Sơ đồ tư duy Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn dễ nhớ, hay nhất

Sơ đồ tư duy Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn dễ nhớ, hay nhất

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn dễ nhớ, hay nhất với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, …. Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.

Bài giảng: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

A. Sơ đồ tư duy Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

B. Tìm hiểu bài Sơ đồ tư duy Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

I. TÁC GIẢ

– Ngô Sĩ Liên (?-?)

– Đỗ tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông.

– Giữ chức Hữu thị lang bộ Lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám, tu soạn Quốc sử quán.

– Vâng lệnh vua Lê Thánh Tông viết Đại Việt sử kí toàn thư.

– Là 1 trong những nhà sử học nổi danh thời trung đại.

II. TÁC PHẨM

1. Thể loại: Chính sử.

2. Xuất xứ: Đại Việt sử kí toàn thư.

3. Bố cục: 3 phần

-P1 (Tháng sáu… giữ nước) → Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.

– P2 (Quốc Tuấn là con… viếng) → Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của cha, trong câu chuyện với gia nô và hai con trai.

– P3: Còn lại → Những công tích lớn, trước tác chính và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn.

4. Giá trị nội dung

Vẻ đẹp tài năng, đức độ của Trần Quốc Tuấn.

5. Giá trị nghệ thuật

– Nghệ thuật kể chuyện.

– Khắc họa nhân vật.

DÀN Ý PHÂN TÍCH

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Ngô Sĩ Liên (đôi nét về tiểu sử, tài năng, con người,… ).

– Giới thiệu khái quát về bài “Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn” (giá trị nội dung, nghệ thuật).

II. Thân bài

1. Giới thiệu khái quát về “Đại Việt sử kí toàn thưHưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.

*Đại Việt sử kí toàn thư

– Hoàn tất năm 1499, gồm 15 quyển.

– Bộ chính sử lớn của VN thời trung đại.

– Nội dung: Ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428).

– Dựa trên: Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu) và Sử kí tục biên (Phan Phu Tiên).

* Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

(1231 (?) – 1300).

– Là nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần.

– Ông chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288.

– Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

2. Phần 1: Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.

– Trần Quốc Tuấn nêu dẫn chứng về hàng loạt các cách trừ giặc, giữ nước của người xưa nhằm khuyên vua Trần nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.

Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc: Toàn dân đoàn kết một lòng.

“Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức”

– Muốn vậy, phải “khoan thư sức dân”:

+ Giảm thuế khóa.

+ Bớt hình phạt.

+ Không sách nhiễu nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân sung túc.

Đọc thêm:  Top 15 Tóm tắt Con hổ có nghĩa (hay, ngắn nhất) - Kết nối tri thức

→ Điều đó là “thượng sách giữ nước”.

Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn:

+ Có lòng trung quân ái quốc – có ý thức trách nhiệm rất cao với vua với nước.

+ Là một vị tướng tài ba, mưu lược, có kinh nghiệm dồi dào và tầm nhìn xa trông rộng.

+ Có lòng thương dân, trọng dân, biết lo cho dân.

3. Phần 2: Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của người cha, trong các câu chuyện với gia nô và hai người con trai.

* Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của người cha

Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho là phải.

→ Đặt chữ “trung” lên trên chữ “hiếu” một cách tự nguyện, hết lòng trung nghĩa, dẹp thù riêng để phụng sự đất nước, không mảy may tư lợi.

* Câu chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng

– Khẳng định nhân cách cao thượng, tấm lòng trung nghĩa, thẳng thắn, cương trực của hai người nô bộc trung thành.

– Khẳng định tư tưởng trung quân của Trần Quốc Tuấn là hoàn toàn đúng nên mới tìm được sự đồng cảm của mọi người, kể cả gia nhân.

– Chi tiết “Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người” nô bộc trung nghĩa:

→ Câu chuyện với 2 nô bộc chỉ là một phép thử lòng người của Trần Quốc Tuấn.

→ Trần Quốc Tuấn là một con người thẳng thắn, chân thành.

* Câu chuyện với hai người con trai

+ Hưng Vũ Vương (Quốc Hiến): Ông “ngầm cho là phải”.

+ Hưng nhượng Vương (Quốc Tảng): Ông nổi giận, rút gươm định tội, không muốn Quốc Tảng được nhìn mặt lần cuối.

→ Tính cách: thận trọng, trung nghĩa.

→ Cách giáo dục con: công bằng, rất nghiêm khắc.

4. Phần 3: Những công lao và uy tín, trước tác chính và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn.

– Công lao:

+ Là tổng chỉ huy quân đội nhà Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên- Mông.

+ Tiến cử được nhiều người tài trong sự nghiệp bình Nguyên và xây dựng triều Trần.

– Uy tín:

+ Được truy tặng tước lớn: Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương → được ví như thượng phụ (cha vua).

