Bảng Chữ Cái Tiếng Trung Dành Cho Người Mới Bắt đầu – Prep.vn

Với những người mới bắt đầu học tiếng Trung thì bảng chữ cái là kiến thức đầu tiên bạn cần nắm. Vậy bảng chữ cái tiếng Trung là gì? Cách đọc bảng chữ cái – phiên âm Pinyin như thế nào? Trong bài viết này, Prep sẽ bật mí cho bạn chi tiết về kiến thức nền tảng tiếng Trung này dưới đây nhé!

Bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin
Bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin

I. Bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin là gì?

Bảng chữ cái tiếng Trung là hệ thống ngữ âm giúp bạn có thể tiếp cận với tiếng Trung một cách dễ dàng mà không cảm thấy khó khăn trước hệ thống chữ viết tượng hình. Sở dĩ, tiếng Trung là chữ tượng hình được biểu thị dưới dạng một chuỗi hình ảnh biểu nghĩa và biểu âm. Bảng chữ cái tiếng Trung Quốc cũng có nhiều biến thể khác nhau trong chu trình phát triển như phiên bản tiếng Quảng Đông, Hán tự,…

Bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin
Bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin

Bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin hay còn có tên gọi khác là bính âm hay phiên âm, sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc. Pinyin tiếng Trung được phê duyệt vào năm 1958 và phải đến năm 1979 mới chính thức được áp dụng tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Bính âm Hán ngữ (pinyin) chính là công cụ đắc lực để người nước ngoài có thể học và đọc tiếng Trung một cách dễ dàng.

Bảng Pinyin tiếng Trung sử dụng một hệ thống chuyển ký tự Latinh từ chữ Hán đối với việc dạy học học tiếng Quan thoại ở nhiều quốc gia như Singapore, Đài Loan, Hồng Kong, Ma Cao,…

Năm 1979, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã lựa chọn Pinyin là hệ thống chuyển tự Latinh từ Hán ngữ. Kể từ đây, Pinyin đã được hợp thức hóa trở thành công cụ hữu ích trong việc học tiếng Trung Quốc của người nước ngoài.

II. Bảng chữ cái tiếng Trung cơ bản – Pinyin (bảng phiên âm)

1. Vận mẫu (nguyên âm)

Khi học bảng chữ cái tiếng Trung pinyin, bạn sẽ cần phải ghi nhớ vận mẫu (nguyên âm). Nguyên âm hay còn gọi là vận mẫu, là một trong 3 thành phần chính không thể thiếu để cấu tạo âm tiết trong tiếng Trung. Nguyên âm chính là phần âm phía sau khi được ghép với các phụ âm phía trước để tạo thành một từ.

36 vận mẫu tiếng Trung
36 vận mẫu tiếng Trung

Trong bảng chữ cái tiếng Trung full có tổng cộng 36 vận mẫu. Trong đó, có 6 vận mẫu đơn, 13 nguyên âm kép, 1 nguyên âm uốn lưỡi và 16 nguyên âm mũi, cụ thể:

Nguyên âm (Vận mẫu)

Pinyin

6 nguyên âm đơn

a, o, e , i, u, ü

13 nguyên âm kép

ai, ei, ao, ou, ia, ie, ua, uo, üe, iao, iou, uai, uei

16 nguyên âm mũi

an, en, in, ün, ian, uan, üan, uen (un), ang, eng, ing, ong, iong, iang, uang, ueng.

1 vận mẫu cong lưỡi

er

2. Thanh mẫu (phụ âm)

Thanh mẫu hay còn gọi là phụ âm, là phần phụ âm phía sau trong cấu tạo từ tiếng Hán. Trong bảng chữ cái tiếng Trung, thanh mẫu bao gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Khi bạn ghép trực tiếp thanh mẫu với vận mẫu sẽ tạo thành một từ hoàn chỉnh. Dựa vào cách phát âm, thanh mẫu sẽ được chia ra làm các nhóm sau:

Đọc thêm:  Tô Hoài, nhà văn của mọi lứa tuổi - Tạp chí Tuyên giáo

Nhóm phụ âm

Phụ âm

Cách đọc

Nhóm âm hai môi và răng môi

b

Khi phát âm, đầu lưỡi chạm vào răng trên, không khí được giữ lại trong miệng, còn đầu lưỡi hạ nhanh xuống để đưa không khí ra ngoài (hay còn gọi là âm bật hơi).

p

Phát âm cùng vị trí với âm b, luồng hơi sẽ bị đẩy ra ngoài do lực ép nên được gọi là âm bật hơi.

f

Khi phát âm, răng trên chạm vào môi dưới để giúp cho luồng hơi thoát ra ngoài hay còn được gọi là âm răng môi.

m

Khi phát âm, môi phải khép lại, ngạc và lưỡi hạ xuống và đưa luồng không khí thoát ra ngoài qua lỗ mũi.

