Nghị luận về ý thức học tập của học sinh (5 Mẫu) – Download.vn

Nghị luận về ý thức học tập của học sinh mang đến 5 bài văn mẫu siêu hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết hay nhất. Thông qua tài liệu này giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều nguồn tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để nhanh chóng biết cách viết bài nghị luận xã hội hay về ý thức học tập.

Ý thức học tập có vai trò vô cùng quan trọng, là việc làm thiết thực nhất của học sinh giúp nâng cao năng lực, giúp cho tương lai sau này. Người có ý thức học tập là những người luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới. Vậy sau đây là 5 bài nghị luận về ý thức học tập mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn: nghị luận vai trò của gia đình, nghị luận về sự thay đổi bản thân.

Dàn ý nghị luận về ý thức học tập của học sinh

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý thức học tập của học sinh.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý thức học tập: là việc mỗi học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học, từ đó có những phương pháp học tập hữu ích, cố gắng học hỏi, thực hành, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân.

b. Phân tích

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

c. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

d. Phản biện

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác. Lại có những bạn học sinh lười học, chưa thực sự tập trung vào việc học của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý thức học tập của học sinh.

Nghị luận về ý thức học tập – Mẫu 1

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về trí tuệ của con người cũng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, mỗi con người cần chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức thật vững chắc để bước vào đời và tinh thần tự học, ý thức tự học sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm nên thành công đó.

Tự học là quá trình mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc dựa vào chính khả năng của mình mà không nhờ vả hay trông chờ vào bất cứ ai. Ngoài ra, tự học còn có thể được hiểu là chúng ta dựa vào kiến thức được thầy cô giáo hoặc người đi trước cung cấp để dựa vào đó hình thành những bài học cho riêng mình. Tự học giúp con người chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.

Ngoài ra, tự học giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mỗi người sẽ có cách tổng hợp, chọn lọc kiến thức khác nhau, biến kiến thức nền chung thành bài học riêng cho mỗi người và khi gặp trường hợp thực tiễn lại có những cách xử lí khác nhau. Tự học còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì vì nó một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật cô gắng mới cho kết quả tốt như mong muốn.

Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương tự học tiêu biểu vừa kể trên thì vẫn còn những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết để giúp ích cho xã hội. Những người này đáng bị phê phán. Tự học là một đức tính tốt không chỉ giúp mỗi chúng ta rèn luyện để nâng cao kiến thức mà còn góp phần chung vào sự phát triển của toàn xã hội.

Đọc thêm:  Tổng hợp các công thức đạo hàm log, logarit, căn bậc 3 ... - Marathon

Hãy rèn luyện cho bản thân mình một tinh thần tự học để có thể lĩnh hội nhiều hơn nữa những giá trị tốt đẹp mà con người nhiều năm nay đã dày công gây dựng.

Suy nghĩ về ý thức học tập của học sinh – Mẫu 2

Có bao giờ bạn tự hỏi để có được thành công, để hoàn thiện bản thân mình chúng ta cần làm những gì không? Đó chính là chúng ta hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của ý thức học tập đối với bản thân mình.

Ý thức học tập là ý thức tự rèn luyện, trau dồi bản thân, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ sống cho riêng mình. Tự học là một ý thức tự giác vô cùng tích cực mà mỗi người cần rèn luyện. Người có ý thức học tập là những người luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới trong việc học của mình, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi. Họ cũng là những người có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình; học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.

Việc tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống và giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.

Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

Việc học nói chung và tự học nói riêng dù trong bất kì thời nào cũng đều quan trọng và cần thiết. Hãy tìm cho bản thân một cách học phù hợp nhất, thông minh nhất và rèn luyện hằng ngày để trở thành một người công dân tốt cho xã hội góp những giá trị tốt đẹp để phát triển đất nước thịnh vượng hơn.

Nghị luận về ý thức học tập của học sinh – Mẫu 3

Mỗi một người sinh ra trong cuộc đời, đều có một khả năng tư duy động lập. Đây quả thực là một điều kì diệu mà cuộc sống ban tặng. Ý thức cá nhân của mỗi người được hình thành ngay từ khi còn bé và phát triển theo năm tháng. Với người học sinh, ý thức cá nhân góp phần rất quan trọng trong quá trình học tập. Cũng như phát triển cho tương lai sau này.