+ Được hưởng những quyền hạn đặc biệt, được phong tước cho người khác.

+ Là chỗ dựa tinh thần của vua Trần những lúc vận nước lâm nguy. (Câu nói khảng khái của ông gợi nhớ đến câu nói của Trần Thủ Độ trước ông: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”).

+ Danh vọng và tài thao lược của ông khiến kẻ thù phải kính sợ đến mức ko dám gọi tên.

+ Được thần thánh hóa trong tâm thức dân gian.

– Vẻ đẹp nhân cách: khiêm tốn, giản dị, luôn kính cẩn giữ lễ vua tôi.

– Những trước tác chính

+ Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn).

+ Binh thư yếu lược (Binh gia diệu yếu lược).

+ Vạn Kiếp tông bí truyền thư.

– Lời dặn con kĩ càng việc mai táng mình ntn trước lúc mất” có thể do lo lắng sâu xa rằng quân Nguyên có thể trở lại xâm lược và dầo mồ mả của ông lên ” thể hiện tính cẩn trọng, lo xa.

III. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật:

+ Nội dung: Vẻ đẹp tài năng, đức độ của Trần Quốc Tuấn.

+ Nghệ thuật kể chuyện, khắc họa nhân vật.

– Thế hệ trẻ học được điều gì từ phẩm chất, tài năng của Trần Quốc Tuấn.

IV. MỘT SỐ CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VÀ BÀI PHÂN TÍCH

Câu hỏi: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

(…)Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương : “Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?”

Hưng Vũ Vương thưa: “Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!”

Quốc Tuấn ngẫm cho là phải.

Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa: “Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ.”

Đọc thêm:  Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông lái đò và bình luận ... - Thủ thuật

Quốc Tuấn rút gươm kể tội:

“Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra”.

Định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Đến đây, ông dặn Hưng Vũ Vương: “Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng.”(…)

( Trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Trang 43, SGK Ngữ văn 10,Tập II, NXBGD 2006)

1/ Văn bản trên kể về sự việc gì?

2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản ?

3/ Xác định biện pháp nghệ thuật nổi bật trong thái độ của Hưng Đạo Vương với 2 người con trai? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó ?

4/ Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học giáo dục con cái trong cuộc sống hôm nay.

Trả lời:

1/ Văn bản trên kể về sự việc: Quốc Tuấn thử thách với hai người con trai Quốc Hiến và Quốc Tảng với hai câu trả lời trái ngược nhau và hai thái độ khác nhau.

2/ Phương thức biểu đạt của văn bản: Tự sự.

3/ Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong thái độ của Hưng Đạo Vương với 2 người con trai: biện pháp tương phản, đối lập.

Hiệu quả nghệ thuật: Qua biện pháp đối lập, câu chuyện thử thách với hai người con trai Quốc Hiến và Quốc Tảng với hai câu trả lời trái ngược nhau và hai thái độ khác nhau: ngầm cho là phải (với Quốc Hiến) và định giết, kể tội, đến chết không cho gặp mặt…( với Quốc Tảng) đã càng làm rõ tính cách thận trọng, trung nghĩa và lối giáo dục con cái trong nhà một cách rất công bằng và nghiêm khắc của Hưng Đạo Vương.

4/ Gợi ý:

+ Cách giáo dục con cái của Hưng Đạo Vương vừa công bằng, vừa nghiêm khắc. Hưng Vũ Vương có cách trả lời ứng xử thấu tình đạt lí. Quốc Tảng trả lời có ý bất trung đã làm cho Hưng Đạo Vương nổi giận rút gươm định trị tội đứa con nghịch tử.

+ Ngày nay, những bậc làm cha mẹ cần học cách giáo dục con cái một cách đúng đắn. Được giáo dục tốt, con người sẽ sống lương thiện, tích cực, có trách nhiệm với xã hội, gia đình, bản thân. Không nhận được sự giáo dục tốt, con người sẽ trở nên ích kỷ, xấu xa, độc ác.

+ Cha mẹ không nên nuông chiều con cái. Cần chăm lo về tri thức, quan tâm, uốn nắn đến tính cách cho con để định hướng tốt về phẩm chất góp phần xây dựng những con người đủ đức đủ tài xây dựng đất nước trong mai sau.

Bài phân tích:

Đề bài: Phân tích tác phẩm “Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn”.