Nhóm âm đầu lưỡi

d

Khi phát âm, đầu lưỡi chạm vào răng trên, còn không khí được giữ lại trong miệng và đầu lưỡi lại tiếp tục hạ nhanh xuống để tống không khí ra ngoài hay còn gọi là âm bật hơi.

t

Âm này có vị trí phát âm giống âm d, vì là âm bật hơi nên không khí cần được đẩy mạnh ra ngoài.

n

Khi phát âm, đầu lưỡi chạm vào nướu trên, ngạc mềm, hạ thấp lưỡi và mở rộng khoang mũi.

l

Khi phát âm, đầu lưỡi chạm vào nướu trên, luồng khí được hướng ra ngoài dọc theo hai bên đầu lưỡi khi phát âm.

Nhóm âm cuống lưỡi

g

Hay còn gọi là âm không bật hơi. Khi phát âm, đầu lưỡi đưa đến gần ngạc mềm và phía cuối lưỡi hạ thấp để tống khí ra ngoài nhanh chóng.

k

Đây là âm bật hơi. Khi phát âm, vị trí đặt giống âm g. Luồng hơi trong khoang miệng bật ra đột ngột và chúng ta cần bật hơi ra ngoài thật mạnh.

h

Khi phát âm, đầu lưỡi tiếp cận ngạc mềm, rồi đẩy hơi thoát ra ngoài thông qua khoang ma sát.

Nhóm âm lưỡi trước

z

Đây là âm không bật hơi. Khi đọc, đầu lưỡi cần duỗi thẳng, chạm vào răng trên hơi lùi về phía sau nhằm giúp không khí thoát khỏi khoang miệng.

c

Đây là phụ âm bật hơi. Vị trí của âm giống như âm z nhưng nó cần được đẩy mạnh ra ngoài hơn.

s

Khi phát âm, đầu lưỡi tiếp xúc phía sau răng cửa dưới rồi đẩy luồng khí ra ngoài.

Nhóm âm lưỡi sau

zh

Khi phát âm, đầu lưỡi cong lên chạm vào ngạc cứng để đẩy không khí bật ra ngoài.

ch

Vị trí đặt lưỡi giống âm zh nhưng lực bật hơi mạnh hơn.

sh

Khi phát âm, đầu lưỡi áp sát vào ngạc cứng để đẩy không khí giữa lưỡi và ngạc ra ngoài.

r

Vị trí của âm này tương tự như âm sh nhưng khi đọc không rung.

Nhóm âm mặt lưỡi

j

Đây là âm không bật hơi. Khi phát âm, bề mặt của lưỡi áp vào ngạc cứng và đầu lưỡi hạ xuống hàm răng dưới nhằm đẩy luồng hơi đi ra ngoài từ khoảng giữa mặt lưỡi.

q

Đây là âm bật hơi và có vị trí phát âm giống như âm j nhưng lực bật hơi mạnh hơn.

x

Khi phát âm, mặt lưỡi trên sát với ngạc cứng và luồng hơi cần được đẩy mạnh ra ngoài.

Ngoài các phụ âm nói trên còn có hai phụ âm y và w. Đây là các nguyên âm của i và u khi chúng đứng đầu pinyin.

3. Thanh điệu (dấu)

Thanh điệu trong tiếng Trung 声调 /shēngdiào/, là cách đọc cao – thấp – dài – ngắn của một âm tiết. Trong Hán ngữ, một chữ đại diện cho một âm tiết và dấu có công dụng dùng để phân biệt được nghĩa của từ vựng.

Thanh điệu trong tiếng Trung
Thanh điệu trong tiếng Trung

Có 4 loại thanh điệu trong bảng chữ cái tiếng Trung tương đương với 4 dấu câu. Trong đó, mỗi dấu câu sẽ có cách phát âm khác nhau. Dưới đây là cách đọc pinyin tiếng Trung với 4 thanh điệu sau:

Thanh điệu

Ký hiệu

Ví dụ

Cách đọc

Thanh 1 (阴平/yīnpíng/ m bình)

Tā, bā

Đọc không dấu, âm kéo dài và đều đều. m kéo dài từ cao độ 5 sang 5.

Đọc thêm:  VIẾT CALLIGRAPHY KIỂU CHỮ BAY BỔNG - K-studio - KLONG

Thanh 2 (阳平/yángpíng/ Dương bình)

/

Bá, chá

Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt với giọng tăng dần. m độ từ trung bình lên cao theo chiều 3 lên 5.