Ý thức học tập là quá trình bản thân tự nhận thức, tự tư duy về vai trò, lợi ích của việc học đối với tương lai của mình. Ý thức học tập được thể hiện qua nhiều phương diện như là mục tiêu phấn đấu, cách thức học tập sao cho hiệu quả trong trường lớp, trong xã hội.

Ý thức học tập của học sinh hiện nay được chia thành hai loại: một là những học sinh có ý thức học tập tốt, tích cực, hai là những học sinh có ý thức tiêu cực trong học tập.

Về những học sinh có ý thức tích cực trong học tập. Đều là những học sinh có bản lĩnh, có định hướng, mục tiêu rõ ràng trong việc học. Xác định được đúng con đường mình phải đi. Từ đó những học sinh ấy tích cực, chủ động trong quá trình học tập. Đạt được những thành tích tốt mà mọi người phải ngưỡng mộ. Học tập là quá trình không ngừng trau dồi về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Người học sinh muốn phát triển, muốn không ngừng học giỏi phải là người học sinh làm chủ được kiến thức, kỹ năng ấy. Và để làm được điều đó, không có điều gì khác ngoài việc tự ý thức học tập của bản thân. Tự mình giác ngộ và nâng cao tinh thần học tập là cách duy nhất. Không có con đường nào dẫn đến thành công mà không phải vượt qua thử thách, khó khăn, vất vả. Những thử thách, khó khăn ấy làm cho con người ta trưởng thành hơn, tự lập hơn. Tự ý thức học tập là việc làm thiết thực nhất của học sinh giúp nâng cao năng lực, giúp cho tương lai sau này. Một người học giỏi, là một người có ý thức học tập vô cùng tốt. Tự giác hoàn thành bài tập về nhà một cách đầy đủ. Hơn thế nữa còn tự mình sáng tạo, học tập những tri thức mới không được thầy, cô giảng giải.

Còn ngược lại, rất nhiều học sinh có ý thức tiêu cực trong quá trình học tập. Với một đất nước đang không ngừng phát triển, con người tiếp cận với nhiều tri thức mới, nhiều hình thức giải trí mới. Đã và đang lôi cuốn rất nhiều bạn trẻ vào những cuộc vui mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của người học sinh, đó là việc học. Chỉ có học tập không ngừng, chúng ta mới trưởng thành được. Trở thành những chủ nhân tương lai làm giàu cho quê hương đất nước. Nhưng những học sinh vì ham mê những niềm vui trước mắt mà quên đi nhiệm vụ hàng đầu của mình thì rất nhiều. Đây là những học sinh lười học, chẳng có hứng thú gì với việc học tập cả. Chểnh mảng trong công việc học tập, không lắng nghe bài giảng, không làm bài tập về nhà hay tự ý thức về việc học tập của mình. Những học sinh ấy coi việc học là sự ép buộc, và không hề có hứng thú tiếp thu kiến thức. Đối với họ, cuộc sống bên ngoài với muôn vàn điều thú vị, sao lại đâm đầu vào học cho cực khổ ra. Học sinh học với tinh thần chống đối, cho qua, giả dối để lừa cha mẹ thầy cô.

Đọc thêm:  Bài văn Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết

Nguyên nhân của thực trạng này có thể là do việc phát triển nhanh của nền kinh tế nước nhà. Khi của cải, vật chất không còn thiếu thốn như xưa. Con người không còn quá lo lắng về kinh tế cho nên họ lơ là việc học, việc rèn luyện bản thân. Những phương tiện giải trí có ở bất cứ đâu, sự cuốn hút của chúng hơn nhiều việc học nhàm chán khô khan. Học sinh ỷ vào sự giàu có của cha mẹ mà không quan tâm tới việc học, chỉ biết chơi bời. Cha mẹ thì vì mải làm giàu mà không quan tâm được tới con cái, chỉ biết là con đi tới trường còn lại chẳng biết gì hơn. Và hàng ngày thì cho con một số tiền lớn để con ăn uống gì tùy thích. Tất cả thứ phụ huynh cho con mình chỉ toàn là tiền và tiền, tình cảm trong gia đình mất dần, dẫn đến sự hụt hẫng, cô đơn của học sinh. Và họ tìm đến những niềm vui khác để quên đi cảm giác không còn được yêu thương, quan tâm của cha mẹ.

