Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

Trong các tác phẩm văn học trong thời kỳ cách mạng 1945, các nhà văn đều thể hiện nhân vật của mình mang đầy giá trị nhân đạo. Tác phẩm Vợ Chồng A phủ của nhà văn Tô Hoài cũng là một trong số đó. Dưới đây, bài viết sẽ đi phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

1. Vài nét về tác giả Tô Hoài:

Nhà Văn Tô Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại tại làng Nghĩa Đô, Thủ Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Cầu Giấy, Hà Nội). Ông sinh ra trong một gia đình làm thợ thủ công nghèo nên khi trẻ ông đã phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống: gia sư, bán hàng, kế toán…

Năm 1943 ông tham gia và Hội văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động nghệ thuật và làm báo ở Việt Bắc. Ông có những đóng góp to lớn vào sự đa dạng của nền văn học Việt Nam.

2. Tóm tắt truyện ngắn Vợ chồng A Phủ:

“Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện về Mị và A Phủ. Mị cô gái xinh đẹp, nết na, có tài thổi sáo vì thương cha nên cô đã chấp nhận làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Nói là làm dâu nhà giàu có, quyền quý nhưng Mị lại rất khổ, làm quần quật suốt cả ngày, sống cuộc sống không bằng con trâu, con ngựa trong nhà. Mị nhớ những ngày Mị còn trẻ, Mi được đi chơi, được tự do. A Phủ một chàng trai khỏe mạnh, chính nghĩa, vì bất bình trước sự ngang ngược của A Sử, A Phủ đã đánh trọng thương hắn và bị bắt về nhà thống lí Pá Tra. Thấy cảnh tượng A Phủ bị đánh đập và tra tấn dã man dường như đã quá quen thuộc với Mị, Mị thờ ơ, vô cảm. Trong một lần A Phủ đi chăn để hổ ăn mất bò, nên bị trừng phạt, bị đánh đập và bị trói đứng ở cột nhà còn bị bỏ đói. Trong một lần tình cờ Mị bắt gặp dòng nước mắt chảy dài trên mặt của A Phủ. Mị thấy thương mình rồi thương cho người cùng cảnh ngộ của A Phủ. Cô quyết định cắt dây trói giải thoát A Phủ, sau đó cô cũng trốn theo A Phủ. Cả hai trốn đến Phiềng Sa, hai người sau đó thành vợ chồng với nhau và cùng theo cách mạng.

3. Giá trị nhân đọa trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ:

Giá trị nhân đạo bao gồm: ngợi ca vẻ đẹp tiềm tàng bên trong mỗi con người, cảm thông cho số phận bi ai của họ và lên án, tố cáo một xã hội phong kiến tàn bạo. Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, giá trị nhân đạo được thể hiện:

Đọc thêm:  Cảm nhận tình yêu làng của ông Hai hay nhất (Sơ đồ tư duy + 12

– Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người dân vào bước đường cùng, khiến họ trở thành một cỗ máy, thành nô lệ

– Niềm cảm thông, đau xót của Tô Hoài khi chứng kiến khát vọng, nhân quyền của con người bị chà đạp. Mị và A Phủ phải sống cuộc đời của những kẻ nô lệ, cuộc sống không bằng con trâu, con ngựa, bị đối xử một cách tàn bạo, bị bóc lột một cách dã man

– Ca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người ngay cả trong hoàn cánh khắc nghiệt nhất. Mị dù “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” nhưng vẫn muốn được đi chơi trong đêm tình mùa xuân, vẫn khao khát có hạnh phúc gia đình, khao khát được giải phóng khỏi ngục thất cuộc đời mình. Còn A Phủ, dù bị bắt làm nô lệ cho nhà Thống lí nhưng vẫn không hề đánh mất đi sự tự do vốn có của mình. A Phủ vẫn sống một cách phóng khoáng, yêu đời và khao khát sống một cách mãnh liệt.