Thanh 3 (上声/shàngshēng/ Thượng thanh)

v

bǎ, sǎ

Đọc gần giống với dấu hỏi, phát âm từ cao độ 2 (trung bình) xuống cao độ 1 (thấp) rồi lên cao độ 4 (vừa).

Thanh 4 (去声 /qù shēng/ Khứ thanh)

bà, là

Đọc không dấu, đẩy xuống và đọc dứt khoát với âm điệu từ cao nhất (cao độ 5) xuống thấp nhất (cao độ 1).

Ngoài 4 thanh điệu nói trên, tiếng Trung còn có thanh nhẹ (khinh thanh). Thanh này không được biểu hiện bằng dấu, thanh này đọc vừa nhẹ vừa ngắn. Ví dụ:

    • 他的 – /tāde/: Của anh ấy
    • 桌子 – /zhuōzi/: Bàn
    • 说了 – /shuōle/: Nói
    • 哥哥 – /gēge/: Anh trai
    • 先生 – /xiānsheng/: Quý ông
    • 休息 – /xiū xi/: Nghỉ ngơi

III. Các nét cơ bản trong tiếng Hán

Khi học bảng chữ cái tiếng Trung thì bạn cần học đồng thời các nét cơ bản của chữ Hán. Trong tiếng Trung có 8 nét cơ bản đó là ngang, sổ, chấm, hát, phẩy, mác, gập và móc. Một chữ Hán có thể được cấu tạo từ nhiều nét cơ bản. 8 nét cơ bản trong chữ Hán bao gồm:

Các nét

Cách viết

Ví dụ

Nét ngang

Nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải

Nét sổ

Nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới

Nét chấm

Một dấu chấm từ trên xuống dưới

Nét hất

Viết hất lên, chiều bút đi lên từ trái sang phải

Nét phẩy

Nét cong, kéo thẳng từ trên xuống từ phải qua trái, giống với cách viết dấu phẩy của tiếng Việt.

Nét mác

Kéo dài từ trái qua phải, từ trên mác xuống. Tựa như chiếc cầu trượt.

Dạy viết các nét cơ bản trong chữ Hán kèm ảnh động.

Nét gập

Có một nét gập giữa nét

Nét móc

Nét móc lên ở cuối

IV. Cách viết bảng chữ cái tiếng Trung giản thể

Khi luyện viết chữ Hán, ngoài việc ghi nhớ các nét cơ bản thì bạn cần phải nắm vững quy tắc viết chữ Hán: từ Trái qua phải, trên xuống dưới, trong ra ngoài, ngang trước sổ sau.

Ngang trước, sổ sau

Phẩy trước, mác sau

Trên trước, dưới sau

Trái trước, phải sau

Ngoài trước, trong sau

Vào trong trước, đóng sau

Giữa trước, hai bên sau

Ngoài 7 quy tắc cơ bản trên, bạn có thể tham khảo thêm một số quy tắc viết chữ Hán khác, cụ thể như sau:

  • Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng: Đối với những phần bao quanh nằm dưới đáy chữ thường được viết sau cùng. Ví dụ chữ: 道,这。

  • Viết các nét chấm, nhỏ sau cùng: Những nét chấm, nét nhỏ thường được viết sau cùng. Ví dụ: 玉

V. Một vài lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Trung

Khi học bảng chữ cái tiếng Trung, để ghi nhớ nhanh và tạo tiền đề cho việc học tiếng Trung hiệu quả thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Làm quen với các bộ thủ

Bộ thủ trong tiếng Trung có vai trò cực kỳ quan trọng, có thể giúp bạn tra cứu nghĩa từ một cách nhanh chóng. Bộ thủ (部首) là một bộ phận cấu tạo nên chữ Hán. Một chữ Hán có thể được cấu tạo từ một hay nhiều bộ thử ghép lại với nhau. Từ bộ thủ, bạn có thể suy đoán được sơ lược ý nghĩa của từ. Ví dụ một số từ sau:

    • 河 – hé: hà – sông
    • 液 – yè: dịch – chất lỏng
    • 泡 – pào: bào – bong bóng hay bọt nước.

Những từ này đều có bộ thủy (氵)ở phía trước nên ý nghĩa của chúng sẽ liên quan đến nước.

2. Học bính âm (pinyin)

Bảng pinyin tiếng Trung đầy đủ ra đời trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho người nước ngoài học tiếng Trung. Như đã nói ở trên, bính âm tiếng Trung 汉语拼音 / Hanyǔ pīnyīn / là chữ Latinh hóa chính thức của tiếng quan thoại ở Trung quốc đại lục và các khu vực ở Đài Loan.

