Bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn 10 | Soạn bài Cảm xúc mùa thu

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 147 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ với các cách trình bày khác nhau để các em tham khảo.

Đề bài:Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng?

Trả lời bài 2 trang 147 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1

– Cả bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ sau cùng góp phần tạo nên một bức tranh mùa thu có cả cảnh và tình thấm vào nhau.

– Mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề: bài thơ có nhan đề là Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) do đó toàn bộ bài thơ, hình ảnh và tứ thơ đều chuyển tải cái tình và cảnh mùa thu. Bốn câu thơ đầu là cảnh thu với nỗi u uất của nhà thơ còn ở bốn câu sau tâm sự của nhà thơ lại thấm đẫm vào trong cảnh thu, tạo nên hai hình ảnh gợi buồn đến ám ảnh.

Tham khảo: Phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ

Cách trả lời 2

– Mối quan hệ giữa bốn câu đầu và bốn câu sau: cả hai cùng góp phần tạo nên một bức tranh mùa thu trầm hùng bi tráng, bốn câu thơ đầu miêu tả cảnh thu ở một không gian rộng, bốn câu sau là miêu tả cảnh thu ở một không gian hẹp. Nó cũng thể hiện mối quan hệ trong sự vận hành của tứ thơ là đi từ cảnh đến tình, cảnh khởi sinh tình và tình thấm sâu vào cảnh.

Đọc thêm:  Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 44 Tập 2 - VietJack.com

– Mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề: Bài thơ có nhan đề là Thu hứng (cảm xúc mùa thu). Do đó toàn bộ bài thơ, từ hình ảnh đến câu chữ đều chuyển tải tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu. Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng hàm ẩn trong đó là nỗi u uất của lòng thi nhân, bốn câu sau tâm sự của thi nhân lại thấm đẫm vào cảnh, từ tình mà cảm cảnh tạo nên hai hình ảnh gợi buồn đến ám ảnh.

Cách trả lời 3

– Mối quan hệ của bốn câu thơ đầu là bốn câu thơ cuối: cả hai góp phần tọa nên không gian bức tranh thu trầm buồn, sâu lắng:

+ Bốn câu thơ đầu: miêu tả cảnh thu ở không gian rộng lớn, mênh mông

+ Bốn câu thơ sau: cảnh thu chi tiết, rõ nét, có tình

– Mối quan hệ tạo nên sự vận hành trong tứ thơ, đi từ cảnh tới tình, cảnh khởi sinh tình, tình thấm sâu vào cảnh

– Nhan đề bài thơ là Thu hứng, trong toàn bộ bài thơ, hình ảnh, câu chữ phản ánh tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu.

+ Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng phảng phất nỗi buồn

+ Bốn câu cuối là nỗi lòng của tác giả nhớ nước, thương đời.

Trên đây là 3 cách trình bày câu trả lời cho câu hỏi bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất khi soạn bài Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ).

Đọc thêm:  Hóa 10 Bài 16 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button