– Con đường giải thoát cho nhân vật mà Tô Hoài đưa ra trong tác phẩm chính là đi theo cách mạng mà trong đoạn kết của câu chuyện, A Phủ và Mị đã trốn tới Phiềng Sa và đi theo ánh sáng của cách mạng để giải thoát cho cuộc đời tăm tối của họ => con đường đấu tranh cách mạng.

4. Dàn bài Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ:

Mở bài: giới thiệu về truyện Vợ chồng A Phủ

Một trong những truyện ngắn đặc sắc trong chương trình lớp 12 không thể không kể đến tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.

Thân bài: phân tích giá trị nhân đạo trong vợ chồng A Phủ

1. Tác giả Tô hoài:

– Ông sinh năm 1920 và mất năm 2014 có tên là Nguyễn Sen

– Ông đến từ Nghĩa Đô- Từ Liêm- Hà Nội

– Ông học hết tiểu học rồi đi làm, ông có sự nghiệp văn chương rất phong phú

– Những sáng tác của ông: những mảnh đời ở vùng quê nghĩa đô, những con vật gần gũi với con người, Hà nội trong những năm chống Pháp, miền núi với cách mạng và chủ nghĩa xã hội

2. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ

– Tác phẩm được viết khi tác giả tham gia chiến dịch Tây Bắc

– Được in trong tập truyện Tây Bắc

3. Giá trị nhân đạo trong truyện:

a. Đối với nhân vật Mị:

– Khi sức sống tiềm tàng trong con người được hồi sinh thì nó là ngọn lửa không thể dập tắt

– Nó tất yêu chuyển thành hành động phản kháng táo bạo, chống lại mọi sự chà đạp, lăng nhục để cứu cuộc đời mình

b. Đối với A Phủ

– Tinh thần phản kháng là cơ sở cho sự giác ngộ Cách mạng sau này

– Có sức sống tiềm tàng mãnh liệt

Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tinh thần nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

– Đây là tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc

Đọc thêm:  Top 7 Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Mẹ hiền dạy con" của

– Thể hiện sự vươn lên mãnh liệt của con người

5. Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ( bài mẫu):

“Vợ chồng A Phủ” là một trong những thành công lớn nhất của nhà văn Tô Hoài – là truyện ngắn rút ra từ tập “Truyện Tây Bắc” viết vào năm 1953. “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ con người và là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Dưới ngòi bút tài năng của nhà văn, truyện viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở vùng núi cao Tây Bắc trước và sau khi đến với cách mạng và niềm cảm thông sâu sắc trước số phận khốn khổ, bất hạnh tủi nhục khi bị mất quyền sống của người dân lao động miền núi dưới ách thống trị của lũ chúa đất và bọn thực dân và qua đó ca ngợi tinh thần cách mạng của họ.

Số phận của Mị qua câu chuyện khiến người đọc phải xót thương cho một đời người đầy cơ cực. Một cô gái Mèo hồn nhiên đương tuổi yêu đời chỉ vì cái nghèo nên bị gán ghép là con dâu nhà Thống lí Pá tra. Cuộc sống ở đây đã biến một cô gái hồn nhiên, tràn đầy sức sống và giàu mơ ước trở thành một con người khắc khổ, sống lầm lũi như “con rùa nuôi trong xó cửa”, thậm chí nhiều lúc Mị cảm thấy mình không bằng một con vật: “bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi… con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn đc đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái trong cái nhà này thì vùi đầu vào làm việc cả ngày cả đêm”…

….Những ngày tết A Sử đi chơi, Mị còn bị trói đứng trong buồng tối. Vậy mà khi vừa được chị dâu cởi trói Mị lại phải đi hái lá thuốc cho chồng, nhỡ mệt thiếp đi thì lại bị A Sử lấy chân đạp vào đầu. Danh nghĩa là con dâu nhà quan nhưng thực chất Mị cũng chỉ là một nô lệ làm việc không công. Người phụ nữ ấy tần tảo đêm hôm, không những bị bóc lột sức lao động mà còn bị ta tấn về tinh thần, thể xác. Đã nhiều lần Mị muốn ăn lá ngón từ bỏ cuộc sống nhưng trong Mị vẫn luôn thương cha, thương gia đình không ai trả nợ cho nên lại nhẫn nhục chịu đựng.

