Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm học 2022 – VnDoc.com
Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm học 2022 Có đáp án được VnDoc tổng hợp từ các đề thi học kì 1 lẻ gom thành bộ đề, giúp các bạn đọc dễ dàng tham khảo.
A. Đề thi học kì 1 hóa 12 có đáp án
- Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022 Đề 1
- Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022 Đề 2
- Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022 Đề 3
- Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022 Đề 4
- Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022 Đề 5
B. Đề kiểm tra học kì 1 Hóa 12 năm 2020 – 2021
Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại
1. Đề thi học kì 1 Hóa 12 – Đề số 1
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố là:
H= 1; C= 12; N= 14; O= 16; Na= 23; Mg= 24; Al= 27; Cl= 35,5; K= 39; Ca= 40; Fe= 56; Cu= 64; Zn= 65; Br= 80; Ag= 108; Ba=137.
Câu 1: C4H8O2 có số đồng phân este là
A. 3B. 4C. 5D. 2
Câu 2: Este no đơn chức mạch hở có CTPT tổng quát là
A. CnH2n+2O2B. CnH2nO2C. CnH2n-2O2D. RCOOR
Câu 3. Kim loại có các tính chất vật lý chung là
A. tính dẻo, tính dẫn điện, tính cứng, khối lượng riêng.
B. tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim
C. tính cứng, tính dẻo, tính đẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
D. tính dẻo, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy.
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe cần dùng 200ml dung dịch CuSO4 1M, tính giá trị m
A. 5,6 gam.B. 11,2 gam..C. 16,8 gam.D. 22,4 gam..
Câu 5: Cho các chất: CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2 (anilin), NH3. Chất có lực bazơ mạnh nhất trong dãy trên là
A. CH3NHCH3.B. C6H5NH2.C. NH3.D. CH3NH2.
Câu 6: Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là
A. Cu.B. Al.C. Mg.D. Zn.
Câu 7: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng
Câu 8: Trùng hợp 2 mol etilen ở điều kiện thích hợp thì thu được bao nhiêu gam polietilen (PE)?
A. 28 gamB. 56 gamC. 14 gamD. 42 gam
Câu 9: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. glixerol.B. etylen glicol.C. etanol.D. metanol.
Câu 10: Thuốc thử dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly với Gly – Ala là
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch HCl.
D. dung dịch NaOH.
Câu 11: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat
(a) Fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, khi đun với dung dịch H2SO4 loãng thì sản phẩm thu được có thể tham gia phản ứng tráng gương.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam đậm.
(d) Dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh đặc trưng ta kết luận glucozơ có 5 nhóm OH.
(e) Khử hoàn toàn glucozơ cho hecxan.
Trong các phát biểu trên. Số phát biểu đúng là
A. 2.B. 4.C. 5.D. 3.
Câu 12: Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh?
A. Metylamin.B. Anilin.C. Glyxin.D. Alanin.
Câu 13: Este X được điều chế từ một amino axit và ancol etylic. Đốt cháy hoàn toàn 20,6 gam X thu được 16,20 gam H2O; 17,92 lít CO2 và 2,24 lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc. Công thức cấu tạo của X là
A. H2NC(CH3)2COOC2H5.
B. H2N[CH2]2COOC2H5.
C. H2NCH2COOC2H5.
D. H2NCH(CH3)COOC2H5.
Câu 14: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Tơ visco.B. Tơ nitron.C. Tơ tằm.D. Tơ nilon-6,6.
Câu 15: Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Gly là
A. 3.B. 2.C. 1.D. 4.
Câu 16: Đun nóng dung dich chứa 13,5 gam glucozơ với dung dich AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
A. 32,4 g.B. 16,2 g.C. 21,6 g.D. 10,8 g.
Câu 17: Este X có công thức phân tử là C4H8O2. Khi X tác dụng với KOH thu được chất Y có công thức C2H3O2K. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOCH3.B. HCOOC2H5.C. CH3COOC2H5.D. HCOOC3H7.
Câu 18: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Xenlulozơ.B. Saccarozơ.C. Glucozơ.D. Tinh bột.
Câu 19: Có các chất: lòng trắng trứng, dung dịch glucozơ, dung dịch anilin, dung dịch anđehit axetic. Nhận biết chúng bằng thuốc thử
A. dung dịch Br2
B. Cu(OH)2/ OH-
C. HNO3 đặc
D. dung dịch AgNO3/NH3
Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Glucozơ còn có tên gọi khác là đường nho.
B. Dung dịch alanin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
C. H2NCH2COOH là chất rắn ở điều kiện thường.
D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
Câu 21: Xà phòng hóa hoàn toàn 13,2 gam CH3COOC2H5 bằng một lượng dung dịch KOH đun nóng vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 26.B. 29,25.C. 39.D. 14,7.
