Dàn Ý và Văn Mẫu Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Trãi – Gia Sư

Gia sư Đăng Minh hướng dẫn các em làm dàn ý và thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi, đại thi hào của Việt Nam ta. Các em có thể tham khảo để học tốt hơn, không được sao chép dưới mọi hình thức. Ngoài ra gia sư Đăng Minh còn miễn phí tìm gia sư Văn giỏi giúp các em học tốt hơn môn Văn.

I. Dàn ý thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

1, Mở bài

– Giới thiệu về vấn đề thuyết minh – tác giả Nguyễn Trãi.

Dàn Ý và Văn Mẫu Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Trãi

2, Thân bài

a, Tiểu sử và cuộc đời

– Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380, mất năm 1442 tại quê gốc là xã Chi Ngại (nay là xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi sau đó chuyển tới làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay là Hà Nội)

– Gia đình:

+ Sinh ra trong một gia đình có cả bên nội và bên ngoại đều giàu truyền thống yêu nước và văn học – ông ngoại là quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn ứng Long.

+ Những truyền thống lớn ấy của gia đình là cái nôi văn hóa, giáo dục nuôi dưỡng Nguyễn Trãi sớm được tiếp xúc, thấu hiểu và đi theo con đường đạo đức tư tưởng của Nho giáo

– Thời đại: Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong thời buổi loạn lạc, có nhiều biến động

+ Nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lên ngôi và lập nghiệp chưa được bao lâu thì giặc Minh tiến vào nước ta xâm lược, đời sống nhân dân hết sức cơ cực lam lũ, phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra trên khắp cả nước,…

+ Chính bối cảnh thời đại ấy đã góp phần tạo nên ở Nguyễn Trãi tư tưởng thân dân và con mắt hiện thực trong việc miêu tả và quan sát đời sống hiện thực.

Đọc thêm:  Hướng dẫn cài đặt SoundFont và SFZ cho MuseScore - Download.vn

– Cuộc đời:

+ Lên năm tuổi, ông mồ côi mẹ.

+ Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đậu Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ

+ Khi giặc Minh xâm lược, Nguyễn Trãi đã theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và đóng góp một phần to lớn vào chiến thắng vang dội của dân tộc

+ Năm 1439, khi chưa kịp thực hiện hoài bão của mình, Nguyễn Trãi bị nghi ngờ và phải cáo quan lui về sống ấn dật ở núi Côn Sơn.

+ Năm 1440, Nguyễn Trãi lại được vua Lê Thái Tông mời ra giúp nước

+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu án chu di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên

+ Năm 1464, vua Lê Thánh Tông lên ngôi đã minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tập lại thơ văn của ông.

c, Sự nghiệp sáng tác

– Tác phẩm viết bằng chữ Hán: Bình ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.

– Tác phẩm viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập với 254 bài thơ được viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.

– Ngoài sáng tác văn thơ bằng chữ Nôm và chữ Hán, Nguyễn Trãi còn để lại một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam – bộ sách Dư địa chí

3, Kết bài

Khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và nêu cảm nghĩ của bản thân.

II. Bài viết thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

1, Mở bài

Nền văn học trung đại Việt Nam đã để lại cho lớp lớp thế hệ sau nhiều tác phẩm văn học có giá với nhiều nhà văn, nhà thơ lớn và Nguyễn Trãi là một trong số những tác gia ấy. Nguyễn Trãi – một nhà văn kiệt xuất, một người toàn tài của lịch sử phong kiến Việt Nam.

2, Thân bài

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380, mất năm 1442 tại quê gốc là xã Chi Ngại (nay là xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi sau đó chuyển tới làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay là Hà Nội). Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình có cả bên nội và bên ngoại đều giàu truyền thống yêu nước và văn học – ông ngoại là quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn ứng Long. Chính những truyền thống lớn ấy của gia đình là cái nôi văn hóa, giáo dục nuôi dưỡng Nguyễn Trãi sớm được tiếp xúc, thấu hiểu và đi theo con đường đạo đức tư tưởng của Nho giáo, cũng chính là một trong số những điều kiện tạo nên những phẩm chất đáng quý trong con người Nguyễn Trãi.

Đọc thêm:  Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị hay chọn lọc

Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong thời buổi loạn lạc, có nhiều biến động. Đó là khoảng thời gian nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lên ngôi và lập nghiệp chưa được bao lâu thì giặc Minh tiến vào nước ta xâm lược, đời sống nhân dân hết sức cơ cực lam lũ, phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra trên khắp cả nước,… Chính bối cảnh thời đại ấy đã góp phần tạo nên ở Nguyễn Trãi tư tưởng thân dân và con mắt hiện thực trong việc miêu tả và quan sát đời sống hiện thực.

Có thể nói, cuộc đời Nguyễn Trãi đã trải qua nhiều bước thăng trầm khác. Lên năm tuổi, ông mồ côi mẹ. Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đậu Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ. Sau đó, khi giặc Minh kéo vào xâm lược nước ta, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu nổi dậy khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và đóng góp một phần to lớn vào chiến thắng vang dội của dân tộc. Sau khi đánh tan giặc Minh xâm lược, Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi viết tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” – đây được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Nhưng một thời gian sau, khi chưa kịp thực hiện hoài bão của mình, Nguyễn Trãi bị nghi ngờ và phải cáo quan lui về sống ấn dật ở núi Côn Sơn vào năm 1439. Một năm sau đó, năm 1440, Nguyễn Trãi lại được vua Lê Thái Tông mời ra giúp nước và ông nhận lời. Nhưng một lần nữa, khi ông chưa hoàn thành được ước muốn của bản thân thì năm 1442, Nguyễn Trãi chịu án chu di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên – một vụ án thảm khốc trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Mãi hơn 20 năm sau đó, năm 1464, vua Lê Thánh Tông lên ngôi đã minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tập lại thơ văn của ông.

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích bài Thuế máu của Hồ Chí Minh | Văn mẫu 8

Suốt cuộc đời mình, Nguyễn Trãi là một người liêm chính, thanh khiết, ông đã có nhiều đóng góp to lớn không chỉ cho lịch sử nước nhà và còn cho cả nền văn học trung đại Việt Nam với nhiều sáng tác độc đáo, thuộc nhiều thể loại, viết bằng cả chữ Nôm và chữ Hán. Nhắc tới những tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Trãi, người ta nhớ ngay tới “Bình ngô đại cáo”. Đồng thời, những tác phẩm viết bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi còn lưu lại đến ngày nay với nhiều tác phẩm như Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại. Đặc biệt, Nguyễn Trãi là nhà thơ xuất sắc khi sáng tác thơ bằng chữ Nôm với tác phẩm xuất sắc đó chính là Quốc âm thi tập với 254 bài thơ được viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn. Ngoài sáng tác văn thơ bằng chữ Nôm và chữ Hán, Nguyễn Trãi còn để lại một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam – bộ sách Dư địa chí. Như vậy, Nguyễn Trãi đã để lại cho lớp lớp thế hệ sau và đóng góp cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị.

3, Kết bài

Tóm lại, Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà thơ, nhà chính sự xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ông xứng đáng là “một ông tiên ở trong tòa ngọc”.

Trên đây là bài viết “Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Trung tâm hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập tìm hiểu về tác giả này. Nếu thấy bài viết này hữu ích, các em nhớ like và share nhé! Cảm ơn các em!

Bình Luận Facebook

bình luận

. trẻ tự kỷ

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button