Hậu quả của việc thiếu ý thức học tập là vô cùng to lớn. Có thể tại thời điểm này, các bạn học sinh nhà có điều kiện thì cho rằng mình không cần phải học. Đã có gia đình lo cho mình. Nhưng cha mẹ không thể theo chúng ta cả đời, ai rồi cũng già yếu, cũng chết. Lúc ấy, chẳng có ai để nương tựa, dựa dẫm, chúng ta sẽ trở thành những người thừa của xã hội. Phải làm những công việc nặng nhọc để kiếm tiền mưu sinh. Cuộc sống sẽ trở nên khó khăn hơn, vất vả hơn những người có ý thức học tập tích cực. Cuộc sống của họ sẽ bị đồng tiền chi phối, làm nô lệ cho đồng tiền. Thậm chím nếu không có một tư tưởng vững vàng, họ dễ sa chân vào con đường tội ác.

Để khắc phục tình trạng trên, thiết nghĩ, gia đình, nhà trường, xã hội là những nhân tố góp phần nào cải thiện. Cần có sự chung tay góp sức, để định hướng cho học sinh những con đường đúng đắn để đi, để bước tới thành công. Con người sinh ra chẳng ai là xấu cả. Chỉ cần được định hướng rõ ràng, thì qua thời gian, những học sinh ấy sẽ đều trở nên tốt cả.

Cuộc sống là một cuốn sách muôn màu, chứa đựng biết bao điều kì diệu. Là học sinh, hãy không ngừng nỗ lực học tập, khám phá, sáng tạo những tri thức mới. Để bước đi trên con đường tương lai đang còn dài ở phía trước. Và cuối con đường, là cuộc sống tươi đẹp đang chờ ta. Hạnh phúc chỉ đến với những người biết phấn đấu, và hi sinh hết mình vì cuộc sống.

Ý thức học tập của học sinh hiện nay – Mẫu 4

Từ ngàn xưa cho đến nay, nhân loại nhìn nhận học tập là một vấn đề hết sức quan trọng, nó giúp con người có được sự tiến bộ, mở mang kiến thức hiểu biết, phát triển đất nước giàu mạnh, để rồi tiến đến đưa nền văn minh.

“Học tập” là quá trình tiếp thu kiến thức, đồng nghĩa với sự khám phá học hỏi, lĩnh hội những gì mới mẻ, và thực hành, tập duyệt những gì đã học được, rèn luyện những kỹ năng người khác trao truyền lại. “Hạt giống” theo nghĩa đen là yếu tố dùng để ươm mầm nên cây cối, để cây được tốt, hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt. Cũng giống như vậy học tập là mầm mống, là điểm khởi đầu ươm nên kiến thức, kiến thức là cái gốc để nuôi lớn hoa trái hạnh phúc, niềm vui và sự thỏa nguyện của mỗi người trong cuộc sống. Ở đây hình ảnh “học tập là hạt giống của kiến thức”, ý muốn nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập, học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản đưa đến mọi sự thành công. Muốn có hạnh phúc, không còn cách nào khác hơn phải học tập.

Học tập là cả một quá trình miệt mài, nỗ lực, tư duy, kinh qua những khó khăn, thử thách mới có được kiến thức. “Hạt giống” kiến thức ấy phải được gieo trồng, chăm bón đúng quy trình mới mong có ngày khai hoa trổ quả. Học tập phải chọn lọc, tiếp nhận những điều hay lẽ phải, và phải có phương pháp học tập phù hợp với điều kiện xã hội, cũng như bản thân, nhằm tích lũy kiến thức, và phải biết vận dụng kiến thức đó tạo nên cuộc sống tốt đẹp, thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội. Sự học có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Quá trình học tập, trước hết học tập ở nhà trường giúp con người có kiến thức cơ bản của cuộc sống trên các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội… sẽ làm cơ sở cho việc tiếp thu các lĩnh vực khác chuyên sâu ở những giai đoạn sau này. Con đường dẫn đến thành công là con đường đầy khó khăn, chông gai, thử thách. Để đạt đến kết quả đòi hỏi con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó, có ý chí quyết tâm cao. Không có thành công, thành quả nào mà không phải đổ bằng mồ hôi và nước mắt.

Đọc thêm:  4 bài văn Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên

Mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.

