Nghị luận về lòng khoan dung siêu hay (23 mẫu + Sơ đồ tư duy)

Nghị luận về lòng khoan dung là chủ đề rất hay nằm trong chương trình viết văn nghị luận xã hội. Nghị luận lòng khoan dung gồm dàn ý và 23 bài văn mẫu siêu hay, giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo củng cố kỹ năng viết văn nghị luận xã hội ngày một hay hơn.

Lòng khoan dung là gì? Khoan dung chính làlòng rộng lượng của con người, tha thứ cho những sai phạm, lỗi lầm người khác gây ra. Không chỉ vậy, khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ những người lầm đường lạc lối, giúp họ sống lành mạnh, hướng đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn nghị luận về đồng cảm và sẻ chia.

Nghị luận về lòng khoan dung siêu hay

  • Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung
  • Sơ đồ tư duy về lòng khoan dung
  • Nghị luận về lòng khoan dung
  • Viết bài văn nghị luận về lòng khoan dung
  • Nghị luận xã hội về lòng khoan dung

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung

1. Mở bài

Trong cuộc đời, có ai không một đôi lần mắc lỗi lầm nặng nhẹ? Nếu ta biết lỗi mà ăn năn xin người tha thứ để sửa chữa, thì liệu người có tha thứ không? Và nếu ta được xin lỗi, ta có rộng lòng tha thứ cho người không? Mở rộng lòng khoan dung, tha thứ là đức độ cao quý của con người. Điều đó sẽ có lợi cho cả ta và người. Vì vậy, Pierre Benoit mới nói: “Khoan dung là đức tính đem lợi về cả cho ta và người khác”.

2, Thân bài

*Thế nào là khoan dung? Vì sao khoan dung lại đem lợi về cho cả ta lẫn người?

– Khoan dung là rộng lòng tha thứ cho người dưới có lỗi. Biết khoan dung, độ lượng là người có đức độ.

– Khoan dung có lợi cho cả ta lẫn người vì:

  • Tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hóa người.
  • Bản thân ta thấy nhẹ lòng và không phạm vào những điều hẹp hòi, độc ác, trái đạo.
  • Bản thân người thấy được lòng khoan dung của ta mà ăn năn hối lỗi, sửa chữa lỗi lầm và biết ơn người tha thứ, không tiếp tục phạm lỗi mà mình đã mắc.

*Ấn tượng, thành kiến, thù dai, trù dập là thói xấu, thói ích kỉ của con người.

Trong con người có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, phần xấu và tối của con người chính là thói xấu, thói ích kỉ, độc ác, quỷ dữ mà chính con người luôn phải đấu tranh chống lại nó. Và để chiến thắng chính là lòng tốt, sự khoan dung độ lượng. Người xưa nói: “Nhân vô thập toàn”, là con người ai cũng mắc lỗi, có điều lỗi nhỏ hay lớn. Nhưng dù thế nào, khi người mắc lỗi được tha thứ cũng thấy nhẹ nhõm, thanh thản. Ngược lại ta tha thứ cho người, lòng ta vui, tâm ta cũng thanh thản, nhẹ nhõm không kém. Đó chính là ý nghĩa của sự khoan dung, tha thứ.

*Khoan dung với cuộc sống.

  • Trong cuộc sống khó tránh khỏi những va chạm, xung đột trong lời nói hay việc làm, hành động, có thể dẫn đến ẩu đả. Nhưng khi xong, ta nên biết nhìn lại chính mình, chủ động giảng hòa, sẵn lòng tha thứ, bắt tay cởi oán thù, ghét bỏ. Đó là lòng khoan dung.
  • Cuộc sống cũng khó tránh khỏi những lời gièm pha, nói xấu, ghen ghét, bình phẩm sau lưng,… Nếu ta biết được, ta bỏ qua, coi như không nghe thấy và tự hoàn thiện bản thân. Người xưa nói đó là quân tử. Nay ta gọi đó là rộng lượng, rộng lòng, ứng xử có văn hóa.
  • Trong cuộc sống gia đình, vợ chồng, con cái cũng có lúc mâu thuẫn, bất đồng, nhố câu: “Chồng giận thì vợ làm lành / Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì”, hoặc: “Chồng tới thì vợ lui/ Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt nào”,“Một sự nhịn, chín sự lành”. Với con cái, cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi lầm để hướng thiện cho con.
  • Nhà Phật dạy: “Oán thù nên cởi không nên buộc”. Ta tha thứ cho người, lúc khác sẽ có người tha thứ cho ta. Niềm vui của khoan dung là niềm vui to lớn, đích thực, đáng là một phương châm hành động để trước hết tự mình thanh thản. Và đó cũng là lối sống đẹp, biểu hiện nhân cách con người.

3. Kết bài

  • Cuộc sống đầy những khó khăn, rắc rối, phức tạp, ta luôn phải biết khoan dung, độ lượng cho tinh thần thanh thản.
  • Bản thân cũng phải tự rèn luyện lòng khoan dung. Khoan dung là đức tính tốt sẽ đem lợi cho ta và người khác.

Sơ đồ tư duy về lòng khoan dung

Nghị luận về lòng khoan dung

Lòng khoan dung – Mẫu 1

Dân tộc Việt Nam ta từ xưa tới nay luôn tồn tại những phẩm chất đạo đức cao đẹp và việc đào tạo phẩm chất đạo đức, nhân cách được cha ông ta rất đề cao và lưu truyền gìn giữ cho đến hôm nay. Đức tính được nhắc đến là sự khoan dung là một phẩm chất đáng quý mà con người có được. Không có gì cao thượng bằng lòng khoan dung. Biểu hiện cao đẹp nhất của đức tính nhân hậu, rộng lượng, có trái tim biết yêu thương sẻ chia niềm vui nỗi buồn với mọi người. Lòng khoan dung giúp hóa giải mọi thù hận mang lại tâm hồn thanh thản, thoải mái, tràn ngập niềm vui trong cuộc sống ta sẽ có niềm hạnh phúc trọn vẹn hơn bao giờ hết.

Thế nào là lòng khoan dung ? Biểu hiện lòng khoan dung thể hiện như thế nào? Khoan dung là một thuật ngữ mà chắc hẳn nhiều người cũng đã nghe và sử dụng cụm từ này khá thường xuyên và phổ biến.

Lòng khoan dung là phẩm chất đang quý và đáng chân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bao dung, rộng lượng, sẵn sàng bỏ qua những thiếu sót và sai lầm của người khác và sẵn sàng ra tay giúp đỡ họ vượt qua những lỗi lầm, sai phạm đó để họ có động lực đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung con được hiểu là biết tha thứ cho chính mình. Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu chúng ta chỉ biết sống ích kỷ, chỉ biết lợi ích của riêng mình. Nhưng chắc chắn một điều cuộc sống sẽ tươi đẹp, vui vẻ, hạnh phúc hơn khi trong tiềm thức tâm hồn của mình có lòng vị tha, độ lượng và lòng khoan dung.

Lòng khoan dung có ý nghĩa to lớn và sâu sắc biểu hiện qua cách cư xử rộng lòng vị tha, đầy lòng nhân ái của con người. Hành động đó luôn được giáo dục trong những trang sách được dạy dỗ chúng ta từ khi còn nhỏ, mang những phẩm chất cao đẹp, những chuẩn mực đạo đức mà con người luôn hướng đến.

