Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Văn mẫu lớp 7

VnDoc giới thiệu tới các bạn tài liệu Ngữ văn 7: Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Thông qua các mẫu dàn ý này, các bạn học sinh sẽ biết cách trình bày phần mở bài, thân bài và kết bài sao đúng và đầy đủ ý nhất, từ đó xây dựng cho mình bài viết hoàn chỉnh và đạt điểm cao.

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ: Để nhìn nhận, đánh giá về một sự vật hay một con người, chúng ta nên chú trọng đến những giá trị cốt lõi bên trong chứ không nên bị chi phối bởi những vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài, tục ngữ dân gian có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

2. Thân bài

– Cắt nghĩa câu tục ngữ:

+ Gỗ là vật liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày được con người sử dụng để làm ra nhiều đồ vật khác nhau như bàn, ghế, giường, tủ

-> Những loại gỗ tốt sẽ tạo ra các vật có độ bền cao, sử dụng lâu dài. Những loại gỗ kém chất lượng thì đồ vật làm ra sẽ nhanh bị hư hỏng

+ “nước sơn” là chất để phủ bên ngoài làm cho vật thêm bóng, thêm đẹp.

Đọc thêm:  Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) - Đọc Tài Liệu

=> muốn có một đồ vật tốt thì chúng ta cần chú trọng đến chất gỗ làm ra vật liệu chứ không nên để chỉ để ý đến vẻ đẹp của nước sơn bên ngoài.

=> Ý nghĩa sâu xa: khi đánh giá một con người thì phẩm chất đạo đức của họ quan trọng hơn hẳn so với bề ngoài.

– Giá trị của câu tục ngữ:

+ Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng, đó là một bài học hết sức quý báu đối với con người.

+ Câu tục ngữ là một bài học vô cùng quý báu và bổ ích cho mọi người, nhất là cho thế hệ trẻ- những chủ nhân tương lai của đất nước.

– Bài học:

+ Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải không ngừng học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để hoàn thiện nhân cách

+ Phải “học ăn, học gói, học mở”, không chạy theo những thứ hào nhoáng bên ngoài mà đánh mất đi những gì tốt đẹp ở bên trong.

3. Kết bài

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – câu tục ngữ mang đến một bài học kinh nghiệm về cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật hay một con người.

Mời các bạn tham khảo: 8 bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – mẫu 2

1. Mở bài

– Quan niệm sống của nhân dân lao động trong việc đánh giá con người, đồ vật được thể hiện qua câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

2. Thân bài

* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

– Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn. Gỗ: chất lượng (của đồ vật) hoặc chỉ bản chất bên trong (của con người); Nước sơn: hình thức bên ngoài.

Đọc thêm:  Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Gia sư Thành Tài

– Khẳng định nội dung bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài và nội dung quyết định hình thức.

* Bình luận:

– Ý nghĩa câu tục ngữ là hoàn toàn đúng vì: Đồ vật làm bằng gỗ tốt sẽ dùng được lâu. Đồ vật làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ.

– Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì:

+ Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong…) thì giá trị càng tăng.

+ Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.

– Quan điểm về việc đánh giá con người:

+ Đánh giá qua phẩm chất đạo đức, năng lực

+ Khách quan và sáng suốt khi nhận định mối tương quan giữa nội dung và hình thức.

3. Kết luận

– Khẳng định cách đánh giá trên là đúng.

– Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt và thiết thực trong việc đánh giá sự vật và con người.

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – mẫu 3

1. Mở bài

Bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, tục ngữ có câu: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Đọc thêm:  TOP 110 Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 (Có đáp án) - Download.vn

2. Thân bài

  • Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
    • Gỗ là chất liệu tạo nên đồ vật, sơn chỉ để quét lên mặt ngoài cho bền, đẹp; gỗ là nội dung bên trong, sơn là hình thức bên ngoài.
    • Chất gỗ quyết định giá trị đồ vật, nội dung quan trọng hơn và quyết định hình thức.
  • Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:
    • Gỗ mà hỏng thì nước sơn còn bóng cũng không dùng được.
    • Con người cũng vậy. Phẩm chất đạo đức, trình độ kiến thức, năng lực làm việc là quyết định. Hình thức là vẻ đẹp bên ngoài, dù lộng lẫy mà bản chất yếu kém thì cũng là người vô dụng.
  • Nhìn nhận, đánh giá sự vật, con người:
    • Nội dung quyết định hình thức. Phải nhìn vào bản chất bên trong hơn là sự hào nhoáng bên ngoài.
    • Tuy nhiên không nên xem nhẹ hình thức, hình thức góp phần tăng sức hấp dẫn của nội dung.
    • Chỉ lên án hình thức khi hình thức mâu thuẫn với nội dung.

3. Kết bài

Bài học sâu sắc về việc nhìn nhận, đánh giá giá trị một đồ vật, một con người.

Bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

………………………..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn 2 mẫu Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button