Bàn luận về ý kiến sau “Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự

Văn mẫu lớp 9: Bàn luận về ý kiến sau “Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê” được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý Nghị luận xã hội về ý kiến Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: ý kiến Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Đam mê: là ước mơ, khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một mục tiêu nào đó, vươn tới một điều tốt đẹp gì đó; được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó. Sống có đam mê là rất tốt nhưng nếu không biết chế ngự, kiểm soát đam mê đó thì nó sẽ trở nên viển vông, xa rời thực tế và đưa con người theo lệch hướng tốt đẹp.

b. Phân tích

Niềm đam mê giúp con người có hứng thú, có động lực tích cực để làm việc, học tập, sáng tạo. Không có niềm đam mê, con người trở thành những cái máy vô hồn, mọi công việc đều thực hiện miễn cưỡng theo bổn phận, nghĩa vụ và không thể có kết quả tốt.

Niềm đam mê giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống bởi những hứng thú tích cực với thế giới bên ngoài, con người sẽ mạnh mẽ, năng động và thân thiện hơn với cuộc sống. Đam mê sẽ tạo cảm hứng cho con người về thế giới bên ngoài để con người có thể hăng say, tích cực khám phá.

Chế ngự đam mê là một điều cần thiết. Có những đam mê theo chiều hướng tiêu cực và sẽ tự nhấn chìm bản thân mình. Sự đam mê quá mức vào một lĩnh vực hay bình diện nào đó sẽ khiến con người mất đi sự cân bằng trong suy nghĩ, hành động và cuộc sống. Sự đam mê nếu bị đẩy tới cao độ sẽ hút kiệt cả tinh thần và thể chất con người, họ sẽ mất đi khả năng cảm nhận thế giới xung quanh.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có đam mê, biết vươn lên, nỗ lực hết mình thực hiện đam mê để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống không có đam mê, ước mơ, khát vọng, chưa biết vươn lên trong cuộc sống. Lại có những người chưa biết cách chế ngự đam mê, để đam mê kéo mình đi xa, trở nên ảo tưởng, xa rời thực tế… Những người này cần phải xem xét lại bản thân và điều chỉnh cách sống của mình.

e. Liên hệ bản thân

Là người học sinh, chúng ta cần biết sống có ước mơ, đam mê, khát vọng và biết vươn lên, hoàn thiện bản thân, trau dồi cả đạo đức và tri thức để hiện thực hóa ước mơ và khát vọng của mình cũng như cống hiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý kiến Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê.

Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê mẫu 1

Con người muốn sống tốt hơn trong xã hội thì cần làm gì? Cần sống như thế nào? Có bao giờ bạn tự hỏi mình như vậy? Chúng ta muốn sống tốt, có được thành công thì trước hết cần sống có đam mê. Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê của mình. Đam mê là ước mơ, khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một mục tiêu nào đó, vươn tới một điều tốt đẹp gì đó; được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó. Sống có đam mê là rất tốt nhưng nếu không biết chế ngự, kiểm soát đam mê đó thì nó sẽ trở nên viển vông, xa rời thực tế và đưa con người theo lệch hướng tốt đẹp. Niềm đam mê giúp con người có hứng thú, có động lực tích cực để làm việc, học tập, sáng tạo. Không có niềm đam mê, con người trở thành những cái máy vô hồn, mọi công việc đều thực hiện miễn cưỡng theo bổn phận, nghĩa vụ và không thể có kết quả tốt. Niềm đam mê giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống bởi những hứng thú tích cực với thế giới bên ngoài, con người sẽ mạnh mẽ, năng động và thân thiện hơn với cuộc sống. Đam mê sẽ tạo cảm hứng cho con người về thế giới bên ngoài để con người có thể hăng say, tích cực khám phá. Chế ngự đam mê là một điều cần thiết. Có những đam mê theo chiều hướng tiêu cực và sẽ tự nhấn chìm bản thân mình. Sự đam mê quá mức vào một lĩnh vực hay bình diện nào đó sẽ khiến con người mất đi sự cân bằng trong suy nghĩ, hành động và cuộc sống. Sự đam mê nếu bị đẩy tới cao độ sẽ hút kiệt cả tinh thần và thể chất con người, họ sẽ mất đi khả năng cảm nhận thế giới xung quanh. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống không có đam mê, ước mơ, khát vọng, chưa biết vươn lên trong cuộc sống. Lại có những người chưa biết cách chế ngự đam mê, để đam mê kéo mình đi xa, trở nên ảo tưởng, xa rời thực tế… Những người này cần phải xem xét lại bản thân và điều chỉnh cách sống của mình. Là người học sinh, chúng ta cần biết sống có ước mơ, đam mê, khát vọng và biết vươn lên, hoàn thiện bản thân, trau dồi cả đạo đức và tri thức để hiện thực hóa ước mơ và khát vọng của mình cũng như cống hiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Một lần được sống trong đời, ta hãy sống thật ý nghĩa, nỗ lực vì đam mê của mình để sớm có được thành công và nhận lại nhiều giá trị tốt đẹp hơn.

