Lập dàn ý Tả cây phượng lớp 4 – VnDoc.com

Lâp dàn ý tả cây phương trên sân trường em bao gồm các dàn ý chi tiết giúp các em hoc sinh nắm được cấu trúc, cách làm một bài văn tả cây cối, hoàn thiện bài văn tả cây phượng, chuẩn bị cho bài viết Tập làm văn lớp 4. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Dàn ý Tả cây phượng trên sân trường mẫu 1

a. Mở bài: Giới thiệu cây phượng trên sân trường mà em muốn miêu tả:

  • Cây phượng vĩ ấy được trồng ở góc nào trên sân trường?
  • Cây phượng ấy đã nhiều tuổi chưa? Được trồng từ khi mới xây trường hay vừa được trồng vào gần đây?

b. Thân bài:

– Miêu tả cây phượng:

  • Rễ cây như thế nào? Có phần rễ nào trồi lên mặt đất không? Phần rễ ấy có màu gì? Trông giống con vật gì?
  • Thân cây phượng cao và to như thế nào? Bao nhiêu bạn học sinh thì ôm xuể?
  • Lớp vỏ trên thân cây dày hay mỏng? Sần sùi, thô ráp hay trơn bóng? Màu sắc của lớp vỏ là gì? Khi sờ vào thì có cảm giác như thế nào?
  • Cây phượng có nhiều cành không? Kích thước và độ dài của các cành như thế nào?
  • Tán cây phượng có rộng và dày không? Đặc điểm này do yếu tố nào quyết định?
  • Lá phượng có hình dáng, đặc điểm, màu sắc như thế nào? Lá phượng xanh tốt quanh năm hay rụng theo mùa như lá bàng?
  • Hoa phượng nở vào mùa nào? Hoa nở theo chùm hay riêng lẻ? Màu sắc của hoa phượng là gì?

– Cây phượng với con người:

  • Em và các bạn thường làm gì dưới bóng mát cây phượng?
  • Khi hoa phượng nở, báo hiệu điều gì sắp đến với các bạn học sinh?
  • Em thường làm gì với những bông hoa phượng nở?
  • Cây phượng và hoa phượng đã chứng kiến điều gì khi đứng trên sân trường qua bao năm tháng?

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây phượng vĩ.

Dàn ý Tả cây phượng trên sân trường mẫu 2

1. Mở bài

– Giới thiệu về cây phượng mà em muốn tả:

  • Đó là cây phượng được trồng ở đâu trên sân trường?
  • Cây phượng ấy đã được trồng lâu chưa? Là một cây phượng già hay vẫn còn trẻ?
  • Cây phượng đó có được mọi người yêu quý hay không?

2. Thân bài

– Miêu tả cây phượng:

  • Thân cây to lớn, rắn chắc, còn to hơn cả cái cột nhà
  • Tính đến hết ngọn, cây phượng còn cao hơn cả tòa nhà ba tầng của trường em
  • Lớp vỏ trên thân xám xịt, sần sùi, bong ra làm nhiều mảng như vảy cá
  • Những cành cây ở phía trên to lớn, mọc ra thêm nhiều nhánh con như hàng trăm cái tay đang múa trên ngọn cây
  • Lá phượng nhỏ li ti, xanh tốt quanh năm, nên cây phượng lúc nào cũng là chiếc dù lý tưởng
  • Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa, hoa phượng đỏ rực như lửa, gợi lên nhiều cảm xúc khó tả

– Hoạt động của học sinh gắn với cây phượng:

  • Giờ ra chơi, sau khi tan trường, luôn có những nhóm bạn tụm năm tụm bảy ngồi dưới gốc cây phượng để đọc sách, trò chuyện hay chơi trò chơi
  • Những bạn nam nghịch ngợm thì thích thú leo trèo lên những cành thấp của cây
  • Khi phượng nở hoa thì các bạn lại thích thú với việc hái những cánh hoa phượng đỏ để ép vào trang vở làm quà lưu niệm
Đọc thêm:  Đáp án trắc nghiệm module 3 Ngữ văn THCS

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho cây phượng đã tả
  • Hình ảnh cây phượng ấy gắn kết với mái trường, với tuổi học trò của em

Dàn ý Tả cây phượng trên sân trường mẫu 3

1. Mở bài

  • Giới thiệu cây phượng trên sân trường mà định tả.