Sự khoan dung biểu hiện rõ nét qua các mối quan hệ xã hội. Người có lòng khoan dung thì luôn sống vui vẻ, hòa đồng thân thiện với mọi người và biết sẻ chia đồng cảm và rộng lòng vị tha, độ lượng. Người khoan dung luôn biết làm hài lòng người khác, biết kiềm chế cảm xúc riêng và cái tôi cá nhân. Người có lòng khoan dung sẽ dễ dàng cảm thông, tha thứ cho lỗi lầm, sai trái của người khác khi họ biết ăn năn, sửa lỗi. Khi người có sự khoan dung thì sẽ cảm thấy trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói, không bao giờ họ làm phương hại đến người khác. Trong công việc họ luôn biết đặt lợi ích cá nhân mình ở sau, luôn nghĩ cho lợi ích của tập thể, xã hội, vì lợi ích chung. Họ ý thức, tự giác trong công việc, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, nhận phần khó về mình và không lười nhát. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách không sợ thiệt hơn, không so đo, ganh ghét, tính toán,…Chúng ta phải tự giác, nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, tỏ vẻ ta đây, tự đắc, kể công lao, đề cao cái tôi quá mức, phải từ tốn, khiêm nhường.

Trường hợp trong tập thể có thành viên bị vi phạm, kỷ luật, làm điều sai trái, thay vì lên án, phê phán gay gắt, tỏ vẻ dè bỉu, nói nặng lời làm tổn thương tới lòng tự trọng của họ thì chúng ta phải ra tay giúp đỡ, tạo điều kiện, trao cơ hội cho họ sửa sai lỗi lầm. Những hành động đó là thể hiện lòng vị tha, bao dung. Tyler Perry đã từng nói rằng: “ Khi bạn không tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với tương lai của mình. Khi bao dung, lòng vị tha , điều đó có nghĩa là bạn đang tiến về phía trước”. Thực vậy, trong cuộc sống này nhiều bộn bề lo toan, với biết bao điều xảy ra với mình mà mình không thể lường trước được, có những chuyện buồn, phiền muộn, trải qua những khung bậc cảm xúc khác nhau như sợ hãi, giận dữ, điên cuồng,…thì chính lòng bao dung, rộng lượng và sự vị tha là điều vô cùng cần thiết để chúng ta có thể cân bằng lại cuộc sống, để tâm hồn thanh thản và dễ chịu hơn. Lòng khoan dung là biết tha thứ những lỗi lầm của người khác đối với mình, sẵn sàng bỏ qua những sai phạm, là cho họ một cơ hội sửa sai, bao dung không chỉ đối với người khác mà chính là bản thân mình. Lòng khoan dung rất cần thiết với cuộc sống mỗi người. Bằng lòng nhiệt huyết, tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng góp phần xây dựng quê hương. Chính sự bao dung, lòng vị tha đầy nhân ái với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa, trên cơ sở hợp tác và chia sẻ.

Lòng khoan dung có ý nghĩa và đóng vai trò to lớn trong quá trình hình thành nhân cách, đạo đức ở mỗi người. Những ai có đức hi sinh, tinh thần xả thân mới chiến thắng được lòng vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân. Qua đó, giúp chúng ta sống bình an, tâm hồn thanh thản, thư thái, sống bằng lòng khoan dung giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn . Những ai có lòng khoan dung, lòng nhân ái, rộng lượng thì sẽ được mọi người yêu mến, tôn trọng dễ dàng gặt hái những thành công trong cuộc sống. Xã hội ngày nay rất cần những người rộng lòng khoan dung bởi lẽ khoan dung có thể cảm hóa được những người đã bị tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại với cuộc sống lương thiện, giúp chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn. Có câu “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, hãy khoan dung nếu có thể. Điều đó tốt cho bạn và tốt cho mọi người. Khi bạn sống khoan dung, bạn sẽ nhận được nhiều thứ hơn so với những gì bạn nghĩ. Với bản thân tôi, sống khoan dung giúp tôi thanh thản hơn. Lối sống khoan dung phù hợp với xu thế thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa trên cơ sở hợp tác và chia sẻ và hướng tới lối sống chân thiện mỹ

Các bạn biết đó làm người lương thiện và khoan dung là vô cùng đáng quý. Nhưng các bạn hãy nhớ một điều lương thiện một cách mù quáng sẽ là ngốc nghếch, khoan dung rộng lượng không có giới hạn sẽ là người vô độ. Làm người không nên quá rộng lượng, người ta vừa khóc bạn đã cho qua đi quá khứ, người ta yêu cầu bạn thì bạn liền đáp ứng. Như vậy sớm muộn gì họ cũng lợi dụng bạn. Làm người đừng quá dễ tính, đừng tốt bụng khoan dung một cách không kiểm soát không phân biệt đúng sai. Trong mối quan hệ giữa người với người thì chung sống cùng nhau cần sự chân thành, thật thà và ta có mức độ nhìn người về nhân cách và tấm lòng để thể hiện sự khoan dung đúng chỗ, hợp tình hợp lý. Chính vì thế, chúng ta phải phân biệt rõ ràng và phải thật sáng suốt và biết đặt lòng khoan dung đúng chỗ. Khoan dung không phải là sự dung túng, bao che những việc làm làm sai trái, những hành vi gây ảnh hưởng đến lợi ích của người khác đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Không bao dung, rộng lượng một cách mù quáng, chỉ tha thứ cho những ai biết nhận ra sai trái lỗi lầm và làm lại cuộc đời, không tha thứ cho những người liên tiếp mắc lỗi, liên tiếp phạm lỗi lầm đó đi ngược lại với sự khoan dung mà ta dành cho họ, họ sẽ ỷ lại và không có giác ngộ, ta chính là người gián tiếp dung túng họ tiếp tục phạm lỗi. Ví dụ cho việc đặt lòng khoan dung không đúng, chẳng hạn khi bạn chơi rất thân với một người bạn trong lớp và bạn nghĩ đó là sự bao dung, bao bọc giúp đỡ bạn trong học tập, bạn ra tay thi hộ hay làm hộ bài tập, gian dối thi cử, dối cô thầy đó không phải là điều tốt mà bạn đang dung túng bao che và tiếp nối sự sai lầm của bạn mình và chính bạn cũng làm sai theo. Làm như thế, có thể khiến bạn mình tránh khỏi phải chịu trách nhiệm lần này, nhưng đâu thể che giấu cho nhau được mãi. Chỉ ra cho bạn điểm sai, để sửa sai, ấy mới là giúp bạn. Có những người giúp bạn làm bài tập, để bạn được điểm cao khi cô kiểm tra vở, nhưng lần sau, nếu cô gọi lên bảng làm bài, thì người ấy làm sao làm hộ bạn mình được nữa. Điều cần làm là phải giúp bạn hiểu bài và tự mình làm được bài, thế mới là giúp bạn.

Ngoài ra, chúng ta phải biết phê phán những lối sống vô cảm, thờ ơ, ích kỷ, chỉ biết lợi ích cho bản thân, phê phán lối sống thực dụng, sợ bị thiệt thòi và những người lợi dụng lòng khoan dung của mọi người để mà thực hiện những âm mưu đen tối, làm mối nguy hại cho xã hội cần phải lên án.

Cha ông ta từ xưa có những câu ca dao tục ngữ rất hay và được lưu truyền cho đến ngày nay thể hiện nổi bật lòng khoan dung, nhân ái.

“Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Ông cha ta đâu chỉ đang nhắc chuyện bầu, chuyện bí. Câu ca dao còn mang thông điệp nhân văn về lòng thương người, nhân ái, bao dung. Vậy thế hệ tiếp nhận bài học đó có còn hiểu và thực thi lòng khoan dung trong cuộc sống đúng cách? Ba chữ “lòng khoan dung” rất dễ hiểu. Khoan dung là sự rộng lòng tha thứ cho người có lỗi lầm, sự khoan dung vị tha, biết đùm bọc, che chở, thậm chí hi sinh lợi ích cá nhân cho một điều gì đó xứng đáng. Đây là một đức tính tốt đẹp của mỗi người.

