Bài 5 trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1 – Đọc Tài Liệu

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 84 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Bài 6: Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca sao lại dùng hình ảnh muối – gừng? Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của hình ảnh này trong bài ca dao và tìm thêm một số câu ca dao khác có sử dụng hình ảnh muối – gừng để minh hoạ.

Trả lời bài 5 trang 84 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

– Muối và gừng là những sự vật có vị được lưu giữ lâu theo thời gian. Sử dụng hình ảnh này để nói đến tình nghĩa con người, ca dao muốn khẳng định tình nghĩa bền lâu, thủy chung, không dễ dàng phai nhạt.

– Muối – gừng là biểu trưng cho tấm lòng, cho tình nghĩa không đổi thay, không biến chuyển theo năm tháng của con người với con người. Hai hình ảnh này khiến ý nghĩa câu thơ trở nên sáng rõ, tác động hiệu quả vào trực cảm của người đọc.

– Một số câu ca dao khác:

Tay bưng đĩa muối chấm gừng

Gừng cay muối mặn, xin đừng bỏ nhau

Tay bưng đĩa muối sàng rau

Căn duyên ông trời định, bỏ nhau sao đành.

————

Muối để ba năm muối hãy còn mặn

Gừng ngâm chín tháng gừng hãy còn cay

Đọc thêm:  Lý thuyết Hóa 10: Bài 29. Oxi - ozon - Toploigiai

Đã có lời chàng đó thiếp đây

Can chi lo chuyện đổi thay rứa chàng.

Cách trình bày 2

a. Tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ quen thuộc mang tính truyền thống của ca dao (gừng cay – muối mặn).

– Muối và gừng là hai hình ảnh nghệ thuật cũng được xây dựng từ những hình ảnh có thực trong đời sống (những gia vị trong bữa ăn). Gừng có vị cay nồng nhưng thơm, muối có vị mặn đậm đà.

– Từ hai ý nghĩa ấy, gừng và muối đã được chọn để biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống – tình nghĩa thủy chung gắn bó sắt son.

b. Phân tích ý nghĩa biểu trưng của gừng và muối trong bài ca dao:

Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta tình nặng nghĩa dày

Có xa nhau đi chăng nữa ba vạn sáu ngàn ngày mới xa

– Muối mặn, gừng cay biểu trưng cho nghĩa tình mặn nồng.

– Ba năm, chín tháng biểu trưng cho sự bền lâu, vĩnh cửu.

– Ba vạn sáu ngàn ngày tức 100 năm, biểu trưng cho suốt cuộc đời, cũng có nghĩa là vĩnh hằng.

=> Bài ca dao là câu hát về tình nghĩa thủy chung nhưng nó hướng nhiều hơn đến tình nghĩa vợ chồng – những người đã từng chung sống với nhau, từng cùng nhau trải qua những ngày tháng gừng cay – muối mặn.

– Những câu ca dao tương tự:

Tay bưng chén muối đĩa gừng

Đọc thêm:  Đề bài: Nêu quan điểm chính của tác giả bài viết. Hãy bàn luận về

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Muối càng mặn, gừng càng cay

Đôi ta tình nặng nghĩa dày em ơi!

Cách trình bày 3

– Cặp hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao truyền thống gừng cay- muối mặn

+ Được xây dựng từ hình ảnh thực chỉ gia vị trong bữa ăn hằng ngày.

+ Hình ảnh nghệ thuật có tính sóng đôi, biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống- tình nghĩa thủy chung gắn bó son sắt

+ Bài ca dao nói về tình nghĩa thủy chung, hướng nhiều tới tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung

– Ba năm, chín tháng: sự bền lâu, vĩnh cửu

Ba vạn, sáu ngàn ngày là 100 năm: trọn kiếp, suốt đời, vĩnh hằng

→ Bài ca dao là câu hát thủy chung, nghĩa tình hướng tới tình cảm vợ chồng mặn nồng, son sắt

Một số câu ca dao có biểu tượng muối gừng:

Tay nâng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Cách trình bày 4

Muối và gừng là hai hình ảnh nghệ thuật cũng được xây dựng từ những hình ảnh có thực trong đời sống (những gia vị trong bữa ăn). Gừng có vị cay nồng nhưng thơm, muối có vị mặn đậm đà.

Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

Từ hai ý nghĩa ấy, gừng và muối đã được chọn để biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống – tình nghĩa thủy chung gắn bó sắt son. Tình nghĩa vợ chồng gắn bó keo sơn “nghĩa nặng tình dày’’, do vậy “có xa cách đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa’’, câu bát được cải biến thành 13 tiếng, nhịp thơ kéo dài càng làm tăng tính chất khẳng định về sự thủy chung son sắt của tình nghĩa vợ chồng, là một sự luyến láy vừa tạo ra tính nhạc cho câu, vừa khẳng định cái giá trị bền vững không phai của tình nghĩa vợ chồng.

Đọc thêm:  Bài 2 luyện tập trang 43 SGK Ngữ văn 10 tập 1 - Đọc Tài Liệu

Ba vạn sáu nghìn ngày là một trăm năm, cũng là cách nói chỉ một đời người. Có nghĩa là sẽ chẳng bao giờ xa cách, chẳng có gì chia lìa tình nghĩa vợ chồng. Cách nói ý nhị và sâu sắc vô cùng.

Bài ca dao là câu hát về tình nghĩa thủy chung nhưng nó hướng nhiều hơn đến tình nghĩa vợ chồng – những người đã từng chung sống với nhau, từng cùng nhau trải qua những ngày tháng gừng cay – muối mặn. Một số câu ca dao có biểu tượng muối – gừng :

“Tay nâng chén muối, đĩa gừng

Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau’’

Liên hệ: Phân tích câu thơ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 5 trang 84 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button