2. Thân bài

– Giới thiệu chung về cây phượng đó:

  • Cây phượng được trồng ở vị trí nào trên sân trường?
  • Cây phượng ấy năm nay đã lớn tuổi chưa? Đã được trồng lâu trên sân trường chưa?
  • Cây phượng thuộc loài cây cổ thụ, có bóng mát, sẽ ra hoa vào mùa hạ

– Miêu tả cây phượng:

  • Thân cây cao lớn, cao hơn cả cây bàng trên sân
  • Gốc cây rất to, phải ba bạn học sinh cùng ôm thì mới xuể
  • Dưới gốc, được nhà trường quét một lớp vôi trắng để bảo vệ gốc cây khỏi các loại vi khuẩn gây mốc
  • Những cành phượng khá nhiều và chắc chắn, những cảnh ở trên cao và ở ngoài sẽ nhỏ hơn những cành ở dưới
  • Lá phượng vốn là những mảnh lá nhỏ li ti như hạt đậu, nhưng chúng gắn kết với nhau bởi các cuống lá, tạo cảm giác lá phượng rất lớn
  • Lá phượng xanh tốt quanh năm, nên lúc nào cây phượng cũng là chiếc ô xanh rì
  • Sau mỗi trận mưa lớn, sẽ có nhiều những mẩu lá nhỏ tí xíu rơi xuống, như là một trận tuyết màu xanh vậy
  • Vào mùa hè, cây phượng sẽ ra hoa, hoa phượng màu đỏ rực như lửa, đỏ suốt cả mùa hè
  • Hoa phượng chính là loài hoa gắn với tuổi học trò, khơi gọi nên nhiều cảm xúc khó tả và kỉ niệm đáng nhớ

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho cây phượng trên sân trường

Dàn ý Tả cây phượng trên sân trường mẫu 4

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về cây phượng trên sân trường em. Gợi ý: dẫn dắt thông qua những câu thơ nói về cây phượng:

Tháng năm về rợp trời hoa Phượng đỏVe râm ran, nắng gió đến xao lòng

(Vân Anh)

Tháng nămRạo rực ngày thườngPhượng hồng đỏ lửa sân trường ban trưaTrời xanhMây trắng gió lùaTiếng ve tấu nhạc như đưa tôi về

(Tony Bùi)

Tia nắng hè hong nắng rực râm ranCho phượng hồng thắp tràn lên màu lửa.

(Đào Mạnh Thạnh)

Tháng nămrợp trời hoa phượng đỏƯớc mơ bay caotheo làn gióĐôi mắt trong veo tuổi học trò.

(Lê Mỹ Hường)

Tháng năm về,hoa phượng nở xôn xaoĐỏ rực rỡ, cháy bỏng trời mùa hạHoa học trò tưng bừng nô nức quáLại nhớ trường, nhớ lớp đến nôn nao.

(Trần Thị Tĩnh)

b. Thân bài

– Giới thiệu chung về cây phượng:

  • Cây phượng trồng ở vị trí nào trên sân trường em?
  • Vị trí đó nằm gần khu vực nào của trường? Có đông học sinh thường xuyên di chuyển qua hay không?
  • Cây phượng đó năm nay đã bao nhiêu tuổi rồi?

– Miêu tả cây phượng:

  • Cây phượng cao bao nhiêu? (có thể áng chừng trong sự so sánh với các sự vật khác như: cổng trường, tòa nhà học tập, cột đèn…)
  • Thân cây to lớn như thế nào? (thường được so sánh với bao nhiêu người ôm thì hết thân cây)
  • Lớp vỏ trên thân cây có màu gì? Trông như thế nào? Khi chạm vào có cảm giác ra sao?
  • Bộ rễ của cây có kích thước, màu sắc như thế nào? Bộ phận nổi trên mặt đất khiến em liên tưởng đến hình ảnh gì?
  • Các cành của cây phượng mọc theo hướng nào? Độ to của cành ra sao?
  • Lá phượng có đặc điểm gì? Màu sắc gì? Khi rụng thì tạo ra cảnh sắc ấn tượng gì trên sân trường?
Đọc thêm:  Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh - Download.vn