Nhắc đến sự khoan dung độ lượng không ai là không biết đến vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Cả một cuộc đời đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột. Người là biểu tượng sáng ngời về lòng nhân ái, vị tha mà mỗi chúng ta tự hào suốt đời học tập và noi theo. Lòng khoan dung, nhân ái của Người dành cho tất cả mọi thành phần từ già, trẻ, gái, trai, từ miền xuôi đến miền ngược… kể cả những người “lầm đường lạc lối”. Bác còn thể hiện tấm lòng nhân ái vị tha, khoan dung, nhân hậu đối với những người lầm đường lạc lối. Người nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác. Nhưng thế này thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ ”. Có thể thấy, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhưng rất đỗi chân phương, bình dị ai cũng có thể học tập và có thể làm theo để hoàn thiện mình và trở thành người tốt, hướng tới chân thiện mỹ. Có thể nói, bài học về lòng yêu thương, sự khoan dung độ lượng của Bác vẫn luôn nguyên vẹn đối với mỗi chúng ta, nhất là sự khoan dung, giúp đỡ đối với những người lầm đường, lạc lối. Sự cảm hóa sẽ dần giúp cho mỗi người cảm nhận cuộc sống xung quanh mình luôn tốt đẹp góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững ổn định an ninh trật tự.

Đọc thêm:  Cách tạo tab trong word cực kỳ đơn giản bạn đã biết? - Teky

Một tấm lòng bao dung độ lượng sẽ được mọi người rất yêu quý và tôn trọng, phẩm chất này đã xuất hiện từ rất lâu trong con người Việt Nam, nó được tích lũy trong cuộc sống và mang một ý nghĩa tạo dựng nên niềm tin và mang những ý nghĩa giáo dục trong cuộc sống và những ý nghĩa trong con người của chúng ta hành động của những con người đó mang ra những điều tuyệt vời và ý nghĩa của nó không chỉ tác động đến mỗi người mà còn làm nên những công trạng quan trọng sự vị tha, sự khoan dung yêu thương con người cần phải xuất phát từ tâm đó mới là những điều đáng quý và đáng tôn trọng chúng ta cần phải hiểu được tại sao chúng ta cần phải có được những điều đó trong bản thân mình, có như vậy niềm yêu thương vào cuộc sống này của chúng ta mới được dâng lên, nó tạo dựng niềm tin yêu và những phẩm chất thực sự đáng quý sâu sắc.

Mỗi người hãy học cách tha thứ, bao dung lỗi lầm, sai trái của người khác để cho họ cơ hội sửa sai và làm lại cuộc đời. Hãy mở lòng mình, hãy lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm với những khó khăn của họ để động viên giúp họ sớm vượt qua. Động viên, khuyến khích hỗ trợ họ khắc phục hậu quả mà họ đã gây ra. Sống khoan dung bạn sẽ thấy được rằng thứ tha là đức tính cần có của mỗi người. Rèn luyện nó từ những việc nhỏ nhất thì bạn sẽ thấy được rằng bản thân mình trưởng thành lên rất nhiều từ việc học tập và rèn luyện đức tính này. Thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần có một cái nhìn bao dung, độ lượng và biết thứ tha đối với người xung quanh. Có như vậy bản thân mới thấy được rằng tha thứ không phải là không thể, dù lỗi lầm đó có lớn thế nào, vì qua đó bản thân sẽ thấy thanh thản hơn rất nhiều. Thực vậy, lòng khoan dung, độ lượng đối với mỗi người trong cuộc sống là điều cần thiết phải có. Hãy rèn luyện nó hằng ngày để hoàn thiện nhân cách đạo đức cho bản thân.

Tóm lại, lòng khoan dung là một phẩm chất, đạo đức cao quý, truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lòng khoan dung là sự chấp nhận những lỗi lầm mà người khác đã gây ra cho mình, khi đó chúng ta biết tha thứ cho người khác. Chính vì vậy, để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn. Mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng, giàu lòng khoan dung với những người xung quanh các bạn nhé!

Lòng khoan dung – Mẫu 2

Pierre Benoit đã từng khẳng định: “Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác”. Thật vật, lòng khoan dung chính là nhân tố quan trọng góp phần làm cho cuộc sống mỗi người đáng sống và ý nghĩa hơn.

Khoan dung là một phẩm chất, một đức tính tốt của con người. Nó cũng gần như là vị tha, thể hiện ở việc rộng lượng tha thứ cho người khác, cho đi là không toan tính và độ lượng với chính bản thân mình.

Từ cổ chí kim, lòng khoan dung luôn là điều thiết yếu của cuộc sống. Người xưa từng nói ” nhân bất thập toàn”. Con người thì chẳng ai có thể hoàn hảo, tốt đẹp đến mức tuyệt đối. Trong thần thoại Hy Lạp ngay cả người con của vị thần như A Sin cũng có yếu điểm ở gót chân, để rồi chính gót chân ấy đã bị kẻ thù lợi dụng và hãm hại. Ai ai cũng hơn một lần mắc lỗi với những người xung quanh và với chính mình. Đó có thể là do suy nghĩ chưa chín chắn, hành động bồng bột hoặc do hoàn cảnh khách quan, bị đẩy vào sai trái hoặc do bản tính của người đó. Nhưng khi mà ta cứ chấp nhặt, trách móc, chế giễu lỗi lầm của người khác thì sẽ ra sao? Bản thân ta đâu có thanh thản, luôn tìm cách moi móc sai phạm của người khác để trì triết thậm chí là kể xấu. Người mắc lỗi bằng một cách nào đã đã trở thành một hình ảnh xấu xa đến thảm hại trong mắt mọi người. Còn ta, như một cách gián tiếp đã đem đến đau khổ cho họ. Mọi người cứ nhìn vào hành động sai trái để đánh giá con người thì liệu có phiến diện? Phần tâm hồn, bản chất tốt đẹp liệu ta có nhìn nhận và nâng niu?

Vì vậy hãy rộng lượng bỏ qua sai lầm của người khác để ta sống thanh thản hơn bởi lẽ con người đâu phải là tuyệt mĩ.

Khi khoan dung với người khác là ta đã trao cho họ cơ hội để nhìn nhận và khắc phục bởi lẽ sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Hơn nữa, khi đã nhận ra sai lầm của mình thì họ sẽ không tái phạm nữa, sẽ sống đẹp và ý nghĩa hơn. Đó cũng là động lực của sự phát triển, thúc đẩy mỗi người tự hoàn thiện bản thân. Như thế thì cuộc sống lại trở nên bình an và đơn giản vô cùng. Trong lịch sử dân tộc, lòng khoan dung là một truyền thống tốt đẹp của dân ta. Khi giặc Minh thất bại, chúng ta không diệt giặc đến cùng mà vẫn mở cho họ con đường sống, để họ trở về với cuộc sống lương thiện như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô Đại Cáo:

“Mã Kì, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyềnVương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa”

Khoan dung chính là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp. Khoan dung là khi ta mở rộng tấm lòng, trao gửi yêu thương. Khi đó, cái ác, cái xấu cũng sẽ bị loại bỏ. Lòng khoan dung có tính hướng thiện, đưa người ta đến cái chân thiện mĩ. Văn chương suy rộng ra cũng là cuộc sống, có khả năng nhân đạo hóa con người.

Khi khoan dung với người khác thì bản thân mình nếu có mắc lỗi sẽ được tha thứ. Nhưng đó không phải cái cớ để mỗi người ỷ lại, không chịu nhận thức và thay đổi. Lòng người cũng có giới hạn, không ai có thể mãi mãi khoan dung và chấp nhận với những lỗi lầm của bạn. Vì vậy hãy thay đổi khi nhìn thấy một ánh mắt không hài lòng, một sự buồn rầu, thất vọng trên nét mặt chưa cất thành lời.

