Tifosi là gì? Tại sao Tifosi lại là tên gọi chung cho người hâm mộ đội
Ai nấy đều biết, tifosi là cổ động viên trong làng bóng Italia, còn ultra (viết chính xác là ultrà) là các tifosi cực đoan ở Calcio.
Nhưng nguồn gốc của khái niệm tifosi là như thế nào, và có thể hiểu ultra là hooligan trong bóng đá Italia?
Tifosi là gì?
Có tài liệu cho rằng tifosi xuất phát từ chữ typhus (nghĩa là khói) trong tiếng Hy Lạp. Cũng có tài liệu cho rằng khái niệm tifosi đã có từ trước Chiến tranh thế giới II và trở nên phổ biến trong thập niên 1920. Đấy là cách nói trại đi từ một danh từ y học, tifico. Nhưng tóm lại, khái niệm tifosi ban đầu được dùng để mô tả một… căn bệnh. Đấy là một loại bệnh hoạn về tinh thần, nhưng lại có khả năng lây lan trong cộng đồng, và sức lây lan rất cao.
Chả thế mà “tifosi” trong tiếng Ý bắt nguồn từ từ “tifo”, nghĩa là “gào thét như những thằng điên khùng”. Không điên khùng thì quả thật không thể trở thành một CĐV chính cống, dù đôi khi cái cách cổ động đều có một cái gì đó quá tâm thần.
Ví dụ: người ta có thể không đánh nhau vì miếng cơm manh áo, nhưng sẵn sàng xông vào nhau chỉ vì một sự đụng chạm đến đội bóng mà họ tôn thờ, người ta cũng có thể sẵn sàng quên vợ và người thân chỉ vì một trận bóng đá, cũng như đau khổ đến cùng cực chỉ vì một thất bại.
Tại sao Tifosi lại là tên gọi chung cho người hâm mộ đội tuyển Italia?
Cổ động viên bóng đá trong thập niên 1920 đáng gọi là những con bệnh như thế? Đến năm 2001, người ta thăm dò dư luận và thấy có đến 26.177.000 người Ý tự nhận mình là tifosi, tức là những “con bệnh” như đã định nghĩa cổ động viên bóng đá trong thập niên 1920. Nên nhớ dân số Ý vào năm 2001 là 57 triệu người.
Với các tifosi, vấn đề còn nặng nề hơn thế nữa. Những ai đã sinh ra trên đất Italia thì hầu như là sẽ bị số phận vừa an ủi khích lệ, vừa nguyền rủa. Tích cực, vì đó chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng những tâm hồn yêu bóng đá và coi nó như một động lực sống và vươn lên. Tiêu cực vì đó chính là lãnh địa của những thù hận giữa vì tính cục bộ địa phương, sự can thiệp và lợi dụng quá sâu của chính trị và là nơi ẩn chứa một cách sâu sắc nhất những mâu thuẫn trầm trọng không thể giải quyết nổi trong xã hội Italia.
Các CĐV Ý có thể đánh nhau vì đủ mọi lý do, thậm chí chẳng cần lí do và những trận đấu nảy lửa ở Serie A hoàn toàn có thể biến thành nơi thể hiện bạo lực. Bạn có thể hỏi, tại sao các tifosi lại điên cuồng đến thế? Đó là một nét văn hoá bóng đá Italia, khi cái gọi là văn hoá thể thao và sự fairplay không thể len lỏi được vào đầu óc của một bộ phận tifosi (điều đó cũng được thể hiện ngay trong những cuộc khẩu chiến ầm ỹ giữa các CLB CĐV bóng đá Ý ở Việt Nam). Trong một xã hội luôn tiềm ẩn những nguy cơ của xung đột và bất mãn như ở Italia, thì các trận đánh nhau trên đường phố giữa các CĐV chính là một sự giải toả những bức xúc của họ, không phải với tư cách CĐV, mà trước hết là những thành viên trong xã hội, những người cảm thấy chỉ có thể làm thế thì xã hội mới biết đến họ. Chẳng có gì ngạc nhiên khi các CĐV vẫn đánh nhau mỗi tuần, trong khi trên chính trường, người ta cũng tìm cách triệt hạ nhau một cách hăng hái chẳng kém ai. Câu chuyện về bạo lực trên sân cỏ và ngoài sân cỏ Italia sẽ chẳng bao giờ kết thúc.
Ultra dĩ nhiên phải là những cổ động viên trung thành. Ngoài ra, họ còn cát cứ ở phần “lãnh thổ” riêng của mình trên một phần khán đài cố định và khiến cảnh sát cũng phải e dè. Ultra khác với hooligan, nhất là hơn hẳn về mặt tổ chức. Bạo lực thường là mục đích cuối cùng của hooligan. Còn với ultra, bạo lực chỉ là phương tiện cho nhiều mục đích khác.
Vài nét về các CĐV quá khích (ultras) ở Italia:
– Họ là những người đoàn kết lại để chống lại sự mạnh tay của cảnh sát, chống lại các lệnh cấm không cho họ mang nhiều cờ quạt, pháo, vào sân, chống lại giá vé quá cao, chống lại sự bất công trên sân cỏ và thể hiện thái độ bằng các cuộc tuần hành, biểu ngữ hoặc ẩu đả với cảnh sát.
– Phần đông các CĐV quá khích có độ tuổi trung bình khoảng 28, và ngày càng được trẻ hóa với sự gia nhập của các băng nhóm thanh thiếu niên bị kích động bởi các tư tưởng bài ngoại và cực hữu.
– Vũ khí chính của những CĐV quá khích hiện nay không còn đơn thuần là bom xăng, mà họ đã chuyển sang dùng bom tự tạo và bom đinh để tăng tính sát thương.
– Có đến 298 trận thuộc 4 hạng đấu ở Italia mùa này đã xảy ra xô xát giữa các CĐV quá khích với cảnh sát.
– 1400 CĐV quá khích bị cảnh sát Italia xếp vào diện cực kỳ nguy hiểm và bị cấm đến các sân vận động xem bóng đá.
– Hàng năm có khoảng 2000 CĐV quá khích bị cảnh sát bắt.
– Hiện có khoảng 60000 CĐV quá khích trên toàn Italia.
(Tổng hợp)
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!