Giới hạn sinh thái là gì? – Luật Hoàng Phi

Môi trường sống của sinh vật là tất cả những gì bao quanh chúng. Cũng như con người có giới hạn sống và chịu đựng nhất định thì các loài sinh vật cũng có giới hạn cơ thể sinh vật đối môi trường.

Giới hạn sinh thái là gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm. Chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này qua bài viết sau đây.

Giới hạn sinh thái là gì?

Giới hạn sinh thái là gì theo nội dung giải đáp của sách giáo khoa sinh học 9 là: “Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tổ sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết”.

Có hai nhóm nhân tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sống và phát triển các loài sinh vật. Các cơ thể sống này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ thể sống khác ở môi trường xung quanh chúng. Cụ thể hai nhóm nhân tố sinh thái gồm:

+ Nhóm nhân tố vô sinh: Bao gồm các điều kiện sống như ánh sáng, nhiệt độ không khí, độ ẩm….

+ Nhóm nhân tố hữu sinh: Chính là các cơ thể sống có tác động trực tiếp, gián tiếp lên cơ thể khác ở xung quanh như Vi khuẩn, nấm, động vật, thực vật…

Đọc thêm:  Sự tích Đức Phật A Di Đà - Phatgiao.org.vn

Ví dụ giới hạn sinh thái

Ví dụ: Loài vi khuẩn suối nước nóng có thể sống ở nhiệt độ thấp nhất từ 0°C và cao nhất là +90°C. Như vậy giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng là 0°C đến +90°C.

Loài xương rồng sa mạc có thể sống ở nhiệt độ thấp nhất từ 0°C và cao nhất là +56°C. Như vậy giới hạn sinh thái của loài xương rồng sa mạc là 0°C đến +56°C.

Cá rô phi ở Việt Nam chỉ có thể sống trong phạm vi nhiệt độ thấp nhất là từ 5,6 °C, đến nhiệt độ cao nhất là 42 °C. Như vậy giới hạn sinh thái của cá rô phi Việt Nam là 5,6°C đến 42°C.

Phần lớn cây trồng ở vùng nhiệt đới quang hợp tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ 20°C đến 30°C. Ở mức nhiệt độ dưới 0 độ C hoặc cao hơn 40 độ C khiến cây bị ngừng quang hợp. Như vậy giới hạn sinh thái của cây trồng ở vùng nhiệt đới trong điều kiện nhiệt độ 20°C đến 30°C.

Các thành phần chính của giới hạn sinh thái là gì?

Trong giới hạn sinh thái sẽ bao gồm điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) và khoảng chống chịu. Khi vượt ra ngoài điểm giới hạn trên và dưới này thì sinh vật sẽ bị chết. Cụ thể:

+ Khoảng cực thuận là khoảng mà sinh vật trong khoảng này sẽ đảm bảo điều kiện thuận lợi giúp cho các loài sinh vật có thể phát triển dựa theo các hoạt động sống tốt nhất bao gồm các nhân tố sinh thái đạt mức độ phù hợp.

Đọc thêm:  Bảng động từ bất quy tắc tiếng Anh đầy đủ và chính xác nhất

Loài xương rồng sa mạc có thể sống ở nhiệt độ thấp nhất từ 0°C và cao nhất là +56°C. Khoảng cực thuận của loài xương rồng sa mạc là 34°C. Trong khoảng cực thuận loài xương rồng sa mạc có thể phát triển dựa theo các hoạt động sống tốt nhất.

Cá rô phi ở Việt Nam chỉ có thể sống trong phạm vi nhiệt độ thấp nhất là từ 5,6 °C, đến nhiệt độ cao nhất là 42 °C. Khoảng cực thuận của cá rô phi ở Việt Nam là 23 đến 37 độ C. Tức là cá rô phi sẽ tồn tại và phát triển tốt các hoạt động sống trong khoảng cực thuận. Đồng thời sẽ bị chết ở mức nhiệt độ giới hạn trên và dưới.

+ Khoảng chống chịu là khoảng mà sinh vật trong khoảng này sẽ bao gồm các nhân tố sinh thái gây ra các ức chế cho chức năng sinh lý bình thường của sinh vật.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề giới hạn sinh thái là gì? đến bạn đọc quan tâm tìm hiểu.

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button