Khoan dung với những người xung quanh nhưng trước hết ta hãy khoan dung với chính mình. Khi mắc lỗi hãy nỗ lực khắc phục đôi khi có thể bỏ qua cho bản thân vì có thể sai lầm đó là do hoàn cảnh đưa đẩy. Ta sẽ sống nhẹ nhàng và bình an hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ta luôn khoan dung. Lòng khoan dung cần đặt đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm. Nếu không suy nghĩ chín chắn thì có thể lòng tốt của mình bị lợi dụng, biến thành công cụ để người khác toan tính, vụ lợi.

Mỗi người hãy cùng nuôi dưỡng lòng khoan dung để cuộc sống này tươi đẹp hơn, để yêu thương được lan tỏa đi muôn nơi.

Lòng khoan dung – Mẫu 3

Oán giận cùng với nản lòng chỉ có thể làm vật cản trở trên bước đường tiến đến thành công của bạn. Khoan dung, tha thứ cho người khác thực ra cũng là đang trải đường cho bản thân mình để cuộc sống này thêm ý nghĩa.

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là lòng khoan dung? Khoan dung là một đức tính tốt của con người. Khoan dung là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Người có lòng khoan dung luôn biết yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu với những người xung quanh bởi vậy mà đức Phật cũng đã dạy nhân loại: “ Tài sản lớn nhất của con người chính là lòng khoan dung”. Biểu hiện của lòng khoan dung không phải là một điều gì bí ẩn mà nó hiện ra ngay trong cuộc sống con người. Chúng ta có thể tha thứ những lỗi lầm cho bạn bè để tình bạn trở nên gắn bó lâu dài, khoan dung với người thân, với những người xung quanh ta và với chính bản thân mình có như thế thì xã hội mới trở nên gắn bó và trở thành một khối chỉnh thể thống nhất, đoàn kết.

Lòng khoan dung dễ dàng dẹp đi những chướng ngại vật trong tâm hồn và trước mắt mình để cuộc sống rộng mở là một cuộc sống trải đầy hoa hồng,bằng phẳng. Khi xóa bỏ những hận thù , những ganh tị không đáng ở trong lòng tâm hồn sẽ trở nên nhẹ nhõm hẳn, thoải mái và bỗng dưng cảm thấy cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Như chúng ta đã biết, xã hội “ nhân vô thập toàn” không ai là hoàn hảo và không mắc những sai lầm cả, những lúc như thế cần có lòng khoan dung thì như những chiếc chìa khóa gỡ bỏ tất cả những rắc rối của bản thân với mọi người. Nếu như có lòng khoan dung con người sẽ xích lại gần nhau hơn, sẽ trở nên gắn bó, thân thiết với nhau nhiều hơn, biết tha thứ, dung nạp lẫn nhau. Khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Nó làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn mà như chúng ta đã biết sự gìn, trân trọng.Không những thế lòng khoan dung còn đem lại cho cuộc sống con người sự bình yên,hòa thuận. Trong gia đình, thì vợ chồng cũng cần nhẫn nhịn, khoan dung cho nhau thì mới xây dựng nên được một gia đình gắn bó, bền chặt. Như chúng ta đã biết sau khi những chiến thắng kết thúc, Việt Nam chúng ta cũng không quên mở lòng khoan dung, tha thứ, chuẩn bị lương thảo, thuyền bè cho kẻ thù trở về nước. Đây cũng có thể hiểu là những mưu kế tinh anh của ta. Có những lúc ta cần bao dung cho chính bản thân mình thì mới có thể bao dung cho người khác được. Ta bao dung người, yêu thương, độ lượng, tha thứ người thì một lúc nào đó sẽ được người hay người khác tha thứ cho ta.

Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai ta cũng khoan dung. Có những người xấu muốn hãm hại ta, ta không thể khoan dung cho họ được, hay những kẻ ác, những tội phạm chuyên giết người thì ta cũng không thể nhân nhương. Như vậy,lòng khoan dung phải được đặt đúng lúc, đúng chỗ. Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức mỗi con người. Cuộc sống của con người sẽ trở nên tẻ nhạt, bản thân mỗi con người sẽ trở nên ích kỉ nếu không có lòng khoan dung. Bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình lòng khoan dung. Không vì những lợi ích cá nhân mà trở nên ích kỉ, phải luôn yêu thương, gắn bó đoàn kết với nhân loại. Trong cuộc sống cũng có một số người sống thờ ơ, vô cảm, luôn chắp nhặt những chuyện vặt vãnh, chỉ biết đến lợi ích cá nhân. Những người như thế cũng khiến cho xã hội tụt hậu so với bạn bè thế giới.

Tục ngữ Ba Lan đã khẳng định: “ Sự khoan dung là món trang sức của đức hạnh”. Chúng ta hãy sống chậm lại một chút, lắng nghe thấu hiểu bản thân và những người xung quanh, biết tha thứ cảm thông thì cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và ý nghĩa biết bao.

Lòng khoan dung – Mẫu 4

Trong cuộc sống, trước những khó khăn thử thách hay cám dỗ, con người dễ dàng phạm phải những sai lầm. Nếu không biết bỏ qua, vị tha thì mối quan hệ giữa người với người sẽ chỉ là những toan tính nhỏ nhen và tràn ngập sự thù hận. Ngược lại, khi biết độ lượng, bao dung, con người sẽ dễ dàng thấu hiểu và sống tốt hơn. Đó cũng chính là sức mạnh của lòng khoan dung.

Lòng khoan dung là một trong những đức tính cao quý và tốt đẹp của con người, thể hiện qua việc biết thấu hiểu, đồng cảm từ đó tha thứ, bỏ qua cho những lỗi lầm của người khác. Đồng thời, biết chấp nhận những điểm yếu, khiếm khuyết và giúp họ khắc phục những sai lầm. Lòng khoan dung luôn đối lập với lối sống của những con người nhỏ nhen, ích kỷ, không biết thấu hiểu và bụng dạ hẹp hòi.

Lòng khoan dung là một trong số những đức tính tốt đẹp, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác. Từ xưa đến nay, đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta, và hiện nay, nó cũng được phát huy qua những hành động cụ thể, thiết thực như sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm cho người khác khi họ gây ra những tổn thương, mất mát,… Đó là những người mẹ vĩ đại giàu lòng vị tha trước những sai lầm, đó là những thầy cô giáo truyền đạt kiến thức nhưng đồng thời cũng rèn luyện phẩm chất, năng lực cho học sinh,… Chính sự vị tha, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác sẽ khiến mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Bởi khi mở rộng lòng mình chấp nhận những lời xin lỗi, biết thấu hiểu cho những sai lầm của người khác, con người sẽ xóa nhòa ranh giới của sự thù hận, ghét bỏ, quên đi những mất mát, thiệt thòi của bản thân.

Trong cuộc sống, ai ai cũng sẽ có lúc phạm sai lầm, khoan dung chính cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mở ra một con đường mới để người phạm sai lầm có cơ hội sửa chữa và đứng dậy sau những vấp ngã. Như vậy, lòng khoan dung đã đem đến những giá trị mang đậm tính nhân văn, nhân đạo. Khoan dung là tha thứ nhưng không đồng nghĩa với việc dễ dãi bỏ qua và chấp nhận đối với những hành động cố tình vi phạm và làm tổn hại đến thân thể, tính mạng của người khác một cách tàn nhẫn, nhẫn tâm. Bởi những hành động đó không xứng đáng nhận được lòng bao dung và sự tốt đẹp do vị tha mang lại.

