07 nội dung phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng theo pháp luật

07 nội dung phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng theo pháp luật Việt Nam

07 nội dung phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng theo pháp luật Việt Nam (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Phạm vi phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Biên phòng Việt Nam 2020, phạm vi phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như sau:

– Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu;

– Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng;

– Chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng;

– Chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã nơi có biên giới quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Đọc thêm:  Cách tô màu hình vẽ và đường viền trong word | Kiến thức tin học

2. Các nội dung phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng theo pháp luật Việt Nam

Cụ thể tại khoản 3 Điều 10 Luật Biên phòng Việt Nam 2020, các nội dung phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng bao gồm:

(1) Trao đổi thông tin, tài liệu; đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng chính sách, pháp luật về biên phòng;

(2) Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các tình huống về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới, cửa khẩu;

(3) Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh ở khu vực biên giới;

(4) Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách;

(5) Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn cho lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng;

(6) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở khu vực biên giới;

(7) Thực hiện các hoạt động phối hợp khác có liên quan.

3. Nguyên tắc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng

Việc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Biên phòng Việt Nam 2020, cụ thể như sau:

– Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, địa bàn hoạt động của lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Đọc thêm:  Hoa xuyến chi là hoa gì? Ý nghĩa và sự tích hoa xuyến chi

– Bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất theo quy định của pháp luật;

– Chủ động, linh hoạt, bí mật, kịp thời, hiệu quả và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu;

– Trên cùng một địa bàn, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan, tổ chức, lực lượng thì cơ quan, tổ chức, lực lượng nào phát hiện trước phải xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định;

Trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình thì xử lý ban đầu, chuyển giao hồ sơ, người, tang vật, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật cho cơ quan, tổ chức, lực lượng có thẩm quyền chủ trì giải quyết.

Cơ quan, tổ chức, lực lượng tiếp nhận có trách nhiệm thông báo kết quả điều tra, xử lý cho cơ quan, tổ chức, lực lượng chuyển giao biết.

4. Các nhiệm vụ biên phòng theo Luật Biên phòng Việt Nam 2020

Cụ thể tại Điều 5 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về các nhiệm vụ biên phòng như sau:

– Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch bảo vệ biên giới quốc gia.

– Quản lý, bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu, công trình khác ở khu vực biên giới.

Đọc thêm:  129 câu hỏi về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

– Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

– Phát triển kinh tế – xã hội kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới.

– Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân;

Xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự; phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.

– Hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài.

– Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button