– Miêu tả hoa phượng:

  • Khi nào thì hoa phượng bắt đầu nở?
  • Hoa phượng có màu sắc gì? Màu sắc đó làm em liên tưởng đến điều gì?
  • Những cánh hoa phượng có hình dáng, độ dày ra sao?
  • Những bông hoa phượng mọc riêng lẻ hay kết thành từng chùm? Có vẻ đẹp như thế nào?
  • Hoa phượng thường khiến em nhớ, liên tưởng đến điều gì?

– Kỉ niệm của em cùng cây phượng:

  • Vui chơi cùng bạn bè dưới bóng mát của cây
  • Hái hoa phượng ép vào trang vở

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho cây phượng
  • Mong muốn của em dành cho cây (luôn xanh tốt, phát triển)
  • Lời hứa sẽ trở về thăm cây, thăm mái trường dù sau này không học ở đây nữa

Dàn ý tả cây phượng trên sân trường lớp 4

Dàn ý Tả cây phượng trên sân trường mẫu 5

a. Mở bài: Giới thiệu về cây phượng mà em được quan sát hoặc có trong sân trường em.

Tuổi học trò của chúng ta ai cũng biết đến cây phượng, đây là loài cây cổ thụ trồng nhiều trong sân trường giúp tạo ra bóng mát. Mùa hè đến cây phượng như “thay da đổi thịt” những bông hoa phượng nở rộ và tràn đầy sức sống thiên nhiên.

b. Thân bài

– Miêu tả chung cây phượng

  • Cây phượng trong sân trường em đã được trồng từ hàng chục năm trước.
  • Đây là loại cây cổ thụ, ra hoa vào mùa hè.
  • Nhìn từ xa cây phượng tỏa bóng mát che rợp cả khoảng trống phía trước trường.

– Miêu tả chi tiết về cây phượng

  • Gốc cây lớn, gồm nhiều rễ dài như những con rắn quấn lấy thân cây.
  • Thân cây màu nâu, khoảng một vòng tay người ôm, có quét vôi trắng xung quanh.
  • Lá phượng nhỏ nhắn như lá me.
  • Mùa hè hoa phượng thường nở đỏ rực có một khoảng trời.
  • Nụ hoa phượng mọc thành từng chùm, có màu xanh, nhỏ xinh.
  • Mỗi bông hoa phượng thường có năm cánh mỏng, màu đỏ.
  • Hoa phượng không có mùi hương nồng nàn nhưng lại rất riêng.
  • Hoa phượng nở và tiếng ve là những âm thanh quen thuộc của mùa hè.

– Tả hoạt động con người bên cây phượng

  • Giờ giải lao chúng em thường tụ tập dưới gốc cây phượng vui chơi, ôn bài.
  • Tổ chức các hoạt động ngoài trời.
  • Thỉnh thoảng có những cô cậu học sinh đi nhặt hoa phượng về làm kỉ niệm.

– Ý nghĩa của hoa phượng

  • Mùa phượng nở báo hiệu mùa hè đến chúng em phải tạm rời xa mái trường.
  • Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trong trường.

c. Kết bài

  • Em rất yêu cây phượng vì chúng rất có ích (tạo ra bóng mát).
  • Dù sau này có đi đâu nhưng em mãi nhớ về cây phượng trường em với nhiều kỉ niệm tuổi học trò.

Dàn ý Tả cây phượng trên sân trường mẫu 6

a. Mở bài: Giới thiệu cây muốn tả (Cây phượng)

  • Cây phượng do ai trồng? (Do lớp chị tôi trồng kỉ niệm trước lúc xa mái trường thân yêu này.)
  • Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? (Cây phượng nằm ngay ở giữa sân trường. Tính đến nay, cây phượng đã qua tám mùa hoa nở)

b. Thân bài:

– Tả bao quát cây phượng (Chọn thời điểm phượng đang ra hoa để miêu tả.)