Đọc thêm:  Các từ tiếng anh viết tắt về tháng - Tư vấn doanh nghiệp

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có một số người sống nhưng không biết bao dung. Khi người khác phạm phải sai lầm, họ sẽ tìm cách để bới móc và mặc định đó là những hạn chế của người khác, thậm chí chỉ cần gặp phải một sự tổn thương nhỏ, họ cũng luôn ôm lòng thù hận để trả thù. Đây là biểu hiện của lối sống nhỏ nhen, hẹp hòi và ảnh hưởng tiêu cực đến khoảng cách giữa người với người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần mở rộng lòng mình để thấu hiểu, bỏ qua cho những sai sót, sai lầm của người khác. Đây cũng là hành động giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm, đồng thời khiến cho bản thân có được cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản, tránh xa những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ và sức ép của lòng hận thù.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy rằng lòng khoan dung là phẩm chất cao đẹp cần có của con người. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện sự bao dung, độ lượng khi người khác phạm phải sai lầm.

Lòng khoan dung – Mẫu 5

Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối vấp phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn có nghĩa là tự tha thứ cho chính mình….

Khoan dung – ấy là khi bạn bỏ qua cho người lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên xe buýt. Khoan dung – ấy là khi tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của người bạn vừa khiến tôi buồn. Khoan dung – là khi người mẹ dang rộng vòng tay ôm lấy đứa con trai sau những chuỗi ngày lang thang, nay đã ân hận trở về. Khoan dung, nhiều cách biểu hiện, chung một trái tim: Nhân ái.

Vậy tại sao phải khoan dung? Trước hết, khoan dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương. Bởi, chỉ khi biết mở rộng tấm lòng, chỉ khi tình yêu được nhân ái hoá, con người ta mới có thể quên đi những thiệt hại, những tổn thất của mình mà tha thứ cho người khác. Hãy xem cách dân tộc Việt Nam tha thứ cho kẻ thù xâm lược để thấy được truyền thống nhân đạo, nhân ái của ông cha ta đáng khâm phục đến nhường nào. Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết:

Mã Kì, phương chính cấp cho 500 chiếc thuyền Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa. Trong “Tuyên ngôn độc lập” Bác đã khẳng định: ”Tuy vậy, dân tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế”…

Hẳn là khi viết lại những hành động khoan dung, nhân đạo ấy của dân tộc ta, các tác giả phải tự hào biết bao!

Không chỉ là biểu hiện của một tấm lòng nhân ái cao đẹp, lòng nhân đạo thấm đượm tình người, khoan dung còn là phẩm chất của một con người biết mình biết ta. Không ai là không phạm sai lầm. Chính khi khoan dung với người khác là bạn đang chuẩn bị cho mình “một lối đi về”… Bởi cũng sẽ đến lúc bạn sa ngã, bạn phạm lỗi. Ai sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn không từng biết tha thứ? Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn từng không đoái hoài đến sự ăn năn hối lỗi của người khác? Và ai sẽ khoan dung với bạn nếu bạn chưa từng khoan dung với kẻ khác đây?

Vậy, không khoan dung với kẻ khác là tàn nhẫn với chính mình…!

Không những thế, bất cứ khi nào bạn khoan dung cho người khác là bạn đang rộng mở một đường về cho chính họ. Lòng khoan dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa. Chỉ cần một ánh mắt thiện cảm thôi cũng đủ cho những người từng là tù nhân cảm thấy được đón nhận, sống có ý nghĩa hơn, chỉ cần một nụ cười khuyến khích cũng đủ để những thanh niên vừa ra trại thấy mình không bị bỏ rơi, lạc lõng…

Tôi cực kỳ lên án thái độ thờ ơ lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay đối với những người đã từng phạm sai lầm – giờ đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ, mòn mỏi sống trong sự ghẻ lạnh của không ít người. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, chính lòng ích kỷ thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Như thế là đúng sao? là văn minh, tiến bộ sao?

Những ánh mắt ghẻ lạnh ấy, những con người vô cảm ấy đang khiến xã hội này ngày càng thêm lạnh! Thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,… tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm… Nhưng, vẫn còn đó những tấm lòng nhân ái, sống vì mọi người, biết tha thứ, biết khoan dung góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, phát triển hơn, nhân ái hơn,… Và chắc hẳn những người biết khoan dung đó sẽ luôn nhận được tình yêu thương, sự kính trọng của mọi người.

Khoan dung với người khác, rất cần thiết, nhưng chưa đủ! Tôi đau lòng khi không ít người tự dằn vặt mình, hành hạ tâm hồn và thể xác mình… vì họ cho rằng mình đã làm sai, mình không đáng được tha thứ. Đừng như thế! Biết nhận ra lỗi lầm là điều tốt, nhưng cứ sống mãi trong hoài niệm thế có tốt không? Tại sao không tự tha thứ và bắt đầu lại…một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn…

Tuy nhiên cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Thật đáng buồn khi nhiều người tiếp tay cho tội ác mà cứ nghĩ là khoan dung. Nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, 1 lần, 2 lần, rồi 3 lần… làm ngơ bỏ qua, hi vọng bạn tự biết sửa chữa. Khoan dung đấy ư? Nhảm nhí!!! Bạn mình lừa dối mọi người, nhắc nhở không được, đành bỏ qua, tự nhủ mình khoan dung ư? Thật đáng trách!

Xin nhắc lại, khoan dung là tha thứ chứ không là bao che. Khoan dung là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sửa chữa không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa, cũng là điều rất quan trọng.

Vâng. Tôi cũng không phải là một người hoàn hảo. Bản thân tôi cũng từng mắc sai lầm, đó là khi tôi không học bài và bị điểm kém, tôi đã vô tình khiến bố mẹ và thầy cô thất vọng, là khi tôi trách nhầm đứa bạn, là khi tôi đã dửng dưng trước những ánh mắt thơ ngây cầu xin sự giúp đỡ của những em bé đánh giày tội nghiệp…

Nhưng nhờ đó tôi cũng rút ra bài học cho bản thân mình, đó là khi nhìn thấy ánh mắt buồn của mẹ, tôi biết mình cần cố gắng, là khi nhận được lời giải thích, cái ôm siết chặt của nhỏ bạn, tôi biết mình cần suy nghĩ chín chắn hơn, là khi tôi nhận được sự giúp đỡ của những em nhỏ đánh giày nhặt giúp tôi chiếc ví mà tôi đã vô ý đánh rơi, tôi biết mình cần rộng lượng… Sau những vấp ngã, tôi vẫn được đón nhận, được yêu thương.

Viết bài văn nghị luận về lòng khoan dung

Lòng khoan dung – Mẫu 1

“Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Ông cha ta đâu chỉ đang nhắc chuyện bầu, chuyện bí. Câu ca dao còn mang thông điệp nhân văn về lòng thương người, nhân ái, bao dung. Vậy thế hệ tiếp nhận bài học đó có còn hiểu và thực thi lòng khoan dung trong cuộc sống đúng cách?

Ba chữ “lòng khoan dung” rất dễ hiểu. Khoan dung là sự rộng lòng tha thứ cho người có lỗi lầm. Tuy nhiên, nếu nói “lòng khoan dung” thì bạn nên hiểu rộng hơn đó là bao dung, vị tha, biết đùm bọc, che chở, thậm chí hy sinh lợi ích cá nhân cho một điều gì đó xứng đáng. Đây là một đức tính tốt đẹp của con người.

