Bài 3 trang 21 SGK Ngữ văn 10 tập 1 – Đọc Tài Liệu

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 21 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi.

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Hồ Xuân Hương)

a) Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng các phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào?

b) Người đọc căn cứ vào đâu (từ ngữ, hình ảnh, cuộc đời và thân phận, tác giả,…) để lĩnh hội (hiểu và cảm nhận) bài thơ?

Trả lời bài 3 trang 21 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

a. Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp’’ với người đọc về vấn đề thân phận người phụ nữ trong cuộc sống. Đồng thời tác giả khẳng định vẻ đẹp hình thể cũng như phẩm giá, nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ.

Hồ Xuân Hương đã dùng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, dùng hình tượng chiếc bánh trôi nước để nói lên điều đó.

b. Người đọc căn cứ vào chính thân phận và cuộc đời của tác giả Hồ Xuân Hương, một người tài hoa nhưng lận đận đường tình duyên và căn cứ vào các từ ngữ, hình ảnh : “trắng’’, “tròn’’ (chỉ vẻ đẹp), “bảy nổi ba chìm’’ (chỉ thân phận lận đận), “tấm lòng son’’ (phẩm chất bên trong) để lĩnh hội bài thơ.

Đọc thêm:  Bài 7 trang 149 SGK Ngữ văn 10 tập 2 | cmm.edu.vn

Cách trình bày 2

a)

+ Nội dung giao tiếp: Miêu tả hình ảnh bánh trôi nước với những đặc tính của nó.

+ Mục đích giao tiếp: Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, thể hiện lòng xót thương trước số phận lênh đênh chìm nổi của họ.

+ Phương tiện từ ngữ, hình ảnh: thân em, trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, tay kẻ nặn, tấm lòng son.

b) Người đọc căn cứ vào các từ ngữ, hình ảnh:

→ thân em: mô típ của ca dao than thân.

→ vừa trắng lại vừa tròn: hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi, biểu tượng cho vẻ đẹp thanh khiết, mĩ miều của người phụ nữ.

→ bảy nổi ba chìm: ẩn dụ cho số phận lênh đênh, chìm nổi, vô định.

→ tấm lòng son: tấm lòng son sắt, phẩm chất sáng ngời không bị chìm lấp bởi hoàn cảnh.

Cách trình bày 3

a, – Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” người đọc về vấn đề: Thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa và nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

– Mục đích làm bài thơ của Hồ Xuân Hương: tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp và khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

– Tác giả đã dùng hình tượng “chiếc bánh trôi” và sử dụng khá nhiều từ ngữ hàm súc (trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, tấm lòng son,…).

b, Để lĩnh hội bài thơ, người đọc phải căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ:

– Từ “Trắng”, “tròn”: nói về vẻ đẹp hình thể với làn da trắng, thân hình đầy đặn, có tâm hồn trong sáng, hiền hậu.

Đọc thêm:  Bài 1 trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 1 | Soạn bài Đặc điểm của ngôn

– Thành ngữ “bảy nổi ba chìm”: số phận gian truân vất vả, sự xô đẩy của cuộc đời.

– Cụm từ “tấm lòng son”: khẳng định phẩm chất, đức hạnh và tâm hồn cao đẹp, trong sáng của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Cách trình bày 4

a. Mục đích, vấn đề giao tiếp

– Vấn đề giao tiếp: Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc về vấn đề thân phận người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng.

– Mục đích: Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc về vấn đề thân phận người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng. Đồng thời tác giả khẳng định phẩm giá, nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ. Hồ Xuân Hương đã dùng hình tượng chiếc bánh trôi nước để nói lên điều đó.

b. Căn cứ để lĩnh hội, cảm nhận bài thơ

– Người đọc căn cứ vào từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ: “trắng”, “tròn” (chỉ vẻ đẹp), “bảy nổi ba chìm” (chỉ thân phận lận đận), “tấm lòng son” (phẩm chất bên trong).

– Căn cứ vào cuộc đời của nữ sĩ Hồ Xuân Hương để hiểu và cảm bài thơ này: Xuân Hương có tài, có tình nhưng số phận trớ trêu để cho bà sự bất hạnh. Hai lần lấy chồng thì cả hai lần “cố đấm ăn xôi lại hẩm”. Rốt cục Cổ Nguyệt Đường (nơi bà ở) vẫn lạnh tanh không hương sắc. Điều cảm phục ở bà dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ gìn phẩm chất của mình.

Đọc thêm:  Bài 2 trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Cách trình bày 5

a, – Khi làm bài thơ “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc về vấn đề: Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

– Mục đích:

+ Trình bày thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

+ Khẳng định phẩm hạnh, nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ, không vì hoàn cảnh sống mà đánh mất sự son sắt, tốt đẹp của mình.

– Hồ Xuân Hương đã dùng hình tượng chiếc bánh trôi nước làm phương tiện nói lên điều đó.

b. Người đọc căn cứ vào thân phận của chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương – một người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng lận đận trong đường tình duyên và các chi tiết sâu sắc trong bài thơ để lĩnh hội.

Các từ ngữ, hình ảnh cụ thể giúp người đọc có thể lĩnh hội được nội dung bài thơ:

+ Từ “trắng”, “tròn”: chỉ vẻ đẹp về hình thể với làn da trắng, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn trong trắng, nhân hậu, hiền hoà

+ Cụm từ “bảy nổi ba chìm”: số phận long đong, lận đận, vất vả.

+ Cụm từ “tấm lòng son”: khẳng định việc giữ trọn vẹn phẩm giá, đức hạnh và tâm hồn cao đẹp.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 21 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button