Đọc thêm:  Cách học phiên âm tiếng trung Pinyin bảng chữ cái tiếng Trung đầy đủ

– Tả từng bộ phận:

  • Gốc phượng to bằng chừng nào?
  • Rễ phượng có những đặc điểm gì?
  • Thân phượng (Vỏ cây có màu gì? Trơn hay nhám hoặc xù xì?…)
  • Tán phượng (tả cành, lá….)
  • Tả hoa phượng (Những đặc điểm nổi bật của cánh phượng, nụ hoa, màu sắc….)

c. Kết bài: Cảm nhận của em về cây phượng vĩ ở sân trường.

Lập dàn ý tả cây phượng

Dàn ý Tả cây phượng trên sân trường mẫu 7

a. Mở bài: Giới thiệu cây phượng + quang cảnh sân trường

  • Sân trường em có rộng không? trồng những cây gì?
  • Cây phượng nằm ở đâu? Nó ở đó bao lâu rồi?

b. Thân bài:

– Miêu tả bao quát cây phượng

  • Cao cao bao nhiều, tán lá có rộng không?
  • Thân cây có sần sùi không?

– Miêu tả cây phượng trong 4 mùa

  • Mùa hè: Phượng lặng lẽ, khoe những chiếc tán to tròn, đợi chờ học sinh đến, đỏ rực
  • Mùa thu: Lá dần chuyển dần màu đỏ, học trò thích nhặt những là phượng, …. lá bay theo gió
  • Mùa đông: Lá phượng rụng, chỉ còn trơ lại thân cây, cành gầy guộc
  • Mùa xuân: Nhưng chồi non mới mọc xinh xinh, lá xanh nõn,…lá me non

c. Kết bài: Kỉ niệm với cây phượng

Dàn ý Tả cây phượng trên sân trường mẫu 8

a. Mở bài: Giới thiệu chung:

  • Cây hoa phượng được trồng ở đâu?
  • Từ bao giờ?

b. Thân bài: Tả cây phượng:

  • Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng của nó ra sao?
  • Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả… như thế nào?
  • Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm? Màu sắc của cánh hoa, nhuỵ hoa?
  • Cây phượng gắn bó với đời học sinh ra sao?

c. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây hoa phượng.

  • Yêu mến, gắn bó, xem cây phượng như người bạn thân thiết…

Lập dàn ý Tả cây cối lớp 4

  • Lập dàn ý tả một loài hoa mà em thích
  • Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc lớp 4
  • Lập dàn ý tả cây bàng lớp 4
  • Lập dàn ý tả cây ổi lớp 4
  • Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây xoài lớp 4
  • Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây đu đủ lớp 4
  • Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây khế lớp 4
  • Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây nhãn lớp 4
  • Lập dàn ý Tả cây dừa lớp 4

Nghe đọc bài văn mẫu Tả cây phượng

Nhắc là hoa phượng, người ta lại nhớ đến cái tên “hoa học trò”. Khi những dàn đồng ca mùa hạ tấu lên khúc nhạc ngân vang thì cũng là lúc những chùm hoa phượng đỏ thắm trổ bông. Phượng cùng vui, cùng khóc, cùng buồn, phượng đỏ thắm trên vai áo ai. Phượng chia nước mắt ngày chia tay, phượng tiếp lửa cho người ở lại. Phượng đã trở thành một mảnh kí ức tâm hồn thật đẹp, thật trong sáng mà rất đỗi thiêng liêng và cao quý cho mỗi bạn học sinh chúng ta. Dưới đây là các dàn ý chi tiết cho các em học sinh tham khảo ý, lên ý tưởng chuẩn bị cho các bài viết miêu tả lớp 4.

Với dàn ý này các em sẽ dễ dàng hơn khi triển khai hoàn thành bài tập làm văn tả cây phượng. Để chuẩn bị cho các bài viết văn trên lớp các em hoc sinh tham khảo Văn mẫu lớp 4: Tả cây phượng trên sân trường em bao gồm những bài văn hay chọn lọc được VnDoc sưu tầm chọn lọc giúp các em học sinh biết cách làm bài văn miêu tả nói chung và văn miêu tả cây phượng nói riêng, rèn luyện kỹ năng viết văn, vận dụng cho từng bài viết.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button