Cách phân biệt các loại đàn guitar – Tuấn Nguyễn Music

Đàn guitar là một loại nhạc cụ rất quen thuộc đối với chúng ta. Nhưng chắc chắn là không phải ai cũng hiểu rõ về nhạc cụ này. Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về đàn guitar như đàn guitar có mấy loại? Các loại đàn guitarcách phân biệt các loại đàn guitar như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Các loại đàn guitar hiện nay

Hiện nay đàn guitar có 2 loại guitar phổ biến là đàn guitar acousticđàn guitar classic. Ngoài đàn acoustic và classic thì còn có guitar điện, guitar bass…, nhưng khó phân biệt nhất là giữa đàn guitar acoustic và classic cho nên dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những cách phân biệt nhận biết giữa 2 dòng đàn này.

Đàn guitar classic là gì?

Đàn guitar classiclà nhạc cụ thường dùng để chơi nhạc cổ điển cho âm thanh trầm ấm, nhẹ nhàng. Dây đàn thường làm bằng nylon có cấu trúc 3 dây cuối là Sol, Si, Mí.

Đàn guitar acoustic là gì?

Đàn guitar Acousticlà nhạc cụ thường dùng để đệm hát và đánh hợp âm, có cần đàn nhỏ, tạo ra âm thanh đanh và vang. Dây đàn thường được làm bằng kim loại.

Cách phân biệt đàn guitar acoustic và classic

Sau đây tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn một số cách phân biệt giữa 2 loại đàn này.

– Dây đàn: đàn guitar acoustic thường dây đàn được làm từ dây kim loại có thể là thép, sắt. Còn dây đàn guitar classic được làm từ dây nylon.

Dây đàn guitar classic Dây đàn guitar acoustic

– Cần đàn: cần đàn của guitar acoustic nhỏ hơn so với đàn guitar classic.

Đọc thêm:  Tính hiện thực, chiến đấu và trữ tình trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

– Đầu đàn: đầu đàn guitar acoustic thường là nguyên 1 miếng gỗ hoàn chỉnh dây sẽ nằm ở 2 bên cạnh mép. Còn đàn guitar classic thì có đầu đàn khoét ở 2 bên, dây đàn sẽ được bố trí trong 2 rãnh đó.

– Thùng đàn: Đa phần thùng đàn của guitar acoustic thường là dáng D khuyết còn đàn guitar classic là dạng bầu tròn.

– Âm thanh: đàn guitar acoustic dùng để chơi đệm hát có dây đàn kim loại nên âm thanh sẽ đanh và vang còn còn guitar classic dùng để chơi nhạc cổ điển nên âm thanh trầm ấm.

Cách chọn mua đàn guitar classic và acoustic

Cách chọn đàn guitar classic

Bước 1: Chọn kích thước đàn guitar

Nếu bạn là trẻ em có độ tuổi từ 12,13 tuổi trở xuống, chiều dài cánh tay ngắn thì bạn nên mua một cây đàn guitar classic có kích thước nhỏ hơn( bằng ½ ) cây đàn truyền thống.

Còn trên 13 tuổi bạn đã phát triển về chiều cao thì bạn nên chọn một cây đàn có kích thước ¾ so với cây đàn classic thông thường và tất nhiên những người lớn thì một cây đàn guitar classic dáng chuẩn sẽ thích hợp nhất.

Bước 2: Chọn thương hiệu mua đàn

Trên thị trường có khá nhiều thương hiệu sản xuất đàn guitar classic nhưng bạn nên chọn mua của những thương hiệu nhiều người biết đến như Taylor, Suzuki, Takamine, Fender, Lazer.

Nếu bạn là người có nhiều kinh phí thì bạn nên chọn những sản phẩm đến từ thương hiệu Taylor hoặc Takamine, còn ngược lại nếu bạn không có quá nhiều kinh phí thì nên chọn những cây đàn đến từ những thương hiệu Fander, Lazer, Kapok,…

Bước 3: Chọn nơi uy tín để mua đàn

Đọc thêm:  Bình giảng khổ thơ cuối bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi (hay

Hãy tìm một địa chỉ uy tín mua đàn để đảm bảo chất lượng của đàn là tốt nhất, bạn có thể tham khảo từ bạn bè, người thân hoặc trên những trang web uy tín để chọn lựa nơi mua đàn.

