Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí của Chính Hữu hay nhất

1. Dàn ý chi tiết phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí của Chính Hữu hay nhất:

A. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Nêu đoạn trích

B. Thân bài

Giới thiệu chung

Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh

Nội dung đoạn trích: Cơ sở tạo nên tình đồng chí

Phân tích

a. Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân:

Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở tạo nên tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mệnh:

“Quê hương tôi nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

– Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”

– Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện

=> Các anh ra đi từ những miền quê nghèo khổ, lam lũ – miền biển nước mặn, trung du đồi núi, và gặp mặt nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.

Cũng như giọng thơ, tiếng nói thơ ở đây là tiếng nói của đời sống dân dã, mộc mạc:

“Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hứa quen nhau”.

=> Tới từ mọi miền quốc gia, vốn là những người xa lạ, các anh đã cùng tập trung trong một hàng ngũ và trở thành thân quen.

Cùng chung mục tiêu, lí tưởng đấu tranh:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

Điệp từ, hình ảnh sóng đôi mang ý nghĩa tượng trưng.

=> Tình đồng chí, đồng chí được tạo nên trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập trung dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong hàng ngũ đấu tranh để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

Cùng san sẻ mọi gian lao, thiếu thốn:

Mối tính tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu lộ bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

Chính trong những ngày gian lao, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau,để cùng chung nhau cái lạnh giá mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan.

Nhận định chung:

– Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen đã tạo điều kiện cho thi sĩ diễn tả hiện thực và bộc lộ xúc cảm một cách linh hoạt.

– Hình ảnh thơ cụ thể, xác thực nhưng mà giàu sức nói chung.Ngôn ngữ thơ súc tích,cô đọng,giàu sức biểu cảm

Đọc thêm:  Lập dàn ý tả cảnh sông nước (một vùng biển, một con suối hay một

C. Kết bài: Khẳng định lại trị giá bài thơ

2. Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí của Chính Hữu hay nhất:

Đất nước ta trải qua hàng nghìn năm trường kỳ kháng chiến để có được một đất nước bình yên và tươi đẹp như bây giờ. Công lao ấy không thể không nhắc đến thế hệ người lính đi trước đã hy sinh, cống hiến bản thân để đem lại hòa bình cho đất nước. Tái hiện lại bức tranh cuộc chiến năm nào, nhà thơ Chính Hữu lấy hiện thực cuộc chiến để làm nổi bật tình đồng đội, đồng chí keo sơn. Đặc biệt, đến với bảy câu thơ đầu, tác giả đã đi sâu vào lý giải cơ sở hình thành lên tình đồng chí gắn bó.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bức tranh quê hương đặc trưng cho hình ảnh Việt Nam với ” đất mặn đồng chua”, ” đất cày lên sỏi đá” – đặc trưng vùng miền trogn thời kỳ chiến tranh của nước ta lúc bất giờ:

“Quê hương anh đất mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Việt Nam từ xưa đến nay vốn đi lên từ nông nghiệp, là một quốc gia có nền nông nghiệp là kinh tế chủ yếu bởi vậy cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, cơ cực. “Anh và tôi”, hai người xa lạ từ những nơi khác nhau nhưng đều có điểm chung là những người nông dân nghèo khó. Hai câu thơ tưởng chừng như đối lập nhau những lại thể hiện tình cảm, sự chân chất của người dân quê. Nhận thức được rằng chiến tranh đã tàn phá thôn làng, khiến cuộc sống nhân dân khổ cực, họ đã quyết tâm dứt áo ra đi tìm lại vùng trời bình yên cho Tổ quốc, quyết không chùn bước:

“Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Những người lính ấy gặp nhau ở điểm chung là muốn sống và cống hiến tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc. Khi đất nước bị xâm lăng, hơn tất cả, họ muốn được bảo vệ vùng trời bình yên cho gia đình, cho dòng máu lạc hồng chảy trong họ.

“Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!”

Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Với họ giữa chốn rừng thiêng chỉ có chiếc súng bảo vệ cùng tình đồng chí keo sơn. Đồng chí vang lên nhưng nốt nhạc bổng tạo nên mạch cảm xúc dâng trào. Đó là một thứ tình cảm vô cùng cao quý, trong cuộc sống thường ngày họ là những người anh em cùng tăng gia sản xuất, khi chiến đấu họ là những người lính dũng cảm , vào sinh ra tử, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu.

Đọc thêm:  Những đề văn về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Tình đồng chí đã được lý giải một cách ngắn gọn thông qua những vần thơ cô động, chắt chiu của nhà thơ Chính Hữu. Cũng là người chiến sĩ nên nhà thơ vô cùng trân trọng thứ tình cảm đẹp đẽ này. Nhờ vậy mà cuộc sống có gian khổ, chiến trận có khốc liệt bao nhiêu nhưng chính tình đồng đội đã truyền cho họ sức mạnh vượt qua tất cả, sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

5. Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí của Chính Hữu ý nghĩa nhất:

Vẻ đẹp mộc mạc của tình đồng chí, đồng đội được thể hiện rõ nét qua lời tâm sự, giới thiệu về quê hương trong hai câu thơ đầu:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá’’

Trên chiến trường, những người lính họ là những đồng chí dũng cảm, chẳng điều gì có thể cản bước họ. Nhưng hai câu thơ đầu đã cho thấy, xuất thân của họ cũng chỉ là những người nông dân chân chất, thật thà, chịu thương, chịu khó và lớn lên từ những vùng miền khác nhau ” nước mặn đồng chua”, ” đất cày nên sỏi đá”, cuộc sống nhiều khó khăn. Tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “anh” và “tôi” tác giả đã gợi lên không khí trò chuyện gần gũi, như lời tâm tình, thủ thỉ của hai người bạn thân thiết. Đồng thời thủ pháp đối được sử dụng trong hai câu thơ đầu, tác giả đã gợi lên sự tương đồng trong xuất thân hay quê hương của hai người lính.

