Phân tích bài thơ Khe chim kêu của Vương Duy – Trung cấp TDTT

Bài thơ Khe chim kêu của Vương Duy mang vẻ đẹp của một bức họa sơn thủy của Vương Duy lấp lánh trong sắc màu thời gian. Để hiểu hơn về bài thơ này, các em có thể cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tham khảo bài văn mẫu Phân tích bài thơ Khe chim kêu của Vương Duy dưới đây. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Khe chim kêu.

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Khe chim kêu của Vương Duy

a. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về Vương Duy: là một nhà thơ nổi tiếng với phong cách thơ thiên nhiên tinh tế, tao nhã.

– Giới thiệu chung về bài thơ Khe chim kêu (Điểu minh giản): là một bài thơ tả cảnh thiên nhiên đẹp như một bức tranh.

b. Thân bài:

* Hai câu đầu:

Nhân nhàn hoa quế lạc

Dạ tĩnh xuân sơn không.

– Hai câu thơ đầu thể hiện hình ảnh con người sống trong cảnh nhàn hạ, đó là cuộc sống của người ẩn sĩ nơi điền viên sơn thủy, hòa mình vào thiên nhiên.

– Có sự giao hòa, giao cảm một cách tự nhiên giữa người và cảnh: Trong đêm tĩnh lặng, thi nhân nghe được tiếng hoa quế rơi.

=> Cho thấy sự nhạy cảm và tĩnh lặng trong chính tâm hồn của thi nhân.

– Có sự kết hợp của ba từ “lạc” (rụng), “tĩnh” (vắng lặng), “không” (vắng không) => gợi sự tịch mịch của cảnh đêm nơi rừng núi.

=> Cảnh và người thật hòa hợp, người thì nhàn nhã, cảnh thì thanh tao, những bông hoa li ti nhẹ rơi càng làm tăng thêm vẻ tĩnh mịch. Đêm đã yên tĩnh, đêm trên núi vắng mùa xuân lại càng tĩnh lặng hơn.

* Hai câu thơ sau:

Nguyệt xuất kinh sơn điểu,

Thời minh giản tại trung.

– Không khí yên tĩnh tới mức mà một ấn tượng về thị giác (trăng lên) đã tạo nên hiệu quả như một tiếng động.

– Ánh sáng của ánh trăng lan tỏa làm kinh động đến tiếng chim núi, làm chim núi bừng tỉnh, giật mình, thảng thốt. Ánh trăng lên không tiếng động vậy mà cũng làm chim núi giật mình, điều đó cho thấy cảnh yên đến mức chỉ một sự thay đổi nhỏ cũng đủ làm khuấy động sự yên tĩnh.

– Hai câu thơ dường như có sự chuyển dịch từ không gian tính và tối (hai câu đầu) sang động, sáng rõ hơn. Đó là sự xuất hiện của ánh sáng (trăng lên) và âm thanh (chim núi cất tiếng kêu) làm tô điểm thêm cho sự tĩnh lặng của cảnh vật.

=> Nhà thơ lấy cái động để thể hiện cái tĩnh – sự tĩnh lặng của đêm và sự bình yên trong tâm hồn.

c. Kết bài:

Đọc thêm:  TOP 15 trường mầm non nhận trẻ 6 tháng ở TPHCM

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy hình gợi âm đầy tài tình, bài thơ đã miêu tả một bức tranh với những thanh âm nhẹ nhàng của thiên nhiên, qua đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên đầy tinh tế.

Đề bài: Bằng một bài văn ngắn em hãy phân tích bài thơ Khe chim kêu của Vương Duy.

Gợi ý làm bài:

Vương Duy (701 – 761), tự là Ma cật, quê ở đất Kì, Thái Nguyên (nay là huyện Kì, tỉnh Sơn Tây). Năm Khai Nguyên thứ 9(721), ông đỗ đầu kì thi tiến sĩ, được làm Đại nhạc thừa (có tài liệu ghi là Thái nhạc thừa). Tuy có lần bị biếm trích nhưng nhìn chung, quan trường của Vương Duy tương đối thông thuận.

