Tác giả Hoàng Tiến Tựu – Cuộc đời và sự nghiệp
Tác giả Hoàng Tiến Tựu – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Hoàng Tiến Tựu
– Ngày sinh: sinh năm 1933, mất năm 1998
– Quê quán: Quê ở Thanh Hóa
– Cuộc đời:
+ Ông từng công tác và chủ nhiệm khoa Văn Đại học Sư phạm Vinh từ 1969 đến 1987.
+ Ông là một nhà nghiên cứu văn học hàng đầu về chuyên ngành văn học dân gian với nhiều công trình nổi tiếng
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Hoàng Tiến Tựu
Ông là một nhà nghiên cứu văn học hàng đầu về chuyên ngành văn học dân gian với nhiều công trình nổi tiếng:
– Văn học dân gian Việt Nam
– Bình giảng ca dao
– Bình giảng truyện dân gian
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen
a. Thể loại: Nghị luận văn học
b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Trích Bình giảng ca dao, NXB Giáo Dục,1996
c.Phương thức biểu đạt: Nghị luận, biểu cảm
d. Tóm tắt Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen
– Phân tích bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen. Tác giả phân tích đã dưa ra 3 ý kiến chính để làm rõ tác phẩm là khẳng định đề cao vẻ đẹp của sen,câu 3 là câu đặc biệt vì có câu chuyển, nghĩa đen và nghĩa bóng của bài ca dao
e. Bố cục tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen
– Phần 1: Từ đầu …nhân dân Việt Nam: giới thiệu tác phẩm được phân tích
– Phần 2: Tiếp theo….nhân cách thanh cao,trong sạch:phân tích tác phẩm
– Phần 3: Còn lại :Khái quát hình ảnh hoa sen trong bài ca dao
g. Giá trị nội dung tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen
– Phân tích bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen
– Lý lẽ,bằng chứng thuyết phục
– Trật tự các ý lớn, ý nhỏ sắp xếp phù hợp
3.2. Vẻ đẹp của một bài ca dao
a. Thể loại: Nghị luận văn học
b. Xuất xứ: Trích Bình giảng ca dao (1992)
c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
d. Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao
Qua văn bản “Vẻ đẹp của một bài ca dao”, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp của bài ca dao: “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” gồm 2 cái đẹp được miêu tả rất hay là cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Bên cạnh đó là sự độc đáo trong Bố cục tác phẩm của bài ca dao. Hai phần cuối của bài viết, tác giả tập trung làm rõ vẻ đẹp hai câu đầu và hai câu cuối bài ca dao bằng việc phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu. Tất cả đã cho thấy bài ca dao là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng.
e. Bố cục tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao
Chia văn bản 4 phần như sau:
– Đoạn 1: Từ đầu đến “bài ca dao nào khác”: Nêu ý kiến về bài ca dao.
– Đoạn 2: Tiếp theo đến “đồng lúa quê hương”: Phân tích Bố cục tác phẩm bài ca dao.
– Đoạn 3: Tiếp theo đến “nói lên điều đó”: Phân tích hai câu đầu bài ca dao.
– Đoạn 4: Còn lại: Phân tích hai câu cuối bài ca dao.
g. Giá trị nội dung tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao
– Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như Bố cục tác phẩm của một bài ca dao.
– Qua đó thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao
– Khả năng lập luận sắc bén.
– Ngôn từ sắc sảo, thuyết phục người đọc, người nghe.
3.3. Bàn về nhân vật Thánh Gióng
a. Thể loại: Văn bản nghị luận văn học
b. Xuất xứ: Trích Bình giảng truyện dân gian, NXB Giáo dục, 2003.
c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
d. Tóm tắt tác phẩm Bàn về nhân vật Thánh Gióng
Văn bản bàn luận về vẻ đẹp của nhân vật Thánh Gióng. Thứ nhất, Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng qua những chi tiết thần kì trong truyền thuyết. Thứ hai, Thánh Gióng là một con người trần thế với nguồn gốc, lai lịch rõ ràng, quá trình ra đời, trường thành gắn với người dân bình dị. Đặc biệt, ở Thánh Gióng toát lên sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.
e. Bố cục tác phẩm Bàn về nhân vật Thánh Gióng: 3 phần
– Đoạn 1: từ đầu → gần gũi: Nêu vấn đề: Thánh Gióng vừa là anh hùng phi thường, vừa là một con người trần thế.
– Đoạn 2: tiếp theo →làm nên TG: giải quyết vấn đề
– Đoạn 3: còn lại: kết thúc vấn đề
g. Giá trị nội dung tác phẩm Bàn về nhân vật Thánh Gióng
– Văn bản bàn về nhân vật Thánh Gióng, người anh hùng vừa có vẻ đẹp lí tưởng vừa là con người trần thế với vẻ đẹp gần gũi, giản dị.
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bàn về nhân vật Thánh Gióng
– Văn bản nghị luận, nghệ thuật lập luận sắc bén.
– Hệ thống lí lẽ xác đáng, bằng chứng cụ thể, sinh động.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!