Những cái Nhất của phụ nữ Việt Nam | Báo Dân trí

Một độc giả của báo điện tử Dân trí đã sưu tầm được những cái Nhất rất đáng tự hào và trân trọng về phụ nữ Việt Nam. Trang Văn hóa xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bài viết cộng tác, những đóng góp, góp ý của độc giả với trang Văn hóa trong suốt thời gian qua. Dưới đây chúng tôi xin đăng lại bài viết “Những cái Nhất của phụ nữ Việt Nam” nhân hướng tới ngày 20/10- ngày kỷ niệm 83 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập. Để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm là ngày truyền thống của tổ chức đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”.

***

Người phụ nữ đầu tiên làm vua ở Việt Nam là: Bà Trưng Trắc, bà là con gái một lạc tướng ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Năm 40 của thế kỷ thứ nhất, bà Trưng Trắc đã cùng em gái là Trưng Nhị lãnh đạo nhân dân chống lại sự xâm lược của nhà Hán, thu giang sơn về một mối. Bà xưng vương và giữ ngôi trong 3 năm. Trong lịch sử, bà Trưng Trắc vẫn được gọi là “Vua bà”.

Đọc thêm:  Mẫu biên bản hội nghị liên tịch đề nghị bổ nhiệm lại hiệu trưởng

Người phụ nữ vác đạn nặng nhất trong chiến tranh Việt Nam là: Anh hùng Ngô Thị Tuyển. Anh hùng Ngô Thị Tuyển sinh năm 1946 tại Nam Ngạn, Hàm Rồng, Thanh Hóa. Chị là nữ dân quân mưu trí, dũng cảm. Ngày 4 – 4- 1965, chị đã vác 2 hòm đạn nặng 98kg vượt qua bờ đê chuyển ra sông phục vụ chiến đấu tại Hàm Rồng Thanh Hóa.

Người phụ nữ biên soạn cuốn từ điển Hán Nôm cổ nhất Việt Nam là: Bà Trịnh Thị Ngọc Trúc, bà đã biên soạn cuốn từ điển Hán Nôm “Ngọc âm chí Nam giải nghĩa” ở thế kỷ 16.

Người phụ nữ sáng tác nhiều thơ bằng chữ Nôm nhất Việt Nam là: Nữ thi sỹ Hồ Xuân Hương, bà sinh ra ở thế kỷ thứ 18, được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.

Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đầu tiên là: Bà Lê Thị Xuyến, bà sinh năm 1909 tại Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam, là chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam từ năm 1946-1956.

Người phụ nữ làm Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lâu nhất là: Bà Nguyễn Thị Thập, sinh năm 1908 tại Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang. Có 18 năm là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1956-1974). Bà cũng là nữ đại biểu Quốc hội nhiều khóa nhất (khóa I đến khóa VI) 36 năm làm đại biểu quốc hội, nữ Phó chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam.

Đọc thêm:  Phân tích Tiếng nói của văn nghệ (6 mẫu) - Lớp 9 - Download.vn

Bà mẹ anh hùng chịu đựng nỗi đau lớn nhất trong lịch sử: Mẹ Nguyễn Thị Thứ. Sinh năm 1904, tại xã Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam. Mẹ có 10 người con (9 con trai, 1 con rể) và hai cháu nội hy sinh trong chiến tranh.

Người phụ nữ Việt nam đầu tiên được tặng danh hiệu Viện sỹ thông tấn của Hàn Lâm Viện văn chương khoa học và nghệ thuật toàn châu Âu là: Bà Điềm Phùng Thị, sinh năm 1920 tại Huế. Bà có 36 tượng đài và nhiều tác phẩm điêu khắc. Năm 1993 bà được phong danh hiệu: “Nữ Viện sỹ thông tấn của Hàn lâm Viện Văn chương khoa học và nghệ thuật toàn châu Âu”.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button