Trong những năm Thiên bảo, ông sống cuộc đời bán quan bán ẩn. Loạn An – Sử, Huyền Tông chạy vào đất Thục, Vương Duy không đi theo kịp, bị An Lộc Sơn bắt và bị ép làm quan với nguỵ triều. Sau khi Trường An được thu phục, Vương Duy bị định tội, nhờ có người em là Vương Tấn xin giải chức để chuộc tội cho anh nên Vương Duy được xá tội, bị giáng làm Thái tử Trung Doãn. Năm 761, ông bị bệnh mất khi đang giữ chức Thượng thư hữu thừa.

Vương Duy là nhà thơ sùng tín Phật giáo, học đốn ngộ thiền với Đạo Quang thiền sứ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Thiền học Phật giáo. Thơ ông mang đậm ý vị thiền nên người đời gọi ông là Thi Phật. Thơ Vương Duy có nội dung phong phú, ông thành công trên nhiều đề tài nhưng thành tựu dặc biệt nổi bật là thơ sơn thuỷ. (Vương Duy và Mạnh Hạo Nhiên là đại biểu của phái thơ sơn thuỷ thời Thịnh Đường).

Thơ Vương Duy hiện còn 417 bài, với phong cách trang nhã, điêu luyện tiêu biểu cho thi phong Thịnh Đường, thơ ông đúng là Văn tông của thời đại như lời vua Đường Đại Tông khen ngợi. Vương Duy sành nhiều bộ môn nghệ thuật, ông chẳng những là nhà thơ kiệt xuất mà còn là nhạc sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng và là một danh họa của Trung Quốc.

“Nhân nhàn quế hoa lạc,

Dạ tĩnh xuân sơn không.

Nguyệt xuất kinh sơn điểu,

Thời minh tại giản trung”.

Người đọc nghe thấy gì, nhìn thấy gì trong bút tranh thuỷ mặc “Điểu minh giản” này? Hai câu thơ vừa có cảnh, vừa có tình. Đêm yên tĩnh (dạ tĩnh) là thời gian nghệ thuật. Ngọn núi xuân xa mờ hiện lên trong vắng lặng. Một đóa hoa quế rụng. Hoa nguyệt quế trắng phau, thơm nồng nàn, mỗi tháng nở hoa một lần; thi sĩ không tả màu sắc, hương thơm hoa nguyệt quế, mà chỉ gợi tả “quế hoa lạc”.

Đọc thêm:  Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) là gì? Công thức ... - VietnamBiz

Chữ “rụng” lạc là nhãn tự. Tác giả lấy động, tiếng hoa quế rụng để làm nổi bật cái vắng không của núi xuân, cái yên tĩnh của đêm xuân về khuya. Đó là không gian nghệ thuật. Chữ “nhàn” qua hình ảnh “nhân nhàn” là tâm trạng nghệ thuật: nhà thơ sống thư nhân, tâm hồn thư thái, mơ màng, lắng nghe tiếng rụng của hoa quế rơi. Mơ hồ và thì thầm. Đó là tiếng đâm xuân êm đềm. Phải chăng đó là tiếng thở nhẹ của giai nhân?

“Nguyệt xuất kinh sơn điểu,

Thời minh giản tại trung”.

Không khí yên tĩnh tới mức mà một ấn tượng về thị giác (trăng lên) đã tạo nên hiệu quả như một tiếng động. Ánh sáng của ánh trăng lan tỏa làm kinh động đến tiếng chim núi, làm chim núi bừng tỉnh, giật mình, thảng thốt. Ánh trăng lên không tiếng động vậy mà cũng làm chim núi giật mình, điều đó cho thấy cảnh yên đến mức chỉ một sự thay đổi nhỏ cũng đủ làm khuấy động sự yên tĩnh.

Hai câu thơ dường như có sự chuyển dịch từ không gian tính và tối (hai câu đầu) sang động, sáng rõ hơn. Đó là sự xuất hiện của ánh sáng (trăng lên) và âm thanh (chim núi cất tiếng kêu) làm tô điểm thêm cho sự tĩnh lặng của cảnh vật. Nhà thơ lấy cái động để thể hiện cái tĩnh – sự tĩnh lặng của đêm và sự bình yên trong tâm hồn.

Với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy hình gợi âm đầy tài tình, bài thơ đã miêu tả một bức tranh với những thanh âm nhẹ nhàng của thiên nhiên, qua đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên đầy tinh tế.

