Bài Văn Mẫu và Dàn Ý Nghị Luận “Chí Khí Anh Hùng” – Gia Sư

Gia sư Đăng Minh hướng dẫn các em cách lập dàn ý nghị luận “Chí Khí Anh Hùng” và bài văn mẫu nghị luận đoạn trích “Chí Khí Anh Hùng” của tác giải Nguyễn Du. Các em có thể tham khảo để học nhưng không được sao chép dưới mọi hình thức. Để học tốt hơn môn Văn các em có thể tìm gia sư Văn tại nhà. Các thầy cô hay anh/chị sinh viên giỏi Văn sẽ giúp các em có phương pháp học hiệu quả hơn.

I. Dàn Ý Nghị Luận “Chí Khí Anh Hùng”

1. Mở bài nghị luận đoạn trích “Chí Khí Anh Hùng”

– Giới thiệu về đoạn trích cần nghị luận: “Chí khí anh hùng.”

Bài Văn Mẫu và Dàn Ý Nghị Luận “Chí Khí Anh Hùng”

2. Thân bài

a, Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

– Tác giả: Nguyễn Du là cây đại thụ của nền văn học trung đại nước nhà.

– Tác phẩm: “Truyện Kiều” là một kiệt tác bằng thơ dài 3254 câu thơ lục bát, là minh chứng cho tài năng và tâm hồn vị thi sĩ làng Tiên Điền.

– Đoạn trích: nằm từ câu 2213 đến câu 2230, nói về nhân vật Từ Hải quyết chí ra đi để tạo dựng sự nghiệp nhưng cũng không khỏi cảm giác cô đơn, trống trải giữa đời.

b, Phân tích đoạn trích

*4 câu thơ đầu: Khát vọng lên đường của Từ Hải

– “Trượng phu”: cách gọi thể hiện lòng trân trọng đối với những bậc anh hùng có tài năng, đức độ hơn người.

– Hoàn cảnh Kiều và Từ chia tay:

+ Thời gian:

“Nửa năm”: chỉ khoảng thời gian nàng Kiều và Từ Hải chung sống với nhau.

“hương lửa đương nồng”: không gian tình yêu nồng nàn, say đắm của hai người.

-> “bốn phương”, “trời bể mênh mang”: không gian vũ trụ mênh mông, rộng lớn nâng tầm vóc vũ trụ của người anh hùng.

+ Tính từ “thoắt”: thể hiện sự mau lẹ, quyết đoán, không có sự phân vân, trăn trở.

-> Sự thức tỉnh của chí khí anh hùng đã vượt lên những điều bình thường để làm điều phi thường.

-> Cuộc sống lứa đôi đang ở lúc tròn đầy, hạnh phúc nhất thì Từ Hải lại lên đường theo chí lớn, lập công danh sự nghiệp.

=> Thể hiện ý chí quyết tâm to lớn, khí chất anh hùng, khát vọng vùng vẫy giữa trời đất.

*12 câu thơ tiếp: Cuộc đối thoại giữa Từ Hải với Thúy Kiều

– Lời của nàng Kiều:

+ Thấu hiểu, trân trọng ước mơ của chồng.

+ Ước muốn được đi cùng chồng.

– Lời đáp của Từ Hải:

+ Hình ảnh “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường”: tượng trưng cho tầm vóc phi thường của Từ Hải, muốn một tay dựng lên cơ đồ của bậc đế vương.

+ Hình ảnh “bốn bể không nhà” và câu hỏi tu từ “theo càng thêm bận biết là đi đâu”: thể hiện sự cô đơn, thiếu thốn của bậc anh hùng nhưng vẫn không ăn nổi chí lớn.

Đọc thêm:  Download vở tập tô bảng chữ cái Tiếng Nhật PDF (đầy đủ)

+ Khoảng thời gian “một năm”: thái độ tự tin vào bản thân, lòng quyết tâm cao độ.

=> Một loạt những hình ảnh ước lệ xuất hiện làm nổi bật hoài bão, khát vọng lớn lao của người anh hùng Từ Hải.

+ Lời hẹn ước “Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”-> động viên, an ủi Kiều.

=> Người trượng phu lên đường với tư thế dứt khoát, mạnh mẽ.

* 2 câu thơ cuối: Hình ảnh Từ Hải ra đi

– Hành động: quyết lời, dứt áo -> Phong cách mạnh mẽ, dứt khoát của đấng trượng phu lúc li biệt.

– Hình ảnh “gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”: hình ảnh so sánh thật đẹp và ý nghĩa

-> Ví Từ Hải như chim cưỡi gió bay ngoài biển khơi.