Bước 4: Sử dụng thử và kiểm tra tổng quát cây đàn

Bạn nên sử dụng thử nhiều cây đàn để cảm nhận xem bạn thích âm thanh của cây đàn nào và cuối cùng là kiểm tra tổng quát cây đàn bạn quyết định mua về gỗ, nước sơn, cần đàn,…. để đảm bảo cây đàn đang trong tình trạng tốt nhất.

Cách chọn đàn guitar Acoustic

Bước 1: Chọn cây đàn có kích thước phù hợp

Cũng như chọn mua một cây đàn classic thì ở cây đàn acosutic cũng vậy bạn nên chọn một cây đàn có kích thước phù hợp với bản thân để dễ dàng trong việc sử dụng đàn. Và nếu bạn đang một cây đàn guitar acoustic giá tốt, âm thanh tốt, có thể gắn bó với bạn lâu dài thì không thể bỏ qua TOP 7 cây đàn guitar acoustic giá rẻ bán chạy nhất được đông đảo người chơi guitar bình chọn.

Ở cây guitar Acoustic sẽ có 4 kích cỡ: nhỏ, trung bình, dáng D, jumbor

– Guitar nhỏ ( mini ) sẽ tập trung chủ yếu ở âm trung và cao

– Guitar trung bình ( baby) âm thanh sẽ lớn hơn và có âm bass nhiều hơn

– Guitar dáng D phù hợp với mọi thể loại

– Guitar Jumbor có kích thước lớn nhất.

Bước 2: Nhận định giá cả và thương hiệu đàn

Tùy vào điều kiện kinh tế mà bạn sẽ chọn cho mình một cây đàn phù hợp. Bạn có thể chọn những cây đàn giá rẻ đến từ thương hiệu Lazer, Kapok, Fender hoặc giá cao hơn ở thương hiệu Takamine và Taylor. Tất nhiên những cây đàn giá cao thì chất lượng âm thanh càng tốt và chất lượng gỗ sản xuất đàn tốt hơn, những tính năng đi kèm cũng sẽ nhiều hơn nhưng tất nhiên đòi hỏi kỹ thuật của người chơi phải tốt

Đọc thêm:  Tưởng tượng một kết thúc khác cho truyện Mị Châu, Trọng Thủy (8

Bước 3: Hỏi thông tin về gỗ làm cây đàn( thông số kỷ thuật)

Từng bộ phận tạo nên cây đàn guitar sẽ làm bằng 1 loại gỗ hoặc nhiều loại. Bạn nên tìm hiểu thông tin hoặc hỏi người bán hàng để được tư vấn mua đàn được làm bằng gỗ nào chất lượng đàn và âm thanh sẽ tốt nhất.

Bước 4: Sử dụng nhiều cây đàn và chọn nơi mua đàn uy tín

Bạn nên chơi thử nhiều cây đàn guitar để cảm nhận âm thanh, để bạn xác định được cây đàn nào bạn thích nhất.

Cuối cùng là chọn nơi uy tín để mua đàn, trên thị trường có rất nhiều nơi bán đàn guitar acoustic nhưng không phải địa chỉ nào cũng bán hàng chính hãng hàng chất lượng, để tránh trường hợp mua phải hàng trôi nổi thì bạn nên tìm một nơi đã có thâm niên trong kinh doanh và được nhiều người biết đến.

Vậy là tôi đã chia sẻ đến các bạn các loại đàn guitar, cách phân biệt các loại đàn và hướng dẫn cách chọn đàn guitar phù hợp. Hi vọng qua bài viết này có thể giúp được bạn phân biệt được đàn guitar acoustic với đàn guitar classic một cách dễ dàng nhất.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button