Ngô Sĩ Liên là nhà sử học lớn của dân tộc, có công lao trong việc biên soạn bộ “Đại Việt sử kí toàn thư” theo lệnh của vua Lê Thánh Tông. Đoạn trích “Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn” trích trong “Đại Việt sử kí toàn thư” phần “bản kỉ”. Nội dung viết về nhân vật Trần Quốc Tuấn người anh hùng kiệt xuất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Mở đầu, nói về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn, bộc lộ lòng trung quân ái quốc, nó biểu hiện tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm cao với sơn hà xã tắc. Trong lúc đang lâm bệnh, nhà vua đã tới thăm và hỏi về việc chống giặc phương Bắc, ông đã kể vua về những trận đánh trong lịch sử và nói với vua về việc trị nước là việc khó khăn, phức tạp, sự thành bại dựa vào nhiều yếu tố, việc dùng binh phải linh hoạt không có khuân mẫu nhất định, phù hợp thời thế.

Dùng đoản chế trường, nếu chỉ thấy quân giặc kéo đến như lửa thì dễ chế ngự, nếu tiến chậm, không cần nóng lòng thắng mà cứ từ từ chọn tướng giỏi, tùy tạo thế. Điều quan trọng là toàn dân đoàn kết một lòng,vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, quân đội một lòng như cha con, giặc phải bị bắt. Giảm thuế khóa, bớt hình phạt, cho nhân dân cuộc sống ấm no hạnh phúc, đó chính là thượng sách giữ nước.

Đọc thêm:  Bình giảng bài thơ Con cò của thi sĩ Chế Lan Viên - Thủ thuật

Qua đó ta thấy Trần Quốc Tuấn là một vị tướng có tài, mưu lược có tầm nhìn sáng suốt sâu rộng, có tình yêu thương dân, trọng dân và lo cho dân. Trần Quốc Tuấn có lòng chung nghĩa không ai sánh bằng, ông mang lời cha dặn ra để hỏi những người gia nô và vợ con, hai người gia nô là Dã Tượng và Yết Kiêu ông luôn rất tôn trọng họ, còn đem việc quan trọng để hỏi họ. Khi mất, cha ông đã dặn ông dành lấy đất nước, ông luôn ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải. Đến khi vận nước ở trong tay, quyền quân quyền nước đều do mình ông đem lời cha dặn nói với hai gia nô, hai gia nô khuyên can nguyện làm gia nô cả đời chứ không vì chức quan mà bất trung hiếu, để lại tiếng xấu ngàn năm, Quốc Tuấn vô cùng cảm động, khen ngợi hai người họ.

Ông hỏi Hưng Vũ Vương ông ngầm cho là phải, hỏi đến Hưng Nhượng Vương ông rút gươm định giết nhưng vì là con mình ông đành tha nhưng không cho gặp trước khi chết. Qua đó ta thấy ông là người có tấm lòng nhân nghĩa, trung hiếu với nhà vua, dù tài giỏi nhưng chỉ phò trợ vua, và vô cùng nghiêm khắc trong chuyện giáo dục con cái. Ông là một người thận trọng, chín chắn trong mọi việc, có chủ kiến, quyết đoán trong hành động, luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia đình.

Đối với đất nước thì ông sẵn sàng quên thân tận trung báo quốc, ông từng soạn sách khích lệ tướng sĩ dưới quyền, ông tiến cử những người tài ra giúp nước, ông được vua cho phép ông được quyền phong tước cho người khác nhưng ông chưa bao giờ phong cho ai cả, khi nhà Hồ vào cướp, ông lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp quân lương, mà chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không dám cho làm lang tướng thật, kính cẩn giữ tiết làm tôi. Đối với giặc ông không hề nương tay nếu chúng cứ tiếp tục muốn xâm lược, bọn giặc rất sợ ông và rất nể phục.

Khẳng định tài năng và đức độ của Trần Quốc Tuấn. Khi sắp ra đi ông dặn dò con phải hỏa táng rồi trôn mình trong vườn không cho ai biết làm sao cho xương nhanh mục, để ông vĩnh viễn biến mất khỏi thế gian này. Ông đã để lại những lời dặn dò trân thành và đầy yêu thương cho con mình. Cách kể chuyện ngắn gọn, cô đọng mà tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. Nghệ thuật kể chuyện điêu luyện, không theo trình tự thời gian nhưng vẫn mạch lạc, khúc chiết, nhân vật được khắc họa sống động, mang màu sắc huyền thoại nhằm ca ngợi tài năng của Hưng Đạo Vương.

Đoạn trích có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đã khắc họa đậm nét hình ảnh Trần Quốc Tuấn tài năng, đức độ mẫu mực sáng ngời, một nhân cách vĩ đại, bất tử trong lòng dân tộc.

Tải xuống

Xem thêm sơ đồ tư duy của các tác phẩm, văn bản lớp 10 hay, chi tiết khác:

  • Sơ đồ tư duy Tựa Trích diễm thi tập
  • Sơ đồ tư duy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
  • Sơ đồ tư duy Hồi trống Cổ Thành
  • Sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
  • Sơ đồ tư duy Trao duyên

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều

Săn SALE shopee tháng 7:

  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button