Vương Duy là một nhà thơ lớn của văn học đời Đường, ông để lại cho thế hệ sau hàng trăm tác phẩm có giá trị. Bài thơ “Điều minh giản” (Khe chim kêu) là một trong những tác phẩm hay và độc đáo của ông. Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn, chỉ vỏn vẹn hai mươi từ nhưng để lại nhiều ý vị thâm trầm mà sâu sắc.

“Nhân nhàn hoa quế lạc,

Dạ tĩnh xuân sơn không”

Hai câu thơ vẽ ra một bức tranh êm dịu, người thi sĩ đang trong tâm thế nhàn nhã, thoải mái không vướng bận ưu tư trong những tháng ngày ẩn dật của mình. Một không gian rất tĩnh lặng hiện ra và tâm hồn nhà thơ cũng tĩnh lặng như vậy.

Mùa xuân là biểu tượng của sức sống tuôn trào, núi non là nơi quần tụ bao loài động, thực vật…, chắc hẳn muôn vật trong đêm xuân ấy đang cựa quậy, vươn mình để đón ánh bình minh của một ngày mới (chả phải là “hoa quế rơi” xét cho cùng cũng là biểu hiện một dạng tồn tại của sự sống đó sao?)

Đọc thêm:  Tác giả - Tác phẩm: Việt Bắc (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa

Sự hiện hữu của một vật biểu hiện khôngchỉ ở chỗ chiếm một khoảng không gian mà chủ yếu là ở chỗ nó luôn sinh thành, vận động, phát triển. Chim núi kinh ngạc vì đã quá quen với bóng tối hay đang say sưa đắm mình hoặc yên giấc trong màn đêm yên tĩnh, thâm u. Và sự kinh ngạc ấy đã biến thành những âm thanh chốc chốc vang lên trong khe suối đêm xuân. Dùng hình ảnh chim kinh hoảng bay tán loạn e phá vỡ hoàn toàn không khí yên tĩnh của đêm xuân, có nghĩa là làm mất tính chỉnh thể thẩm mĩ của bài thơ.

“Nguyệt xuất kinh sơn điểu

Thời minh tại giản trung”

Cuối cùng thì cái bóng trăng thơ mộng, thanh bình mà thi nhân hằng mong đợi cũng chịu xuất hiện. Ở câu thơ này trái lại cái tĩnh xuất hiện trước, hình ảnh trăng lên là biểu hiện cho sự chậm rãi, yên bình, nhưng thú vị ở chỗ có lẽ vì không gian quá tĩnh lặng thế nên trăng dẫu có lên từ từ, không tiếng động cũng đủ làm lũ chim sắp yên giấc giật mình. Bởi nỗi chúng đã quá quen với sự tịch mịch tuyệt đối trăng lên dẫu vô thanh, vô thức nhưng cũng lại là một thay đổi lớn đối với chúng, mà thực tế là đối với thi nhân điều ấy lại càng nhấn mạnh cái sự yên tĩnh của màn đêm.

Tiếng chim kêu, cùng với tiếng hoa quế rụng chính là những âm thanh được Vương Duy tinh tế cài vào để màn đêm của ông càng trở nên tĩnh tại. Và đặc biệt rằng những âm thanh rời rạc và nhỏ bé như thế lại càng nhấn mạnh, tô đậm nên cái tính “nhàn” của người thi sĩ.

Tác giả chờ trăng, lại nghe được hoa quế rụng, trăng lên chậm rãi chẳng những không làm cho màn đêm sáng rực mà lại vẫn giữ cái vẻ tao nhã, đậm chất thiền, không gian lặng như tờ được gợi lên bằng mấy tiếng chim thảng thốt vọng từ khe núi. Đêm đã yên lại càng yên, lòng người vốn đã thanh tịnh lại càng thêm thanh tịnh tựa như một vị Phật tử, thấu hiểu hồng trần, thấu hiểu vạn vật sinh sôi.

Khe chim kêu vẻn vẹn chỉ gồm 23 chữ cả tiêu đề, tuy không tả nhiều cảnh, không chứa đựng nhiều nội dung, nhưng bằng phong cách sáng tác “thi trung hữu họa”, Vương Duy đã họa ra hai bức tranh tuy đơn giản nhưng đầy trang nhã. Trước là cảnh màn đêm tịch mịch, thanh nhã, hai là bức tranh tâm hồn thanh tịnh, trong sạch và tinh tế với khả năng nắm bắt cảm nhận thiên nhiên một cách trọn vẹn và tuyệt đối.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 10

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button