Đọc thêm:  Cảm nhận Lặng lẽ Sa pa hay nhất (Sơ đồ tư duy + 8 mẫu) - Văn 9

Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê mẫu 2

Trong cuộc sống muôn hình vạn trạng, có rất nhiều thứ mà con người luôn mơ ước, theo đuổi và hằng mong sẽ có được. Đó có thể là tiền tài, danh vọng, giàu sang, hạnh phúc,…Nhưng bạn đã bao giờ nghe đến việc theo đuổi đam mê, như ai đó đã từng nói” Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Bàn về đam mê, cũng có ý kiến cho rằng: “Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê”.

Câu nói trên thật có ý nghĩa khi đã đưa ra một quan điểm mới, một góc nhìn khác về đam mê. Vậy “đam mê” là gì? Đó là sự yêu thích, hứng thú đến mức cao độ với một đối tượng nào đó trong cuộc sống. Đối tượng ấy có thể là con người, công việc, cảnh vật, thú vui… Đam mê là cảm giác mong muốn, khát khao có được ai đó hay làm được gì đó, bị hấp dẫn bởi một sự vật, sự việc. Đông thời trong câu nói còn đưa ra hai khái niệm trái ngược nhau” tạo ra” và ” chế ngự”. Đó là việc vừa khơi gợi nuôi dưỡng, phát triển, vừa kìm nén, khống chế sự đam mê ấy. Bằng cách nói thú vị, ý kiến đã nêu ra cho con người một bài học về việc làm sao để theo đuổi đam mê một cách đúng đắn. Đó chính là phải phải biết tạo ra cho bản thân đam mê nhưng cũng phải biết kìm nén niềm đam mê ấy. Khi đó thì những đam mê mới mang lại giá trị tích cực cho con người.

Đây là một ý kiến đúng đắn,là kim chỉ nam cho mỗi người muốn trở nên thành công trong cuộc sống. Có thể dễ nhận thấy, câu nói có 2 vế rõ rêt. Thứ nhất, đó là “con người phải tạo ra đam mê”. Vậy tại sao lại như vậy? Bởi lẽ niềm đam mê giúp con người có hứng thú, có động lực tích cực để làm việc, học tập, sáng tạo. Không có niềm đam mê, con người trở thành những cái máy vô hồn, mọi công việc đều thực hiện miễn cưỡng theo bổn phận, nghĩa vụ, sĩ diện bởi sự thúc đẩy bên ngoài mà không có sự giục giã, hối thúc mãnh liệt bên trong; và tất nhiên như thế sẽ không thể có kết quả tốt. Đối với mỗi người, chỉ khi được làm những việc mà mình thật sự yêu thích thì họ mới có thể toàn tâm toàn ý theo đuổi . Đam mê sẽ dẫn lỗi cho con người để từ đó, mỗi hành động, mỗi việc làm đều trở nên hứng thú hơn, nhiệt huyết hơn. Đam mê chẳng khác nào ngọn lửa truyền cho ta cảm hứng trong lao động, trong học tập. Nếu so sánh một công việc giữa 2 con người, một người thì có đam mê, người còn lại thì không. Chắc hẳn người có đam mê sẽ hoàn thành công việc một cách tốt hơn và sáng tạo hơn rất nhiều. Khi làm việc với đam mê có nghĩa là chúng ta đang thưởng thức công việc chứ không phải đang lao động vất vả.

Bên cạnh đó, niềm đam mê giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống bởi những hứng thú tích cực với thế giới bên ngoài, đó có thể là những cảnh sắc thiên nhiên, có thể là thể thao, thưởng thức nghệ thuật… Con người sẽ mạnh mẽ, năng động và thân thiện hơn với cuộc sống, con người, cảnh vật; sẽ được bồi đắp tâm hồn, rèn luyện thêm tính cách…Cuộc sống con người đâu chỉ xoay quanh cơm áo gạo tiền mà còn nhiều thứ xung quanh nữa. Vì vây, đam mê sẽ tạo cảm hứng cho con người về một sở thích nhất định về thế giới bên ngoài để mà con người óc thể hăng say, tích cực khám phá sau những giờ lao động, học tập căng thẳng. Cuối cùng, niềm đam mê giúp con người có khả năng được hưởng hạnh phúc vì đam mê là điều không thể thiếu được trong tình yêu và hôn nhân; quan hệ lứa đôi và gia đình sẽ miễn cưỡng, lạnh lẽo nếu thiếu đam mê.