Đúng như nghĩa chính nhất của nó, khoan dung biểu hiện ở cách bạn biết tha thứ lỗi lầm. Không ai sinh ra mà hoàn hảo cả. Trong cuộc sống, ít nhiều sẽ mắc lỗi, bản thân mỗi chúng ta đều hiểu điều đó. Khi bản thân bạn mắc lỗi, bạn cũng cần được tha thứ. Do vậy, hãy tha thứ cho một ai đó khi họ mắc phải lỗi lầm. Lấy ví dụ trong lớp học, môi trường gần gũi với chúng ta nhất. Giả sử trong lớp có bạn bị phát hiện trộm cắp một món đồ của một học sinh khác. Bạn đó biết lỗi và đã trả lại món đồ. Cô giáo và các bạn khác đã tha thứ, bỏ qua và lại quan hệ hòa đồng với nhau trở lại. Biết tha thứ và từ bỏ ý niệm xấu xa trong mình, điều đó không gì khác ngoài lòng khoan dung.

Khoan dung biểu hiện cao cả hơn trong những vấn đề tế nhị hơn. Hãy nghĩ tới những ngày kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bão lửa. Khi giặc thua, đầu hàng, quân dân ta đã tha tội, thậm chí lo toan đủ miếng ăn, áo mặc và trả lính về với quê hương họ. Việc làm ấy khiến không ít bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Bản thân quân lính thua trận cũng tôn trọng quân và dân ta hơn.

Tôi khá tâm đắc một câu nói của Nam Cao: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình”. Có thể coi đây là một định nghĩa khác cụ thể hơn về khoan dung. Khoan dung biểu hiện trong cách bạn đối xử với người khác, đặc biệt là người yếu thế. Bạn sinh ra có một hình hài hoàn thiện, bạn đã là “kẻ mạnh” so với những người khiếm khuyết cơ thể. Hãy thương yêu, bao bọc lấy họ giống như cách mà Thị Nở đã đến và yêu thương mảnh hồn tàn tạ, méo mó Chí Phèo. Đôi khi, một vài yêu thương nhỏ bé lại có khả năng cứu rỗi một đời người.

Như vậy, lòng khoan dung đem lại cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nó giúp ta sống hòa đồng, thiện chí với mọi người hơn. Khoan dung sẽ tiếp thêm sức mạnh cho người khác, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

Tuy vậy, khoan dung không đồng nghĩa với sự tha thứ mù quáng. Hãy đặt lòng khoan dung đúng lúc, đúng chỗ. Bạn chỉ nên tha thứ cho những người thực sự muốn được tha thứ. Đối với những kẻ cố tình mắc sai lầm và không có ý định sửa chữa, bạn không nên đặt sự tha thứ nơi họ. Làm như vậy trái lại chỉ để cho lòng tốt của chúng ta bị lợi dụng mà thôi.

Có câu “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, hãy khoan dung nếu có thể. Điều đó tốt cho bạn và tốt cho mọi người. Khi bạn sống khoan dung, bạn sẽ nhận được nhiều thứ hơn so với những gì bạn nghĩ. Với tôi, sống khoan dung giúp tôi thanh thản hơn.

Lòng khoan dung – Mẫu 2

Người xưa thường nói “Nhân vô thập toàn” để muốn nói rằng con người không có ai là hoàn hảo, không có ai là không từng mắc sai lầm. Những lúc này lòng khoan dung, độ lượng là điều cần thiết để có thể giải quyết mọi vấn đề.

Lòng khoan dung chính là một đức tính tốt, là sự thứ tha, biết chấp nhận, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác khi họ biết lỗi. Khi có lòng khoan dung chính bản thân mình cũng thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Thực ra hiểu về lòng khoan dung cũng không phải quá khó khăn hay quá cao siêu. Nó rất gần gũi với đời sống của con người hằng ngày. Khoan dung với bạn bè, với người thân và khoan dung với chính mình là điều cần thiết để tạo nên sự gắn bó, tạo sự hiểu nhau và sống tốt hơn. Lòng khoan dung không chỉ là sự thứ tha mà còn là sự cưu mang, giúp đỡ những người đang đi không đúng đường, đưa họ trở về với cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vốn dĩ chúng ta vẫn nghĩ khoan dung chính là tha thứ, nhưng đôi khi nó lại không như vậy. Khoan dung đôi khi còn là cách nhìn nhận sự việc, sự vật, thái độ của mình đối với những người ở xung quanh chúng ta. Chúng ta sống trong xã hội này không ai là hoàn mỹ, tuyệt đối; bởi vậy cớ sao không để lòng khoan dung kéo mọi người lại gần với nhau hơn. Ai cũng mắc phải những lỗi lầm, quan trọng là biết lỗi và sửa lỗi thì mọi chuyện vẫn có thể tốt đẹp lên. Chúng ta cần phải độ lượng, phải nhìn vào thái độ của người ta để mở lòng rộng lượng thứ tha.

Trong trường học, có nhiều bạn học sinh cá biệt, chuyên đi gây gổ, đánh nhau với các bạn không còn đi học nữa. Thầy cô đã rất nhiều lần bảo bạn ấy viết bản tự kiểm điểm và không được tái phạm. Nhưng ngựa theo đường cũ nên ngày này qua tháng khác, bạn vẫn không bỏ được thói hư tật xấu đó. Thầy cô vẫn không đuổi bạn ấy ra khỏi trường, tìm mọi biện pháp để đưa bạn trở lại với môi trường học đường lành mạnh hơn. Đây cũng chính là một biểu hiện của lòng khoan dung, độ lượng mà thầy cô đã dành cho bạn ấy.

Nếu không có lòng khoan dung thì xã hội này đã không được tốt đẹp như bây giờ. Khoan dung sẽ khiến cho con người gần nhau hơn, có thể tạo điều kiện và cơ hội để họ có thể trở lại làm người tốt.

Một người mắc sai lầm nhưng một người lại không chịu tha thứ, phải soi mói, phải tìm điểm hạn chế của người đó để gây khó dễ thì mối quan hệ giữa hai người càng trở nên căng thẳng, mệt mỏi hơn. Không ai được thanh thản vì cứ giữ sự cố chấp ở trong lòng. Nếu có thể thứ tha được thì hãy thứ tha, vì có lẽ khi đó bản thân người được tha thứ và người đồng ý tha thứ sẽ thanh thản hơn rất nhiều.

Khoan dung với người khác, bạn cũng sẽ thấy lòng mình thanh thản và thoải mái hơn rất nhiều. Dù sự tha thứ rất khó khăn nhưng không phải là không thể, chúng ta có thể cởi bỏ ràng buộc cho người khác và cho chính bản thân mình. Khoan dung không bao giờ là thừa, vì nó sẽ khiến cho tình cảm giữa người với người thêm gắn bó khăng khít hơn. Không những là khoan dung với người khác và khoan dung cho chính bản thân mình cũng quan trọng không kém. Lúc đó bạn sẽ thấy được rằng ở bất kỳ nơi đâu, ở xã hội nào thì lòng khoan dung là nền tảng của rất nhiều mối quan hệ. Đối với những người trẻ thì học cách tha thứ, học cách khoan dung là điều cần phải rèn luyện để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn.

Đọc thêm:  Tìm hiểu IC xe máy và những giải đáp quan trọng bạn cần biết - OKXE

Để xã hội này tốt đẹp hơn và mối quan hệ giữa mỗi người cũng ngày càng bền chặt thì lòng khoan dung là điều cần thiết mà chúng ta cần phải rèn luyện hằng ngày. Tha thứ cho nhau, tha thứ cho bản thân mình sẽ giúp cuộc sống này tràn ngập tình yêu thương.

Lòng khoan dung – Mẫu 3

Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung.

Vậy khoan dung là gì? Đó là thái độ ôn hòa, cảm thông và tha thứ với những sai phạm, lỗi lầm mà người khác đã gây ra và của cả chính mình. Không chỉ vậy, khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn.

