại nhiều lợi ích cho con người, nó khiến cho chúng ta tốt hơn, rèn luyện được những đức tính tốt đẹp khác cũng như mang con người đến gần nhau hơn.

c. Chứng minh

HS lấy dẫn chứng về những người trẻ sống có lí tượng nổi bật, tiêu biểu mà được nhiều người biết đến để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Liên hệ bản thân

Mỗi người học sinh chúng ta trước hết phải sống có ước mơ, hoài bão, nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để thực hiện ước mơ đó.

Sống chan hòa, yêu thương mọi người, bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến cái ta chung để cống hiến nhiều hơn cho xã hội.

3. Kết bài

Khái quát lại tầm quan trọng của lí tưởng sống đối với giới trẻ.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

– Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 10

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ văn Nguyễn Trãi

1

2

2

1

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

1*

1*

1*

1*

40

Tổng

5

20

35

30

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 2 Văn 10

PHÒNG GD&ĐT……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10

NĂM 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra ở một trường trung học

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

– Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

– Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

– Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

– Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

Đọc thêm:  Soạn bài Viết quảng cáo sgk Ngữ văn 10 tập 2

Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?

Câu 4. Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?

II. LÀM VĂN (10.0 điểm)

Thuyết minh đoạn trích sau đây:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,Để trong nước lòng dân oán hận.Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,Bọn gian tà bán nước cầu vinh.Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,Gây binh kết oán trải hai mươi năm.Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.Người bị ép xuống biển dòng lung mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng.Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.Nặng nề những nỗi phu phen,Tan tác cả nghề canh cửi.Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.Lẽ nào trời đất dung tha,Ai bảo thần dân chịu được?

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

………………………….Hết……………………………..

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

– Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị luận, miêu tả.

Câu 2

– Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người.

– Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng…

Câu 3

– Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải.

Câu 4

– Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện.

II. LÀM VĂN (10.0 điểm)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả

– Giới thiệu tác phẩm

– Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài:

* Hoàn cảnh sáng tác:

– Sau khi nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt và làm tan rã mười lăm vạn viện binh của quân Minh, cuộc kháng chiến của quân dân Đại Việt đã hoàn toàn thắng lợi, chấm dứt hai mươi năm ròng rã phải chịu đựng thảm khốc dưới ách cai trị tàn bạo của quân xâm lược.

– Thừa lệnh của chủ soái Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết Đại cáo bình Ngô đổ tổng kế cuộc kháng chiến vĩ đại, báo cáo rộng rãi cho toàn thể nhân dân được biết.

– Với nghệ thuật chính luận hùng hồn và cảm hứng trữ tình sâu sắc, tác giả đã tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh, đồng thời ca ngợi sức mạnh thần kì của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

* Nội dung đoạn trích:

+ Tố cáo tội ác dã man của giặc Minh:

– Trước hết, tác giả vạch trần âm mưu xâm lược, sau đó lên án chủ trương cai trị thâm độc và cuối cùng là đanh thép tố cáo tội ác của giặc Minh.

– Nguyễn Trãi vạch trần âm mưu cướp nước đã có từ lâu, vạch trần luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ”, để “mượn gió bẻ măng” cướp đất nước ta của chúng.

– Nguyễn Trãi không tố cáo chủ trương đồng hoá thâm độc mà tố cáo chính sách cai trị hà khắc, tham tàn của giặc Minh: Vơ vét sản vật quý báu, bóc lột sức người, sức của bằng thuế má, phu phen, dâng nạp cống vật và huỷ hoại môi trường sống, tàn sát dân chúng vô tội không biết ghê tay.

– Tội ác chất chồng của giặc Minh và khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta đã được Nguyễn Trãi đúc kết bằng hai câu văn mang ý nghĩa khái quát rất cao:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

=> Tác giả đã lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để so sánh với cái vô hạn (tội ác của giặc); lấy cái vô cùng (nước Đông Hải) so sánh với cái vô cùng (sự dơ bẩn của giặc). Câu văn đầy tính hình tượng khắc hoạ và nhấn mạnh tội ác của quân thù; đồng thời thể hiện thái độ căm phẫn và khinh bỉ của tác giả.

3. Kết luận

– Khái quát và mở rộng vấn đề

…………….

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Văn 10

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button