Đọc thêm:  Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường

Ở vế còn lại của câu nói, con người cũng cần phải biết “chế ngự niềm đam mê”. Chắc hẳn không ít người đặt ra câu hỏi tại sao cho vấn đề này. Chế ngự đam mê là một điều cần thiết vì đam mê giống như ngọn lửa có thể thắp sáng đường đi, cuộc đời, đem lại sức sống, sự ấm áp cho trái tim con người nhưng nếu không biết cách chế ngự, ngọn lửa ấy cũng có thể bùng cháy và thiêu đốt chính con người. Đam mê, nếu đó là những điều chính đáng, đúng đắn, hợp lẽ phải thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ bị phán xét hay chê trách. Thế nhưng, ngược lại thì có những đam mê theo chiều hướng tiêu cực, như một vũng bùn lầy, nếu con người bước một chân vào đó, thì khó có thể nào mà thoát ra và sẽ tự nhấn chìm bản thân mình. Không những thế, cuộc sống luôn đa diện, sự đam mê quá mức vào một lĩnh vực hay bình diện nào đó sẽ khiến con người mất đi sự cân bằng, thậm chí sẽ méo mó về tính cách. Sự đam mê nếu bị đẩy tới cao độ sẽ hút kiệt cả tinh thần và thể chất con người, họ sẽ mất đi khả năng cảm nhận thế giới xung quanh với những sắc màu phong phú, đa dạng khác. Trong cuộc sống, điều gì cũng có giới hạn riêng của nó. Giới hạn như một cái vạch đã được định sẵn nhưng lại khá mỏng manh và dễ dàng bị lấn chiếm. Vượt quá giới hạn thì mọi thứ đều trở nên không tốt. Giới hạn là một sợi dây vô hình giữa tốt và xấu, vượt quá giới hạn của cái tốt là lấn sân sang cái xấu. Và đam mê cũng tương tự, đi quá giới hạn của đam mê thì nó không còn là đam mê nữa. Sự đam mê nhiều khi gắn liền với việc con người phải hi sinh những giá trị nào đó xung quanh mình hoặc trong chính bản thân mình: gia đình, bạn bè, nhân cách… Con người phải biết tạo ra, nuôi dưỡng và chế ngự niềm đam mê, phải biết làm chủ chính mình. Làm chủ chính mình có lẽ là một trong những điều khó khăn nhất. Làm chủ bản thân để không gây nên những hậu quả xấu mà phải hối hận mãi về sau. Làm chủ chính mình cũng tức là làm chủ đam mê. Đừng để phần người lấn át phần con và đừng để những đam mê thái quá hủy hoại cả một con người vốn tốt đẹp.

Trong cuộc sống, chúng ta được chứng kiến rất nhiều người với khả năng tạo ra đam mê và chế ngự đam mê đã dẫn đến thành công. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một bộ phận những người không biết tạo ra đam mê cho bản thân, sống một cách lặng lẽ qua ngày và những người không biết khống chế đam mê và đã có những hành động thái quá. Đó là những hành vi đáng phê phán.

Câu nói là cả một bài học lớn. Về mặt nhận thức, mỗi người cần phải biết làm thế nào để tạo ra và đồng thời chế ngự niềm đam mê cho bản thân mình. Và nhận thức ấy phải được cụ thể hóa bằng hành động. Là học sinh, còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải biết tạo ra đam mê trong học tập , lao động để mỗi giờ học tập và làm việc bổ ích và có hiẹu quả hơn. Đó có thể là đam mê với 1 môn học, 1 môn nghệ thuật hay đơn giản là một môn thể thao,…

Hãy theo đuổi đam mê một cách có lí trí để đam mê không đơn giản chỉ là đam mê mà còn góp ích cho cuộc sống của mỗi người.

Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê mẫu 3

Bạn sẽ chẳng bao giờ chạm đến được ước mơ nếu không có niềm đam mê thực sự. Nhưng cũng có khi đam mê ấy lại thiêu đốt những ước mơ, những điều tốt đẹp tương lai của chính bạn. Thật đúng để khẳng định rằng con người cần tạo ra đam mê và cần phải biết chế ngự nó. Cuộc đời con người là một hành trình dài mà bắt đầu là tiếng khóc oe oe và kết thúc khi bạn nhắm mắt xuôi tay trở về miền cực lạc. Trong hành trình ấy bạn được nuôi dưỡng trưởng thành được yêu thương chăm sóc được chia sẻ cống hiến và được cháy hết mình cho những đam mê. Chẳng khó để hiểu rằng đam mê là niềm yêu thích hứng thú cao độ với 1 đối tượng 1 mục đích nào đó đó có thể là đam mê học tập công việc hay một cảnh sắc thiên nhiên nào đó một bản nhạc bất hủ một ai đó trong cuộc đời … Đam mê không tự nó đến cũng không tự nó tồn tại mà bạn cần phải biết tạo ra nghĩa là phải khơi gợi vun đắp xây dựng nuôi dưỡng. Nhưng tạo ra thôi chưa đủ bạn rất cần phải biết chế ngự nó bằng cách nào? Có lẽ bạn cần phải biết khống chế kiềm chế biết dừng lại đúng lúc, đúng khi để tránh lạc lối lầm đường. Câu châm ngôn có tính triết lý sâu sắc: bằng hai khái niệm có tính mâu thuẫn tương phản nhưng lại hoàn toàn thống nhất câu châm ngôn khẳng định: cuộc sống của con người chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn biết đồng thời tạo ra chế ngự đam mê chỉ khi ấy bạn mới thực sự làm chủ được chính mình cuộc sống của mình để tỏa sáng với thành công

Đọc thêm:  TOP 22 bài Nghị luận giá trị của bản thân hay nhất - Download.vn

Bạn bắt đầu 1 ngày mới với nụ cười rạng rỡ trên môi với đôi chân rộn rã tới trường hay tới nơi làm việc. Bạn say mê với những bài toán khó đắm mình trong thế giới văn chương háo hức với những chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc … hoặc bạn sáng tạo những ý tưởng mới mà sếp mới đặt ra khi ấy bạn đang có hứng thú thực sự. Sự hứng thú và niềm yêu thích ấy đã tạo ra những giục giã từ bên trong thôi thúc bạn sáng tạo. Vậy nên tạo ra đam mê là tạo ra hứng thú nội lực để tạo điều kiện học tập làm việc hoàn thành xuất sắc mục tiêu ước mơ cho cuộc đời

Bạn say mê những bộ phim cuối tuần hấp dẫn chắc chắn bạn sẽ háo hức chờ đợi từng ngày. Bạn yêu thích những bản ghita piano không lời và thưởng thức nó mỗi buổi đêm khuya bạn sẽ thấy tâm hồn được bay bổng nhẹ nhàng … Chỉ thế thôi bạn sẽ cảm nhận cuộc sống này thật tuyệt bạn lắng nghe được chính trái tim mình rung động trước bất hạnh khổ đau và thân thiện với mọi người.

Đam mê giống như ngọn lửa soi sáng con đường vốn chất đầy gian nan bóng tối đưa bạn đến bến bờ hạnh phúc thành công làm ấm áp trái tim của bạn. Nhưng nếu không biết chế ngự ngọn lửa ấy sẽ thiêu đốt tất cả chính tương lai và cuộc sống tốt đẹp bạn tạo ra biết chế ngự niềm đam mê là cách hành xử khôn ngoan của những người biết nhìn xa trông rộng.Nếu biết tạo ra đam mê thì sẽ chẳng bao giờ đạt được thành công trong cuộc sống.bạn sẽ nếm đủ thất bại đắng cay bạn sẽ chẳng bao giờ biết tận dụng cho mình cơ hội cuộc đời mang đến. Như thế cuộc sống của bạn mờ nhạt vô vị vô nghĩa biết bao sống thế thì có khác gì khác mà không sống.

Nếu đam mê làm quá vào điều gì đó cuộc đời bạn trở nên mất cân bằng thậm chí tính cách thái quá lập dị méo mó. Có đôi khi những đam mê vượt ngưỡng sẽ kiệt sức lực trí tuệ tâm hồn khiến bạn mất đi khả năng cảm nhận khả năng tận hưởng niềm vui trong cuộc sống. Một đứa trẻ nghiện games sẽ mất đi sự cảm nhận tình yêu thương, cuộc sống sao nhãng học thậm chí đam mê thái quá phải kiến con người hy sinh trả giá thật đáng phê phán những con người như thế. Niềm đam mê không biết chế ngự là ngọn lửa thiêu đốt chính bạn

qua đây chúng ta cần biết nuôi dưỡng chế ngự đam mê để cân bằng cuộc sống để làm chủ chính mình phải học tập tu dưỡng trau dồi tri thức

Lời khuyên quý báu sẽ mãi là hành trang quý báu cho tôi cho bạn cho tất cả chúng ta khi bước vào đời và sống giữa cuộc đời

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Bàn luận về ý kiến sau “Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê”. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

  • Bài thơ Con cò có câu: Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẹ trong ngày nay
  • Bình luận quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Bài tiếp theo: Bàn về quan niệm: “Sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại không phải là sức mạnh kiến thức hay sự hiểu biết mà chính là ở ý chí”

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button