Giải Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 7 : Nitơ
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Sách giáo khoa hóa học lớp 11
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 11
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 11
- Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 11
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
- Giải Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 11
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
Giải Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 7 : Nitơ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 1 (trang 31 SGK Hóa 11): Trình bày cấu tạo của phân tử N2? Vì sao ở điều kiện thường nitơ là một chất trơ? Ở điều kiện nào nitơ trở nên hoạt động hơn?
Lời giải:
– Cấu hình e của nitơ: 1s22s22p3
CTCT của phân tử nitơ: N ≡ N
– Giữa hai nguyên tử trong phân tử N2 hình thành một liên kết ba bền vững. Mỗi nguyên tử ni tơ trong phân tử N2 có 8e lớp ngoài cùng, trong sđó có ba cặp e dùng chung và 1 cặp e dùng riêng đã ghép đôi.
Ở điều kiện thường nitơ là chất trơ vì có lên kết ba bền vững giữa hai nguyên tử, liên kết này chỉ bị phân huỷ rõ rệt thành nguyên tử ở nhiệt độ 3000oC.
Ở nhiệt độ cao nitơ trở nên hoạt động vì phân tử N2 phân huỷ thành nguyên tử nitơ có 5e lớp ngoài cùng và có độ âm điện tương đối lớn (3,04) nên trở nên hoạt động.
Bài 2 (trang 31 SGK Hóa 11): Nitơ không duy trì sự hô hấp, nitơ có phải khí độc không?
Lời giải:
Nitơ không phải là khí độc mặc dù không duy trì sự hô hấp và sự cháy.
Bài 3 (trang 31 SGK Hóa 11): a. Tìm các cặp công thức đúng của liti nitrua và nhóm nitrua:
A. LiN3 và Al3N
B. Li3N và AlN
C. Li2N3 và Al2N3
D. Li3N2 và Al3N2
b. Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành liti nitrua và nhóm nitrua khi cho liti và nhôm tác dụng trực tiếp với nitơ. Trong các phản ứng này nitơ là chất oxi hoá hay chất khử?
Lời giải:
a. Đáp án B
Khi liên kết với kim loại nitơ dễ nhận thêm 3e (N có 5e lớp ngoài cùng nên có số oxi hoá -3 còn Li dễ nhường 1e và Al dễ nhường 3e nên lần lượt có số oxi hoá là +1 và +3)
b.
Ta thấy trong các phản ứng trên nitơ là chất oxi hoá vì
Bài 4 (trang 31 SGK Hóa 11): Nguyên tố nitơ có số oxi hoá là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO, NO2, NH3, NH4Cl, N2O, N2O3, N2O5, Mg3N2?
Lời giải:
Trong các hợp chất trên, số oxi hoá của nitơ lần lượt là: +2, +4, -3, -3, +1, +3, +5, -3.
Bài 5 (trang 31 SGK Hóa 11): Cần bao nhiêu lít khí nitơ và khí hiđro để điều chế được 67,2 lit khí amoniac? Biết rằng thể tích của các khí đề được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%?
Lời giải:
Ta thấy tỉ lệ về thể tích cùng là tỉ lệ về số mol:
Tỉ lệ số mol cũng chính là tỉ lệ thể tích
Theo pt:
Do hiệu suất của phản ứng là 25% nên thể tích của nitơ và hiđro cần lấy là:
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!