Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm – VietJack.com

Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm

I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận

Câu chủ đề:

– Đoạn 1: “Thật là chốn hội tụ trọng yếu … đế vương muôn đời” – Câu chủ đề mở đoạn

– Đoạn 2: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” – Câu chủ đề là câu mở đoạn.

– Đoạn 1 viết theo kiểu quy nạp, đoạn 2 viết theo kiểu diễn dịch.

2. Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý để tạo ra sức thuyết phục cho bài văn.

a, Luận điểm của đoạn văn: ” Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới phát hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.

b, Cách lập luận: tác giả sử dụng phép tương phản để làm sáng tỏ cho luận tỏ, chính xác và tạo ra sức thuyết phục mạnh mẽ.

c, Cách sắp xếp hợp lý, nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay ra với mẹ con chị Dậu lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ… thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì đoạn văn không đúng trình tự trước sau của sự việc, không làm bật được bản chất “chó đểu” của giai cấp nó.

d, Trong đoạn văn, những cụm từ “chuyện chó con”, “giọng chó má”, “thằng nhà giàu rước chó vào nhà”… được xếp cạnh nhau làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ, hấp dẫn, từ đó lộ ra bản chất thú vật của bọn địa chủ.

Đọc thêm:  Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana - Katakana | WeXpats Guide

II. Luyện tập

Bài 1 ( trang 75 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

– Luận điểm: Cần phải tránh lối viết lan man, dài dòng.

– Luận điểm b: Nhà văn Nguyên Hồng thích truyền nghề cho các bạn trẻ.

Bài 2 (trang 76 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

– Luận điểm: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.

– Tác giả đã trình bày các luận cứ:

+ Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới gần gũi với mỗi con người.

– Hai luận cứ trên được trình bày theo một trật tự hợp lý. Tác giả xuất phát từ sự thấu hiểu Tế Hanh (tinh tế, có thể nghe những điều không hình sắc, âm thanh).

+ Nhận định cũng rất chính xác về chất thơ Tế Hanh: đưa ta vào thế giới gần gũi mà ta chỉ cảm thấy một cách mờ mờ.

+ Luận cứ thứ hai là hệ quả của luận cứ thứ nhất, điều này tạo được sự logic, hợp lý

Bài 3 (trang 76 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

a, Cho luận điểm: ” Học phải kết hợp với làm bài tập mới hiểu bài”.

– Các luận cứ:

+ Học để nắm bắt tri thức, tuy vậy việc củng cố những tri thức nắm bắt được còn quan trọng hơn.

(Dẫn chứng: Có nhiều người trong học tập thu nạp được nhiều kiến thức nhưng sau một thời gian không thực hành, kiến thức bị mai một, rơi rụng).

Đọc thêm:  Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm học 2018 - 2019 - Tìm đáp án

+ Làm bài tập sẽ giúp am hiểu hơn về kiến thức.

(Chứng minh: Lý thuyết phải được soi chiếu vào bài tập, từ lý thuyết để tìm ra hướng giải quyết trong bài làm, từ đó kiến thức trở thành có ích).

+ Việc làm bài tập thường xuyên sẽ củng cố tri thức hiệu quả nhất.

(Với những người chăm chỉ làm bài tập, những kiến thức thu nhận được không chỉ củng cố tri thức hiệu quả mà còn được nâng cao, hoàn thiện hơn khi tiếp xúc với thực tế).

b, Luận điểm: ” Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy”.

– Giải thích khái niệm: học vẹt.

( Học vẹt chỉ là nói thao thao như vẹt nhưng không hiểu mình nói gì, nhiều người chỉ cố học thuộc lòng nhưng không nắm được bản chất của vấn đề).

– Học vẹt làm cho trí não trở nên lười biếng.

Khi không sử dụng thao tác tư duy, phân tích, giải thích… các kĩ năng thiết yếu của tư duy không được rèn luyện.

Bài 4 (trang 76 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Để làm sáng tỏ luận điểm: ” Văn giải thích cần viết cho dễ hiểu” có thể đưa ra các luận cứ sau:

– Mục đích của văn giải thích là để giải thích cho người đọc hiểu rõ vấn đề nào đó.

– Nếu viết không dễ hiểu, người đọc từ chỗ khó tiếp nhận lời văn lại càng khó để hiểu người viết muốn trình bày.

Đọc thêm:  TOP 36 mẫu Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng (2023) SIÊU HAY

– Khi viết cần thể hiện rành mạch, giản dị, tránh lối dùng từ cầu kì, có những cấu trúc phức tạp, cản trở quá trình tri nhận.

– Ngoài ra, khi viết phải chú ý tới đối tượng tiếp nhận để sử dụng ngôn ngữ hợp lý và đạt hiệu quả cao.

→ Các luận cứ trên phải được trình bày theo một trình tự hợp lý, từ giải thích khái niệm đến sử dụng biện pháp nêu vấn đề, tiếp đó là đưa ra luận cứ chính.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

  • Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
  • Viết bài tập làm văn số 6
  • Thuế máu
  • Hội thoại
  • Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn 8 (siêu ngắn)
  • Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 8
  • Tác giả – Tác phẩm Văn 8
  • Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt – Tập làm văn 8
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 8
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 8
  • Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)

Săn SALE shopee tháng 6:

  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button