Giáo án bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học – VietJack.com

Giáo án bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Link tải Giáo án Ngữ Văn 12 Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Vận dụng kiến thức đã học trong phần Văn học ở nửa đầu HKI. để viết bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ trong đó sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ.

2. Kĩ năng

Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận vh; Bước đầu rèn luyện cho HS tập trung vào một khía cạnh, một vấn đề nổi bật trong đặc điểm nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm

3. Thái độ, tư tưởng

Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp

B. Hình thức

Bài kiểm tra tự luận trong thời gian 90 phút.

C. Ma trận đề kiểm tra

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Thấp

Cao

Làm văn

Chỉ ra được tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).

Vận dụng kiến thức đọc hiểu về bài thơ Tây Tiến và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận văn học về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến.

Số câu:

Số điểm:

Tỷ lệ:

1

3,0

30%

1

7,0

70%

2

10

100%

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỷ lệ:

1

3,0

30%

1

7,0

70%

2

10

100%

D. Đề kiểm tra

ĐỀ KIỂM TRA

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1. Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh hoạ. (3 điểm)

Đọc thêm:  Giáo án bài Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) - Lớp 11 - VietJack.com

Câu 2. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. (7 điểm)

E. Hướng dẫn chấm

Câu 1:

– Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, đề tài của bài thơ (0.5đ)

– Những biểu hiện cụ thể của tính dân tộc trong bài thơ:

+ Nội dung: đề tài, hình tượng trung tâm, cảm hứng chủ đạo của bài thơ đều hướng tới những vấn đề lớn lao của lịch sử dân tộc(cuộc kháng chiến chống Pháp); hình tượng đất nước con người Việt Nam vừa anh dũng, quật cường vừa tràn đầy vẻ đẹp thơ mộng đằm thắm (1 điểm)

+ Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, giọng điệu trữ tình, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh (1.5 đ)

Mức đầy đủ:

Mã 2: Trả lời đầy đủ được các ý.

Mức không đầy đủ

Mã 1: Nêu được một trong các ý trên hoặc nêu được các ý nhưng chưa đầy đủ.

Mức không tính điểm:

Mã 0: Có câu trả lời khác.

Mã 9: Không trả lời.

Câu 2:

1. Yêu cầu về kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau:

Sau đây là một số gợi ý:

* Mở bài: (0.5đ)

– Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, đề tài, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

– Giới thiệu khái quát về hình tượng nt chủ đạo – đối tượng trữ tình của tp: ha người lính Tây Tiến với vẻ bi tráng, đậm chất lãng mạn, hào hoa, bay bổng.

* Thân bài (6đ)

– Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến(3 đ)

+ Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào húng mãnh liệt có bóng dáng của các tráng sĩ thủa xưa nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ. ý chí quên mình, ty mãnh liệt với quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống làm bừng sáng vẻ đẹp cuộc đời chiến đấu gian khổ.

Đọc thêm:  Giáo án bài Bác ơi! (Tố Hữu) | Giáo án Ngữ văn lớp 12 chuẩn nhất

+ Vẻ đẹp của người lính không tách rời nỗi đau chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh của những người lính được biểu hiện bằng những hả bi thương nhưng không bi luỵ

– Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa (3 đ)

+ Nét khác biệt giữa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến với người lính trong bài thơ một số bài thơ khác: Sự khác biệt xuất phát từ đ. điểm bản thân đối tượng trữ tình, từ tâm hồn của chính chủ thể trữ tình.

+ Vẻ đẹp lãng mạn không chỉ bộc lộ ở dáng vẻ ″oai hùm″ phóng túng mà luôn thăng hoa trong tâm hồn trong từng giai điệu cảm xúc của người lính giữa sự tàn khốc của chiến tranh.

* Kết bài: (0.5đ)

– Nhận định tổng quát về dặc trưng của hình tượng nghệ thuật: chất lãng mạn và chất anh hùng trong hình tượng người lính.

– Đóng góp của Quang Dũng trong cách biểu hiện hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến.

Nội dung đánh giá

Mức độ kết quả cần đạt

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Nội dung 1

Tiêu chí:

– Chỉ ra được tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc, phân tích sâu sắc, đầy đủ các phương diện đó.

Tiêu chí:

Chỉ ra được tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc nhưng phân tích không sâu các biểu hiện.

Tiêu chí:

– Chỉ ra được tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc nhưng phân tích sơ sài, chưa đầy đủ

Tiêu chí:

– Chưa chỉ ra đầy đủ các phương diện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc.

– Bài viết sơ sài.

Tiêu chí:

– Không làm hoặc hoàn toàn không phân tích, không chỉ ra được bất cứ một phương diện nào.

Điểm

3.0

2.0 – 2.5

1.0 – 1.5

0.5 – 0.75

Nội dung 2

Tiêu chí:

– Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn một vài sai sót về chính tả, dùng từ.

Đọc thêm:  Giáo án bài Quá trình văn học và phong cách văn học - VietJack.com

– Giới thiệu được hoàn cảnh ra đời, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

– Phân tích được đầy đủ vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính Tây Tiến.

– Đóng góp của nhà thơ Quang Dũng.

Tiêu chí:

– Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Giới thiệu được hoàn cảnh ra đời, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

– Phân tích được vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính Tây Tiến nhưng chưa sâu.

– Chỉ ra được những đóng góp của nhà thơ Quang Dũng nhưng chưa sắc sảo.

Tiêu chí:

– Bố cục, lập luận chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

– Giới thiệu hoàn cảnh ra đời, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ chưa thực sự rõ ràng.

– Phân tích được vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính Tây Tiến nhưng chưa sâu, còn mắc lỗi về chính tả, diễn đạt.

– Chỉ ra được đóng góp của nhà thơ Quang Dũng nhưng diễn đạt không rõ ràng.

Tiêu chí:

– Mắc lỗi bố cục, lập luận, rất nhiều lỗi về diễn đạt.

– Chưa giới thiệu được hoàn cảnh ra đời, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ, chưa phân tích được vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính Tây Tiến, những đóng góp của nhà thơ Quang Dũng.

Tiêu chí:

Không làm hoặc hoàn toàn lạc đề.

Điểm

6.0 – 7.0

4.5 – 5.75

3.5 – 4.25

1 – 3.25

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 chuẩn, mới nhất khác:

  • Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
  • Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Săn SALE shopee tháng 5:

  • Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
  • SRM Simple tặng tẩy trang 50k
  • Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button