Bị giam hãm đầy đọa trong cái địa ngục ấy, Mị đang chết dần với năm tháng, Mị gần như tê liệt sức sống. Mị không còn ý thức về không gian, thời gian và các mối quan hệ xã hội, không hiện tại và cũng không có cả tương lai. Ở lâu trong cái khổ Mị đã quen với cái khổ rồi. Cuộc đời của Mị chỉ thu lại qua khung cửa sổ nhỏ bằng bàn tay “mờ mờ”, “trăng trắng không biết là sương hay nắng”. Mị hầu như mất hết cả ý thức về bản thân và những mong muốn đổi thay cho số phận, thậm chí Mị còn không có cả những ý nghĩ về cái chết nữa.

Đọc thêm:  Câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ

Nhân vật A Phủ được tác giả nhắc đến trong hoàn cảnh cũng như Mị khi chỉ vì một lần đánh A Sử mà bị gán ghép nợ lần phải làm trâu làm ngựa cho nhà Thống lí Pá tra để trả nợ. Cũng như Mị những ngày sống ở nhà thống lí A Phủ chịu biết bao sự đầy đọa nhục hình cả về thể xác lẫn tinh thần. Để rồi trong gian khổ hai con người này đã gặp nhau ở sự đồng cảm sâu sắc, ở tình thương con người cùng cảnh ngộ.

Giá trị nhân đạo còn được thể hiện qua những trang văn miêu tả sự áp bức, bóc lột đáng căm ghét được thể hiện thông qua hành động của cha con nhà Thống lí Pá tra – đại diện xã hội lúc bấy giờ. Mặt khác giá trị nhân đạo còn được thể hiện ở sự cảm thông và thấu hiểu những tâm tư tình cảm, tâm trạng của những con người khốn khổ. Thông qua tiếng kèn, tiếng sao vang lên, trong Mị và A Phủ vẫn luôn ấp ủ sức sống mãnh liệt, thoát khỏi cuộc sống đầy đọa để được tự do. Với Mị, tiếng sáo là tín hiệu của tình yêu, hạnh phúc, tự do và cô khao khát đến cháy bỏng: “ngày trước Mị thổi sao giỏi… Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê…”. Mị sống lại những kỉ niệm đẹp đẽ, ngọt ngào với tiếng sáo, Mị trở về với niềm vui sống trong hiện tại. Mị muốn đi chơi. Lòng ham sống của Mị trỗi dậy mạnh mẽ. Quên đi những đau đớn thể xác, Mị đã “vùng bước đi”. Dòng nước mắt lăn trên má Mị đã khơi dậy trong tâm hồn Mị niềm cảm thông sâu sắc khi thấy A phủ bị trói đứng. Càng thương mình Mị lại càng thương người. Mị ko thể dửng dưng câm lặng đc nữa. Tình thương đã lấn áp cả nỗi sợ và cao hơn cả cái chết. Mị đã đi đến hành động cắt dây trói cho A Phủ. Đây là quá trình tự phát nhưng nó là kết quả phát triển tất yếu của cả một quá trình sức sống ko ngừng trong con người Mị. Chính những phẩm chất tâm hồn tốt đẹp đã giúp cho Mị và A phủ có đủ sức sống và nghị lực để trỗi dậy, chạy trốn khỏi Hồng Ngài, đi tìm tự do cho chính mình. Mị và A Phủ đã chạy đến Phiềng Xa và giác ngộ cách mạng. Từ trong tăm tối, đau thương Đảng đã dẫn đường chỉ lối cho họ, giúp họ tìm ra con đường mới: con đường Cách mạng.

Như vậy, dưới ngòi bút nhân văn sâu sắc của tác giả, tác phẩm Vợ chồng A Phủ mang đậm giá trị nhân đạo và hiện thực khi nó tái hiện toàn bộ bức tranh của xã hội phong kiến tàn bạo.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button