Tác giả mượn thành ngữ “nước mặn đồng chua” để nhắc đến những người nông dân ở vùng đồng chiêm, nước trũng, vùng ngập mặn ven biển, khó sống và làm ăn. Ở nơi đó, người nông dân phải chịu sự khắc nghiệt của thời tiết, thiên tai khiến cái đói, cái nghèo cứ bao vây quanh họ. Hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” để miêu tả những vùng trung du, miền núi, nơi đất đá bị ong hóa, bạc màu, khó làm ăn canh tác. “Quê hương anh” và “làng tôi”, người miền xuôi và kẻ miền ngược, tưởng chừng như đối lập hoàn toàn, tuy có khác nhau về xuất thân nhưng đều có điểm chung là cái nghèo, cái khổ. Chiến tranh đã đưa hai người nông dân này thành người lính cùng chiến tuyến, sự đồng cảm giai cấp đã kết nối họ trở thành đôi bạn tri kỷ, trở thành những người đồng chí, đồng đội với nhau.

Trước khi nhập ngũ, những người lính đều là những người xa lạ, thuộc nhiều vùng miền khác nhau:

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

Đọc thêm:  Cách nộp bài trên Google Classroom điện thoại và PC đơn giản

Những con người chưa từng quen biết, đến từ mọi phương trời xa lạ, nhờ chiến tranh đã đưa họ thành chiến sĩ, gặp nhau ở một điểm chung. Đó là xuất thân từ những người nông dân, cùng hướng tới lý tưởng cách mạng và cuộc sống tươi sáng hơn ở phía trước. Hình ảnh thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” gợi tả hình ảnh những người lính đang kề sát vai nhau, cùng nhau chiến đấu trên mọi mặt trận. Cách nói hoán dụ “Đầu sát bên đầu” được sử dụng với ý nghĩa tượng trưng cho ý chí chiến đấu, tinh thần đồng đội cao đẹp. Mặc cho những ngoại cảnh tác động nhưng họ vẫn nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ cho nhau, bảo vệ Tổ quốc.

Đến với câu thơ sau, tác giả đã nêu nổi bật tình cảnh khắc nghiệt mà người chiến sĩ phải trải qua:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ’’

Câu thơ trên gợi lên hình ảnh những người chiến sĩ cùng nhau vượt qua những khắc nghiệt của thiên nhiên, của ngoại cảnh. Họ cùng nhau vượt qua giá rét đêm đông trong rừng, dành cho nhau những tình cảm như những người thân trong gia đình. Một câu thơ thôi nhưng cũng đủ tái hiện lại hiện thực cuộc sống chiến đấu thông qua bức tranh sống trong núi rừng đầy gian khổ. Họ từ xa lạ không quen biết nhau mà cùng nhau chia sẻ tấm áo, manh chiếu hay cùng nhau đắp chung chăn. Cứ thế, ngày trôi ngày họ trở nên thân thiết lúc nào không hay.

Kết thúc đoạn thơ, tác giả đã sử dụng một câu thơ có vị trí rất đặc biệt, được cấu tạo bởi 2 từ “Đồng chí!” mang nhiều ý nghĩa đẹp. “Đồng chí” vang lên như một lời khẳng định, một lời định nghĩa về một thứ tình cảm mới mà tác giả đã phát hiện ra sau những gì đã trải qua cùng những người đồng đội của mình. “Đồng chí” còn thể hiện cảm xúc dồn nén bấy lâu, được thốt lên khi nó đạt đến cao trào, tạo cảm giác sâu lắng, khăng khít, từ tình đồng đội phát triển thành tình đồng chí thân thương. Dòng thơ cuối đặc biệt ấy có ý nghĩa như một bản lề gắn kết. Vừa có tác dụng nâng cao ý thơ đoạn trước và vừa mở ra ý thơ đoạn sau. Dấu chấm than đi kèm hai tiếng “Đồng chí” ấy cũng mang ý nghĩa rất đặc biệt. Nó thể hiện một tiếng gọi đồng đội thân thương như kìm nén bấy lâu, chất chứa bao trìu mến, yêu thương mà tác giả dành cho những người đồng đội của mình.

Bảy câu thơ đầu của bài thơ đã đi sâu khám phá, lí giải cơ sở và sự hình thành của tình đồng chí. Rõ ràng chính tình yêu quê hương, đất nước đã trở thành sợi dây kết nối những người xa lạ trở thành những người đồng chí keo sơn, gắn bó và dần trở thành những người anh em sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nhau.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button