– Hình ảnh ẩn dụ: chim bằng -> người anh hùng Từ Hải với lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường.

c, Tổng kết

– Nội dung: qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du còn gửi gắm lí tưởng của mình về người anh hùng.

– Nghệ thuật: Dùng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng thể hiện chí lớn của người anh hùng.

3. Kết bài

– Khẳng định giá trị của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung trong việc minh chứng tài năng của Nguyễn Du.

II. Nghị Luận Đoạn Trích “Chí Khí Anh Hùng”

1. Mở bài

Đọc Kiều, bao thế hệ người đọc không khỏi thốt lên rằng: “Tố Như ơi, Lệ chảy quanh thân Kiều!” (Tố Hữu). Tuy vậy, bên cạnh những tình cảnh đớn đau, Kiều đã có những giây phút hạnh phúc thực sự, như khi bên vị anh hùng Từ Hải. Vậy mà “Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang”, chia li giữa hai người vẫn xảy ra khi Từ động chí nam nhi. Kiều lại lần nữa rơi vào cô đơn lẻ bóng, tình cảnh ấy được thể hiện rõ trong trích đoạn “Chí khí anh hùng”, một trong những trích đoạn tiêu biểu nhất dựng lên hình ảnh vị anh hùng trong lí tưởng của Nguyễn Du.

2. Thân bài

Nguyễn Du, với tư cách là một cây đại thụ của nền văn học nước nhà đã cho ra đời không biết bao nhiêu kiệt tác khẳng định được tài năng và tâm hồn cao cả của mình. Trong số ấy, nổi bật lên là truyện thơ Nôm mang tên “Truyện Kiều”. Tác phẩm dài 3254 câu lục bát, là minh chứng rõ ràng nhất cho ngòi bút tài ba của vị thi sĩ làng Tiên Điền. Đoạn trích nằm từ câu 2213 đến câu 2230, nói về nhân vật Từ Hải quyết chí ra đi để tạo dựng sự nghiệp sau một khoảng thời gian ngắn ngủi mặn nồng với nàng Kiều. Hình tượng anh hùng lí tưởng hiện lên với những phẩm chất phi thường.

Bốn câu thơ đầu mở ra khát vọng, chí lớn của vị anh hùng chót động lòng bốn phương:

“Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.”

Dường như Nguyễn Du tạo ra cuộc gặp gỡ giữ nàng Kiều và chàng Kim chỉ để tạo ra phút chốc nghỉ ngơi trên con đường sự nghiệp của Từ Hải. Và quả như thế thật, mối tình của họ sau này dù không đến kết thúc viên mãn nhưng ít ra đã tạo ra những giây phút thực sự cho cả hai. Nguyễn Du đã dùng cách gọi trân trọng nhất dành cho bậc anh hào để gọi Từ Hải: “trượng phu”. Bậc trượng phu không chỉ có tài mà phải vẹn toàn cả đức và Từ đều có cả hai thứ ấy. Hoàn cảnh chia li mở ra bằng sự lí giải tài tình của Tố Như. Trước là khoảng thời gian “nửa năm” hai người chung sống ân tình với nhau, sau là không gian “hương lửa đương nồng” say đắm ái tình. Tất cả chợt lùi về sau, nhường chỗ cho khoảng không gian vũ trụ của “bốn phương”, của “trời bể mênh mang”. Trong không gian ấy, tầm vóc người anh hùng cũng được nâng lên tầm vũ trụ. Chỉ với tính từ “thoắt” đã thể hiện được sự mau lẹ, quyết đoán, không có sự phân vân, trăn trở. Cuộc sống đang lúc viên mãn thì Từ lại lên đường lập công danh sự nghiệp. Sự thức tỉnh của chí khí anh hùng đã vượt lên những điều bình thường để làm điều phi thường, như Hoài Thanh đã từng bình rằng Từ Hải “không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương”.

Đọc thêm:  5 tips tự học bảng chữ cái tiếng Hàn cho người mới học hiệu quả nhất

Mười hai câu tiếp lại mở ra cuộc đối thoại đẫm buồn của cuộc chia li Thúy Kiều – Kim Trọng:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi

Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

Bằng nay bốn bể không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Chỉ bằng đôi lời ngắn ngủi nhưng ta cũng thấy được sự thấu hiểu, trân trọng với ước mơ, hoài bão của chồng của nàng Kiều. Và cũng bởi lẽ thế, nàng mong muốn được đi cùng chồng. Cuộc đời người phụ nữ ngày xưa gắn chặt với lễ giáo phong kiến: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” vậy nên mong muốn theo chồng sẻ chia những khó khăn cũng không có gì là khó hiểu. Từ Hải hiểu nỗi lòng nàng và cũng khéo léo từ chối bằng một loạt hình ảnh thể hiện chí lớn của mình. “Mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường” thực chất tượng trưng cho tầm vó phi thường của Từ Hải . Từ muốn một tay dựng lên cơ đồ của bậc đế vương. Để Kiều yên tâm, chàng cũng hẹn ước “Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”. Chàng từ chối Kiều bởi vừa không muốn nàng chịu vất vả cùng mình, lại vừa muốn không bận lòng để tập trung cho sự nghiệp. “Bốn bể không nhà” có chút gì đó cô đơn nhưng lại càng tô đậm thêm quyết tâm thực hiện chí lớn của vị anh hùng. Việc xây dựng công danh trước nay không phải là câu chuyện của ngày một ngày hai nhưng Từ lại hẹn ước với Kiều sau “một năm” phải chăng là thái độ tự mãn quá đáng? Không hề, đó là niềm tin vào bản thân, là lòng quyết chí đã lên tới cao độ kết tinh trong một người trượng phu. Một loạt những hình ảnh ước lệ xuất hiện càng làm nổi bật hoài bão, khát vọng lớn lao của Từ Hải. Người trượng phu lên đường để làm trọn chí “tang bồng”, để đem hạnh phúc vẻ vang về cho nữ nhân của mình.

Đọc thêm:  Liên kết trong văn bản - Lý thuyết văn 7 - VnDoc.com

Cuối cùng chính là hình ảnh Từ Hải ra đi không chút bịn rịn, lưu luyến như các cuộc chia tay bình thường khác mà hành động đã thể hiện rõ quyết tâm của mình:

“Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”

Hai hành động mạnh mẽ đi liền nhau: “quyết lời”, “dứt áo” mang phong cách mạnh mẽ, dứt khoát của bậc trượng phu lúc li biệt. Đặc biệt hình ảnh so sánh ở câu thơ cuối đoạn trích tạo nên nét nghĩa thật thú vị. Nguyễn Du ví Từ Hải như cánh chim cưỡi gió bay ngoài biển khơi. Đây thực chất là mượn ý của Trang Tử: chim bằng khi cất cánh thì như đám mây ngang trời và bay chín vạn dặm mới nghỉ chứ không như loài chim thường chỉ biết quanh quẩn bên những cành cây. Đây chính là chí khí quyết thắng của những bậc phi thường tại nơi tiễn biệt. Đừng hiểu rằng Từ muốn cưỡi mây đạp gió vì ham mê quyền lực tầm thường mà bởi Từ chứng kiến những “đoạn trường” đớn đau mà Kiều phải chịu nên cần khẳng định bản thân, đem những công lí về cho người phụ nữ mình yêu thương nói riêng và bao mảnh đời bất hạnh khác ngoài kia nói chung.

Hình tượng Từ hải được dựng xây thành công đã thể hiện rõ lí tưởng của Nguyễn Du về người anh hùng đương thời của mình. Những con người ấy không bao giờ để tình cảm riêng ràng buộc chí lớn mà biến tình riêng ấy thành động lực để vươn tới chí lớn bằng những hành động đích thực. Đoạn trích sử dụng dày đặc các hình ảnh tượng trưng nhằm mô phỏng rõ tầm vóc của người anh hùng. Nhân vật bất giác tăng thêm sức sống trong lòng bạn đọc muôn đời.

3. Kết bài

Bút lực của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” nói riêng cả cả thiên truyện thơ nói chung không đời nào có thể phủ nhận, đến nỗi Tố Hữu từng viết rằng:

“Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu”

Bằng vài dòng thơ, Nguyễn Du đã lên án cả một xã hội bất công vô lí vùi dập những thân phận yếu nhỏ như Kiều, thể hiện niềm trân trọng sâu sắc với chí lớn của những ước mơ con người và cả tấm lòng nhân đạo sâu sắc qua từng câu chữ,…Ước mơ về tự do công lí, về khát khao thực hiện được lí tưởng của bản thân đâu phải chỉ là câu chuyện của một đời mà là của muôn đời. Người ta nói Nguyễn Du có tầm nhìn xuyên cả không gian, thời gian là bởi lẽ ấy!

Mời các bạn đọc tài liệu Bài văn nghị luận về đoạn trích “Chí khí anh hùng” hay và nhiều cảm xúc nhất mà trung tâm đã cố gắng biên soạn ra. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các bạn biết cách bàn luận về một tác phẩm/ đoạn trích văn học. Cùng với tài liệu này, trung tâm còn dành tặng các bạn nhiều bài văn hữu ích khác để cung cấp nguồn tư liệu phong phú cho quá trình học tập của chúng mình. Hãy cùng chia sẻ cẩm nang học tập này rộng rãi với bạn bè nhé!

Bình Luận Facebook

bình luận

. trẻ tự kỷ

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button