K2O + H2O → KOH | K2O ra KOH – vietjack.me
Phản ứng K2O + H2O → KOH
1. Phương trình phản ứng K2O tác dụng với H2O
K2O + H2O → 2KOH
2. Cách thực hiện phản ứng kim loại K2O với H2O
Cho mẫu natri oxit vào cốc nước cất, dùng quỳ tím để nhận biết dung dịch sau phản ứng, làm quỳ chuyển sang màu xanh.
Phản ứng tạo ra dung dịch kiềm làm quỳ tím chuyển sang xanh.
Phenolphtalein hóa hồng.
3. Mở rộng kiến thức về K2O
3.1. Tính chất vật lí
– Là chất rắn, có màu trắng và có cấu trúc tinh thể lập phương.
– Tan tốt trong nước tạo thành dung dịch bazơ (dung dịch bazơ này làm quỳ tím chuyển xanh và phenolphthalein chuyển màu hồng).
3.2. Tính chất hóa học
+ Tác dụng với nước
Ví dụ: K2O + H2O → 2KOH
+ Tác dụng với axit
Ví dụ: K2O + 2HCl → 2KCl + H2O
+ Tác dụng với oxit axit
Ví dụ: K2O + CO2 → K2CO3
4. Tính chất hóa học của H2O
4.1. Nước tác dụng với kim loại
Ở điều kiện thường, nước có thể phản ứng với các kim loại mạnh như Li, Ca, Na, K, Ba,… để tạo thành dung dịch Bazo và khí Hidro.
H2O + Kim loại → Bazơ + H2↑
2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2↑
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Đặc biệt, một số kim loại trung bình như Mg, Zn, Al, Fe,…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo ra oxit kim loại và hidro. Bên cạnh đó, kim loại Mg tan rất chậm trong nước nóng.
4.2. Nước tác dụng với oxit bazo
Nước tác dụng với một số oxit bazo như Na2O, CaO , K2O,… tạo thành dung dịch bazo tương ứng. Dung dịch bazo làm cho quỳ tím hóa xanh.
H2O + Oxit bazơ → Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
Li2O + H2O→ 2LiOH
K2O + H2O→ 2KOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
4.3. Nước tác dụng với oxit axit
Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.
H2O + Oxit axit → Axit
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
SO3 + H2O → H2SO4
N2O5 + H2O → 2HNO3
5. Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho các chất sau: K, K2O, KCl, K2CO3, KHCO3 số chất tạo ra KOH từ 1 phản ứng
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 2. Dãy chất tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. K, Ba, Fe, Mg
B. K, Na, Ca, Ba
C. K, Mg, Fe, Cu
D. K, Zn, Ca, Ba
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 3. Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn K2O, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên?
A. H2O
B. HCl
C. H2SO4
D. Fe(OH)2
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về 2 muối KHCO3 và K2CO3?
A. Cả 2 muối đều dễ bị nhiệt phân.
B. Cả 2 muối đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.
C. Cả 2 muối đều bị thủy phân tạo mỗi trường kiềm yếu.
D. Cả 2 muối đều có thể tác dụng với dung dịch Ca(OH)2tạo kết tủa.
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 5. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 60 ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch chứa K2CO3 0,2M và KHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
A. 0,020.
B. 0,030.
C. 0,015.
D. 0,010.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!