Nghị luận về ý thức học tập của học sinh – Mẫu 5

Học tập là cả một quá trình dài, luôn sát cánh bên ta từ khi sinh ra đến cuối đời, ta học những bước đi đầu tiên, học nói, học kiến thức, học làm việc … Quá trình ban đầu của việc học là vô thức sau dần trở nên có ý thức. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, ý thức học tập của con người ngày càng phải được nâng cao, bởi ý thức học tập của từng người sẽ quyết định tương lai sau này cho chính bản thân họ.

Ý thức học tập là quá trình nhận thức về việc học tập, từ đó lĩnh hội các kiến thức học tập áp dụng vào cuộc sống. Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, ý thức của nhiều học sinh cũng càng được nâng cao, nhiều người có sự chủ động, luôn chịu khó, chăm chỉ, tìm tòi cái mới để bắt kịp với xu hướng của thời đại, và không để bị lạc hậu bị tụt lùi về phía sau. Ý thức của những con người này rất tốt, có phương pháp học tốt, học từ thầy cô, bè bạn, học trực tuyến từ mạng xã hội. Họ đều là người có tính tự giác cao và dễ dàng đạt được thành quả mà mình mong muốn. Tuy nhiên, vẫn phải kể đến những người có ý thức học kém. Có một bộ phận học sinh hiện nay vẫn lười học, ham chơi, bỏ bê việc học thậm chí bỏ hẳn cả việc học. Có nhiều học sinh sống thụ động, không xác định được mục tiêu của cuộc đời, không biết mình thích gì làm gì rồi dẫn đến hoang mang trong học tập, lơ là mất tập trung. Bên cạnh đó, có một số ý thức học tập rất kém, học chỉ để qua kiểm tra lấy điểm, rồi thi, rồi qua môn chứ không nhằm vào mục đích chính của việc học là lĩnh hội kiến thức.

Nguyên nhân dẫn đến hai ý thức trong học tập khác nhau là do nhận thức khác nhau. Những bạn học sinh có ý thức sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc học và từ đó cố gắng, phấn đấu không ngừng để đạt được kết quả tốt. Còn một bộ phận học sinh còn lại, có nhận thức sai lệch làm cho việc học chỉ ngày một thêm tệ hơn. Với sự phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, việc kiếm tiền có thể trở nên đơn giản hơn, muốn nhanh lấy cái lợi trước mắt, theo đuổi những điều dễ làm, điều đó khiến cho nhiều học sinh cảm thấy chán nản việc học, xao nhãng, rằng kiếm được đồng tiền vừa được tiêu, được hưởng thụ mà không phải căng thẳng như việc học. Một phần cũng phải kể đến về phía giáo dục. Nhiều nhà trường còn lỏng lẻo trong việc giám sát, để những hiện tượng xấu vẫn còn xảy ra. Hoặc nhiều gia đình vẫn chưa thực sự quan tâm đến con cái khiến chúng có suy nghĩ lệch lạc, hoặc quan tâm chưa đúng cách làm ảnh hưởng đến con cái. Một sự việc đã gây ra sự nhức nhối vô cùng lớn trong thời gian vừa qua đó là vấn nạn “mua điểm” ở một số tỉnh thành trong đợt thi THPT quốc gia năm 2018. Việc mua điểm đã nêu một gương xấu cho một số thế hệ học sinh và nó gây đến những hậu quả khôn lường.

Ý thức học tập mà không có thì việc học cũng như không. Không có sự học tập, trau dồi, tu luyện thì làm gì có kết quả. Khi việc học không được chú tâm, thì bản thân người học sẽ gặp rất nhiều khó khăn sau này bởi họ sẽ gặp nhiều lỗ hổng trong kiến thức. Nắm bắt được hiện trạng, mỗi cá nhân, các tổ chức giáo dục cần phải đưa ra những biện pháp khắc phục. Nhà trường cần phải đẩy mạnh việc giáo dục học sinh, giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, cùng với đó, các gia đình nên quan tâm đến con em mình hơn và phải biết quan tâm đúng cách.

Là một học sinh, chúng ta cần phải biết được tầm quan trọng của việc học đối với chúng ta như thế nào. Hãy lên kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian cách học, cách sinh hoạt làm sao cho khoa học để từ đó chúng ra có thể đạt được hiệu quả nhất trong học tập cũng như công việc.

1/5 - (1 bình chọn)

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button