Hoá học 11 Bài 8: Amoniac và muối amoni – HOC247

1.1.1. Cấu tạo phân tử

Sơ đồ cấu tạo của phân tử NH3

Hình 1: Sơ đồ cấu tạo của phân tử NH3

  • Nguyên tử N liên kết với 3 nguyên tử H bằng 3 liên kết cộng hóa trị có cực.
  • Nguyên tử N còn có 1 cặp e hoá trị.
  • Nguyên tử N có số oxi hóa thấp nhất -3
  • Phân tử có cấu tạo không đối xứng nên phân tử NH3 phân cực.

1.1.2. Tính chất vật lý

  • Là chất khí không màu, mùi khai, xốc, nhẹ hơn không khí
  • Tan nhiều trong nước, tạo thành dd có tính kiềm

Video 1: Sự hòa tan của Amoniac trong nước

  • Khí NH3 tan nhiều trong nước làm giảm P trong bình và nước bị hút vào bình. Phenolphtalein chuyển thành màu hồng ⇒ NH3 có tính bazơ.
  • Dung dịch NH3 đậm đặc trong phòng thí nghiệm có nồng độ 25% (N = 0,91g/cm3).

1.1.3. Tính chất hóa học

Tính bazơ yếu

Tác dụng với nước

  • Khi hoà tan khí NH3 vào nước, 1 phần các phân tử NH3 phản ứng tạo thành dd bazơ ⇒ dd NH3 là bazơ yếu:

NH3 + H2O (rightleftharpoons) NH4++ OH-

  • Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Tác dụng với dung dịch bazơ

  • Dung dịch NH3 có khả năng làm kết tủa nhiều hidroxít kim loại

AlCl3 + 3NH3 + 3 H2O → Al(OH)3 (downarrow) + 3 NH4Cl

Al3++3NH3+3H2O → Al(OH)3 (downarrow) + 3NH4+

Tác dụng với axít

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl

(không màu) (ko màu) (khói trắng)

Video 2: Amoniac tác dụng với axit clohidric

Tính khử

Trong phân tử NH3, N có số oxi hóa là -3. Nitơ có các số oxi hóa là -3,0,+1,+2,+3,+4,+5. Như vậy trong các phản ứng hóa học khi có sự thay đổi số oxi hóa, số oxi hóa của N trong NH3 chỉ có thể tăng lên → thể hiện tính khử.

Đọc thêm:  Lý thuyết Vật lý 11 Bài 17. Dòng điện trong chất bán dẫn

Tác dụng với oxi

Video 3: Thí nghiệm giữa NH3 và Oxi

NH3 được tạo ra từ phản ứng của NH4Cl và CaO

Khí O2 được tạo ra từ phản ứng của KClO3 và MnO2

  • Hiện tượng: Que đóm đang cháy bỗng vụt tắt
  • Giải thích: Khí N2 không duy trì sự cháy 4 NH3 + 3O2 2N2 + 6 H2O

Tác dụng với Clo

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6 HCl

Nếu NH3 dư : NH3 + HCl → NH4Cl (khói trắng)

* Kết luận: Amoniac có các tính chất hoá học cơ bản: Tính bazơ yếu và Tính khử

1.1.4. Ứng dụng

  • Sản xuất HNO3
  • Sản xuất phân đạm và dd NH3 có thể sử dụng trực tiếp làm phân bón
  • Điều chế N2H4 làm nhiên liệu cho tên lửa
  • NH3 lỏng dùng làm chất làm lạnh cho thiết bị lạnh
  • Sử dụng trong công nghiệp đông lạnh (sản xuất nước đá, bảo quản nông phẩm…)
  • Sử dụng trong công nghiệp môi trường (loại bỏ một số khí gây ô nhiễm như SO2…)

1.1.5. Điều chế

Trong phòng thí nghiệm

  • Đun nóng muối amoni với Ca(OH)2 hay dd kiềm: 2NH4Cl+Ca(OH)2 → CaCl2+2NH3 (uparrow)+2H2O
  • Để làm khô khí, ta cho khí NH3 có lẫn hơi nước qua bình vôi sống CaO.
  • Điều chế nhanh 1 lượng nhỏ khí NH3, ta đun nóng dung dịch NH3 đậm đặc.

Trong công nghiệp

N2 + 3H2 2NH3 (triangle H < 0)

  • Nhiệt độ: 450 – 500OC
  • Áp suất: 200- 300 atm
  • Chất xúc tác: Fe/Al2O3, K2O

Muối amoni là chất tinh thể ion gồm cation amoni NH4+ và anion gốc axít. Ví dụ: NH4Cl, (NH4)2SO4 , (NH4)2CO3

Đọc thêm:  Bài 3 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1 | Soạn bài Chí Phèo phần 1

1.2.1.Tính chất vật lý

  • Tinh thể
  • Đều tan trong nước
  • Ion NH4+ không màu

1.2.2.Tính chất hoá học

Tác dụng với bazơ kiềm

(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O.

Phương trình ion thu gọn: NH4+ + OH- → NH3 + H2O → Điều chế NH3 trong Phòng thí nghiệm và nhận biết muối amoni.

Phản ứng nhiệt phân

  • Muối amoni tạo bởi axít không có tính oxi hoá: (HCl,H2CO3) → NH3

NH4Cl (r) NH3 (k) + HCl (k).

(NH4)2CO3 (r) NH3 (k) + NH4HCO3(r).

NH4HCO3(r) NH3(k) + CO2(k) + H2O

  • (NH4)2CO3; NH4HCO3 ở nhiệt độ thường cũng tự phân huỷ; ở nhiệt độ cao phản ứng xảy ra nhanh hơn; Dùng NH4HCO3 trong bột nở.
  • Muối amoni tạo bởi axít có tính oxi hoá: (HNO2, HNO3) → N2 , N2O

NH4NO2 N2 + 2H2O

NH4NO3 N2O + 2H2O

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button