Khoan dung là một phẩm chất tốt đẹp để tạo dựng mối quan hệ thân thiện, tình cảm giữa con người với con người. Một người có tấm lòng khoan dung sẽ không bao giờ chấp nhặt những chuyện cỏn con mà người khác đã gây ra cho mình. Vì vậy, cuộc sống của họ trở nên thoải mái và họ sống chan hòa với mọi người xung quanh mà không hề để tâm những mâu thuẫn, xung đột xảy ra. Nhờ thế mà họ sẽ được nhiều người yêu quý, cảm mến. Hơn thế nữa, lòng khoan dung của một người còn có thể tiếp thêm nghị lực sống cho nhiều người khác. Giả sử trong lớp có một bạn bị phát hiện đã trộm cắp của người khác một món đồ có giá trị và bị trừ hạnh kiểm, nêu tên trước toàn trường. Nếu không có sự quan tâm của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè, thì bạn học sinh đó thật khó có thể quay trở lại trường để tiếp tục đi học trong sự soi mói, dè bỉu của những người xung quanh.

Bên cạnh đó, chúng ta cần lên án thái độ sống thờ ơ, vô cảm của một bộ phận các bạn trẻ hiện nay. Ngay trong những giờ kiểm tra, khi thấy bạn mình đang giở phao, quay cóp, chép bài, … nhiều người đã bỏ qua, làm ngơ. Đây thực sự là một điều đáng lo ngại vì nếu không có một tiếng nói khuyên nhủ, không có một lời cảnh báo, thì những sự việc trên sẽ lại một lần nữa tiếp tục xảy ra. Hậu quả là, những em học sinh gian lận trong thi cử sẽ có một thói quen xấu khó bỏ, mai này khi bước vào đời, hành trang kiến thức các em được chuẩn bị chỉ là con số không. Sự bao dung ở đây không phải là hành động bao che, tiếp tay cho bạn mình tiếp tục quay cóp, chép bài, … khoan dung chính là việc bản thân đưa ra những lời khuyên, giúp đỡ bạn mình cùng nhau phấn đấu học tập.

Trong cuộc sống ai cũng cần có sự cảm thông, bao dung của người khác với mình và ngược lại. Lòng bao dung chính là một cách để bản thân hòa nhập với xã hội, khiến cho cuộc sống trở nên muôn màu hơn.

Lòng khoan dung – Mẫu 4

Trong cuộc sống mỗi con người, chắc không có ai là chưa từng mắc lỗi. Điều chúng ta cần làm là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Tuy nhiên, chỉ bản thân chúng ta cố gắng là chưa đủ, mà cần có sự cảm thông của những người xung quanh. Hay bản thân chúng ta cũng cần có cái nhìn tích cực hơn đối với những người mắc lỗi mà cố gắng sửa lỗi. Hãy biết khoan dung.

Khoan dung là biết tha thứ, cảm thông với những lỗi lầm của người khác, với những điểm chưa tốt của người khác, và của chính mình. Khoan dung, là đôi khi không nên quá nghiêm khắc với bản thân mình. Khi bản thân mình mắc lỗi, nhận ra lỗi, đó đã là một sự tiến bộ rất lớn rồi. Sau khi đã rút ra được bài học, hãy cố gắng để sửa sai, để làm tốt hơn, chứ đừng tự dằn vặt mình quá nhiều để rồi suốt ngày chìm đắm trong cảm giác tội lỗi, cuối cùng cũng chẳng đem lại tác dụng gì. Có những bạn trẻ, chỉ vì quá dằn vặt bản thân, mà cuối cùng kết thúc cuộc sống của mình trong sự thương tâm của bạn bè, gia đình, xã hội. Đó là điều không nên, và cũng không ai mong muốn.

Khoan dung, còn là có cái nhìn bao dung hơn với những lỗi lầm của người xung quanh. Cái mỉm cười khi nhận được lời xin lỗi từ một người chẳng may va phải bạn trên đường sẽ làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống ngày càng phát triển, con người ta càng ngày càng bận rộn để bắt kịp với guồng quay của xã hội. Và chính vì cuộc sống mưu sinh đã làm cho người ta quên đi mất những giá trị của cuộc sống. Những sai lầm cũng từ đó mà sinh ra. Khi họ đã nhận ra và muốn sửa chữa lỗi lầm, chúng ta cần phải bao dung hơn với những người đã biết hướng thiện, biết sửa sai. Với những người từ trong lao tù trở lại xã hội, có những người nhận được sự cảm thông của những người xung quanh, từ đó làm lại cuộc đời, có một cuộc sống mới tốt đẹp. Nhưng cũng có những người, chính vì xã hội không chấp nhận họ, cộng đồng không chấp nhận mà đẩy họ vào đường cùng, đẩy họ quay lại vòng tội lỗi. Chí Phèo đã phải thốt lên đầy đau đớn trước khi kết thúc cuộc đời của chính mình: “Ai cho tao lương thiện?”. Câu hỏi đầy xót xa, đau đớn của một người được coi là “con quái vật của làng Vũ Đại” – Nếu như xã hội bao dung hơn, biết đâu, tương lai sẽ có một anh Chí hiền lành, tốt bụng với mọi người…

Trong cuộc sống, chúng ta nên khoan dung hơn với những lỗi lầm của người khác, cũng như chính bản thân mình. Khi người ta biết khoan dung, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn, tâm hồn mỗi người cũng trở nên thanh thản hơn. Cuộc sống ít đi những trách móc, ít đi những cãi vã sẽ trở nên yên bình hơn biết bao nhiêu. Tình cảm con người cũng từ đó mà thắt chặt, người với người đến gần nhau hơn.

Tuy nhiên, khoan dung không đồng nghĩa với bao che. Giúp bạn bè giấu đi lỗi lầm không phải là điều tốt. Làm như thế, có thể khiến bạn mình tránh khỏi phải chịu trách nhiệm lần này, nhưng đâu thể che giấu cho nhau được mãi. Chỉ ra cho bạn điểm sai, để sửa sai, ấy mới là giúp bạn. Có những người giúp bạn làm bài tập, để bạn được điểm cao khi cô kiểm tra vở, nhưng lần sau, nếu cô gọi lên bảng làm bài, thì người ấy làm sao làm hộ bạn mình được nữa. Điều cần làm là phải giúp bạn hiểu bài và tự mình làm được bài, thế mới là giúp bạn.

Ông cha ta đã có câu, “nhân vô thập toàn”, nghĩa là không ai có thể hoàn hảo cả. Ai cũng từng mắc lỗi, ai cũng từng có sai lầm, hãy bao dung hơn với lỗi lầm của người khác, bao dung hơn với những người đã, đang và sẽ cố gắng sửa chữa lỗi lầm của mình, để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung

Lòng khoan dung – Mẫu 1

Trong cuộc sống, không ai dám khẳng định rằng cuộc đời mình không có một lần sơ sẩy mắc lỗi hoặc một lần lầm đường lỡ bước, bởi chúng ta chẳng phải bậc thánh nhân, chẳng đủ khả năng để khống chế được hết những tham vọng của bản thân, cùng những lần hành động thiếu kinh nghiệm. Trong những lúc như thế, hẳn là bản thân mỗi con người đều có cảm giác mặc cảm vì lỗi lầm, chính vì vậy, cần có một bàn tay khoan dung, nhân từ để kéo họ ra khỏi vũng lầy, để khiến họ có thêm niềm tin, động lực để sửa sai, để họ hiểu rằng xã hội sẽ không vì một lỗi lầm nhỏ nhoi mà từ chối họ.