Đọc thêm:  96 bài văn Tả đồ chơi mà em yêu thích lớp 4 - VnDoc.com

Pinyin thường được đặt ở bên phải của các ký tự Trung Quốc. Pinyin bảng chữ cái tiếng Trung có các thanh điệu để giúp cho việc phát âm của người học trở nên dễ dàng và chuẩn xác hơn. Ví dụ:

    • 影 – yǐng: ảnh
    • 门 – mén: môn
    • 视 – shì: thị

VI. Bí quyết học tốt bảng chữ cái tiếng Trung

Bảng chữ cái tiếng Trung cho người mới học là kiến thức nền tảng đầu tiên mà bạn cần nắm khi học Hán ngữ. Vậy bí quyết học và phát âm bảng chữ cái tiếng Trung như thế nào thì tốt? Sau đây, Prep sẽ chỉ cho bạn một số cách giúp học bảng pinyin tiếng Trung hiệu quả nhất nhé!

    • Nắm vững và học thuộc hết các phần trong bảng chữ cái tiếng Trung bao gồm: vận mẫu đơn, vận mẫu kép, thanh mẫu, thanh điệu trong tiếng Trung.
    • Xem video bài giảng ở Youtube, nghe và phát âm chuẩn với giọng đọc của người bản ngữ. Có thể ban đầu học, bạn sẽ cảm thấy khó khăn do cách phát âm dùng nhiều vần kết hợp. sau một thời gian luyện tập, chắc chắn khả năng phát âm của bạn sẽ được cải thiện.
    • Tham khảo một số app học tiếng Trung cho người bắt đầu như Duolingo, HelloChinese, Memrise,… Các ứng dụng này sẽ xây dựng lộ trình học tiếng Trung cho người mới bắt đầu từ việc học phát âm, viết chữ Hán,…
    • Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình khoảng 1 tiếng nghe băng về cách phiên âm và 1 tiếng thực hành đọc lại những gì đã nghe. Sự kết hợp giữa kỹ năng nghe và nói sẽ giúp cho việc học bảng chữ cái tiếng Trung của bạn trở nên hiệu quả hơn.
Cách học bảng chữ cái tiếng Trung

VII. Cách gõ bảng chữ cái tiếng Trung trên bàn phím Pinyin

Mỗi chữ cái tiếng Trung sẽ có pinyin riêng nhưng một pinyin có thể cho ra nhiều chữ Hán. Do đó, cách gõ bảng chữ cái tiếng Trung pinyin trên máy tính đó là bạn đừng vội nhấn Enter ngay. Khi bạn gõ pinyin nào đó, trên màn hình sẽ hiện ra danh sách các hán tự có cùng Pinyin. Lúc này, bạn có thể click chuột để chọn chữ Hán mà mình muốn hoặc ấn số 1, 2, 4…. tương ứng với số thứ tự của chữ Hán rồi nhấn Enter.

Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian, với những từ có hai âm tiết hoặc những cụm từ thông dụng thì bạn có thể gõ liền pinyin của nó (không dấu cách). Bộ gõ sẽ giúp bạn hiển thị đúng cụm từ mà bạn muốn gõ. Ví dụ với câu: 爸爸我们去哪儿啊bạn có thể gõ liền “babawomenqunaera”. Sau đây là hướng dẫn cách gõ bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin trên máy tính:

    • Bước 1:Truy cập vào Control panel, sau đó chọn Clock, Language, Region, rồi chọn Language.
    • Bước 2: Chọn hộp thoại Add Input Language, máy sẽ hiển thị danh sách ngôn ngữ. Bạn click chọn Chinese Simplified – Microsoft Pinyin New Experience Input (tiếng Trung giản thể) , rồi chọn OK để hoàn tất cài đặt bàn phím.
    • Bước 3: khi muốn sử dụng bộ gõ này, bạn chỉ cần bấm vào biểu tượng ngôn ngữ nhập ở góc phải thanh Taskbar trên màn hình máy tính, sau đó chọn Chinese >Chinese Simplified – Microsoft Pinyin New Experience Input Style.
    • Bước 4: Thao tác gõ tiếng Trung trên máy tính, laptop bằng bộ gõ Pinyin.

Như vậy, bài viết đã bật mí chi tiết cho bạn về bảng chữ cái tiếng Trung. Đây là kiến thức nền tảng mà ai muốn chinh phục được ngôn ngữ Trung Quốc cũng cần phải nắm vững và luyện tập thường xuyên. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để comment dưới bài viết này, Prep sẽ giải đáp cho bạn nhé!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button