Khoan dung từ xưa đến nay luôn là một đức tính tốt đẹp, là truyền thống quý báu của con người Việt Nam, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, tấm lòng độ lượng, cao cả của mỗi cá nhân dành cho người khác. Khoan dung là sự tha thứ, mở lòng bỏ qua những lỗi lầm của người khác khi họ nhận ra cái sai và có mong muốn được sửa sai. Xưa có câu rằng: “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”, rất phù hợp để nói về trường hợp này. Tâm lý con người vốn yếu đuối, luôn khao khát được sự che chở và bao dung nhưng một khi không cảm nhận được điều ấy từ mọi người xung quanh họ sẽ đâm ra mặc cảm, chán ghét xã hội, cho rằng cả thế giới đang chống lại mình mà làm ra những hành động còn sai lầm hơn trước đó. Lòng khoan dung trước hết là khiến cho người phạm sai lầm có cơ hội sửa chữa, khiến họ được phép làm lại, sau đó là khiến cho mỗi chúng ta có cảm giác vui vẻ, sống có tình thương, ý nghĩa, thấy cuộc sống tươi đẹp, tấm lòng trở nên bao la, trắc ẩn hơn cả. Người không có tấm lòng bao dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác trái lại là người ích kỷ, nhỏ nhen, quá để ý chi li, họ không nhìn nhận được những lợi ích tốt đẹp mà lòng khoan dung đem lại cho người khác và cho chính bản thân họ. Họ luôn sống trong suy nghĩ bảo thủ, cố chấp, cái tôi cá nhân lớn, cho phép bản thân được phạm sai lầm, mong muốn được người khác khoan dung nhưng lại không hề chấp nhận những sai lầm có thể sửa chữa của người khác. Đó là một tính xấu cần sửa đổi, bởi sống như vậy thì chúng ta chỉ có thể sống một mình chứ chẳng thể nào chung sống với mọi người, bởi như đã đề cập con người rồi ai cũng sẽ mắc phải lỗi lầm dù lớn dù nhỏ trong cả cuộc đời, đó là thứ tất yếu khó tránh khỏi.

Lòng khoan dung nghe có vẻ trừu tượng và xa vời nhưng trong thực tế nó xuất hiện hằng ngày trong cuộc sống. Bạn thử nghĩ xem trong suốt những năm tháng tuổi thơ, cha mẹ đã bao lần tha thứ lỗi lầm cho bạn, đã bao lần bạn không nghe lời, nhưng họ có vì thế mà vứt bỏ bạn đâu, cha mẹ vẫn luôn yêu thương, nâng đỡ, chỉ bảo, tạo cơ hội cho bạn sửa sai, để bạn từng bước trưởng thành. Đó chính là lòng khoan dung vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái, lòng khoan dung ấy lớn đến nỗi dù con cái có bị cả xã hội quay lưng, thì vòng tay cha mẹ vẫn luôn rộng mở để con được quay về. Hay trong tình yêu chẳng hạn, khi mới yêu người ta thường chỉ nhìn thấy ưu điểm của nhau, nhưng lâu dần con người ta mới phát hiện ra vô số những khuyết điểm từ đối phương, thậm chí có đôi lần một trong hai người còn phạm sai lầm gì đó, nhưng nếu thật sự yêu thương người ta sẵn sàng bao dung, sẽ chẳng vì một vài chuyện vụn vặt mà rời xa nhau. Thế nên trong tình yêu, lòng khoan dung chính là một trong những mấu chốt cần thiết để tình yêu được bền vững. Trong tình cảm bạn bè cũng vậy, khi chơi với nhau chúng ta phải sẵn lòng chấp nhận mọi thứ của bạn, bạn có lỡ lầm sai phạm thì ta phải khoan dung mà giúp bạn đứng lên sau vấp ngã, chớ đừng chỉ trích, hay quay lưng lại với bạn, đó là phản bội, là ích kỷ.

Lòng khoan dung còn thể hiện ở cách ta nhìn nhận các sự việc diễn ra trong cuộc sống, sống khoan dung có nghĩa là nhìn nhận sự việc một cách khách quan, công bằng, dùng trí tuệ chứ không phải dùng cảm xúc các nhân để phán đoán. Không cần phải phản ứng thái quá với những tin tức tiêu cực, bởi cái ta nhìn thấy chưa chắc đã là sự thật, chúng ta nên có cái nhìn hai chiều, suy nghĩ thoáng ra để thấy lòng mình được thanh thản, Thêm nữa, lòng khoan dung còn thể hiện trong cách cư xử của chúng ta hằng ngày, khoan dung tức là không tùy tiện phán xét một người, một sự việc nào đó, chúng ta phải biết đặt bản thân mình vào vị trí của họ để cảm nhận, để thấu hiểu, sự khó khăn, cắn rứt khi họ phạm lỗi, từ đó có cái nhìn tích cực và rộng lượng hơn.

Tuy nhiên, lòng khoan dung không phải là thứ có thể ban phát một cách bừa bãi, chúng ta cần phải khoan dung đúng người, đúng bản chất sự việc. Những kẻ cố ý giết người, cố ý sai phạm pháp luật nhiều lần, không có thái độ ăn năn hối cải thì phải chịu sự trừng trị thích đáng của pháp luật, để tránh họ gây hại cho xã hội. Hãy nhớ rằng khoan dung là tha thứ, giúp người lầm lỡ sửa chữa sai lầm của mình, giúp họ hiểu đạo lý “quay đầu là bờ”, chứ không phải khoan dung là bao che, là nhân nhượng cho cái ác hoành hành vì tình riêng. Đó không phải là khoan dung mà là tiếp tay cho cái xấu phát triển và bản thân người bao che ấy cũng đã mắc phải một sai lầm nghiêm trọng.

Sống có lòng khoan dung giúp con người ta nhẹ lòng, cuộc sống trở nên thanh thản, tâm hồn được nuôi dưỡng bởi những suy nghĩ tốt đẹp. Lòng khoan dung khiến xã hội chung sống trong môi trường hòa bình, nhân văn, tăng thêm sự gắn kết giữa người với người bằng mối liên hệ tình nghĩa, ai cũng có có cơ hội khắc phục hậu quả từ lỗi lầm mình đã gây ra. Lòng khoan dung còn giúp con người ta rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, giúp chúng ta sống nhân hậu, yêu thương và có tầm hiểu biết, suy nghĩ rộng hơn, chứ không chỉ quanh quẩn trong cái “tôi” cá nhân chật hẹp. Đặc biệt, con người không chỉ biết khoan dung với người khác mà còn phải biết khoan dung với chính bản thân mình, biết chấp nhận lỗi lầm bản thân đã gây ra và biết sửa chữa sai phạm. Nhưng khoan dung với chính bản thân không có nghĩa là mặc sức buông thả, để bản thân liên tục sai phạm, mà chúng ta phải biết sống có nguyên tắc, có đạo lý, những sai lầm xảy ra nguyên nhân chỉ xuất phát từ sự vô tình, chứ không phải bản thân ta cố ý gây ra thì mới xứng đáng được hưởng sự khoan dung. Cuộc sống luôn có luật nhân quả, ta khoan dung với người thì người mới lại khoan dung với ta, có qua có lại như thế cuộc sống ắt mới công bằng và trở nên tốt đẹp hơn.

Biết tha thứ, biết khoan dung để cuộc sống chúng ta luôn tràn đầy tình yêu thương và hạnh phúc, chứ không phải là chất chồng những oán hận, những sự khó chịu chi li vì người khác. Hãy rèn luyện cho mình được tấm lòng khoan dung để giải phóng bản thân, giải phóng tâm hồn khỏi những suy nghĩ ích kỷ, hẹp hòi, để nhìn đời bằng đôi mắt của niềm tin, của hy vọng, để cuộc sống được đẹp hơn bạn nhé.

…………..

Tải file tài liệu để xem thêm bài nghị luận về lòng khoan dung

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button