Câu 22: Cho dãy các chất: metyl axetat, tristearin, anilin, glyxin. Số chất có phản ứng với NaOH trong dung dịch ở điều kiện thích hợp là
A. 4.B. 3.C. 1.D. 2.
Câu 23: Công thức của glyxin là
A. H2N-CH2-COOH.
B. HOOC-CH(NH2)CH2-COOH.
C. H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH.
D. H2N-CH(CH3)COOH.
Câu 24: Xà phòng hóa hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp gồm HCOOC2H5 và CH3COOCH3 cần dùng vừa hết V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 200.B. 300.C. 150.D. 400.
Câu 25: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. (C17H33COO)2C3H5.
B. CH3COOCH2C6H5.
C. (C17H35COO)3C3H5.
D. C15H31COOCH3.
Câu 26: Metyl axetat là tên gọi của este có công thức cấu tạo nào sau đây?
A. C2H5COOH.B. HCOOC2H5.C. CH3COOCH3.D. C2H5COOCH3.
Câu 27: Chất nào sau đây thuộc loại axit béo?
A. axit propionic.B. axit pamitic.C. axit axetic.D. axit acrylic
Câu 28: Cho 0,12 mol tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 17,28.B. 5,52.C. 11,04.D. 33,12.
Câu 29: Tơ nilon 6,6 là
A. Poliamit của axit ε aminocaproic;
B. Poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin;
C. Polieste của axit ađipic và etylen glycol;
D. Hexacloxyclohexan;
Câu 30: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm -OH ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. dung dịch Br2.
B. dung dịch AgNO3/NH3.
C. Cu(OH)2, to thường.
D. Cu(OH)2 trong NaOH đun nóng.
Câu 31: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch của chất nào sau đây?
A. MgSO4.B. AgNO3.C. KNO3.D. HCl.
Câu 32: Dung dịch X chứa 0,01 mol ClH3N-CH2-COOH; 0,02 mol CH3-CH(NH2)-COOH và 0,05 mol HCOOC6H5. Cho dung dịch X tác dụng với 160 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 15,225.B. 16,335.C. 13,775.D. 11,215.
Câu 33: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính người ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch KOH và dung dịch HCl.
B. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4.
C. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
D. dung dịch KOH và CuO.
Câu 34: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl khối lượng muối thu được là
A. 0,85 gam.B. 7,65 gam.C. 16,3 gam.D. 8,15 gam.
Câu 35: Trong các phản ứng hoá học nguyên tử kim loại thể hiện
A. tính oxi hoá.
B. tính khử.
C. không thể hiện tính oxi hoá và không thể hiện tính khử.
D. vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
Câu 36: Có thể điều chế PVC bằng phản ứng trùng hợp monome sau
A. CH2=CHCl;B.CH3CH2Cl;C. CH2CHCH2Cl;D. CH3CH=CH2;
Câu 37: Chất không tan trong nước lạnh là
A. glucozơB. tinh bột.C. saccarozơ.D. fructozơ.
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 1,92 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là
A. 0,18.B. 0,06.C. 0,30.D. 0,12.
Câu 39: Xà phòng hóa hoàn toàn 16,4 gam hai este đơn chức X, Y ( MX < MY) cần 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một muối và hai ancol đồng đẳng liên tiếp. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
A. 45,12%.B. 33,33%.C. 54,88%.D. 66,67%.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,57 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,37 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,07.B. 0,06.C. 0,08.D. 0,09.
– Hết –
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).
Đáp án Đề thi học kì 1 hóa 12 năm 2022 Đề 1
1 B2 B3 B4 B5 A6 A7 D8 B9 A10 A11 D12 A13 C14 C1 5A16 B17 C18 C19 B20 B21 D22 B23 A24 A25 C26 C27 C28 C29 B30 C31 B32 C33 A34 D35 B36 A37 B38 B39 C40 A
Hướng dẫn giải một số câu khó
Câu 21.
Giải thích các bước giải:
neste = 13,2/88 = 0,15 (mol)
⇒nCH3COOK = neste = 0,15 (mol)
→mCH3COOK = 0,15.98 = 14,7 g
Câu 24.
Giải thích các bước giải:
Hai este trong hh là đồng phân, cùng CTPT C3H6O2.
→neste = 14,8/74 = 0,2 (mol)
Este no, đơn, hở nên ta có:
nNaOH = neste = 0,2 (mol)
→VNaOH = 0,2/1= 0,2l = 200ml
Câu 32. Ta có các phản ứng:
ClH3NCH2COOH + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + 2H2O
CH3CH(NH2)COOH + NaOH → CH3CH(NH2)COONa + H2O
HCOOC6H5 + 2NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O
+ Nhận thấy
∑nH2O = 0,01×2 + 0,02 + 0,05 = 0,09
⇒ mH2O = 1,62 gam
⇒ Bảo toàn khối lương ta có
mChất rắn = mClH3NCH2COOH + mCH3CH(NH2)COOH + mHCOOC6H5 + mNaOH – mH2O
mChất rắn = 13,775 gam
Câu 38. Bảo toàn e ta có 2nCu = nNO2 ⇒ nNO2 = 1,92. 2: 64 = 0,06 mol
Câu 39. X, Y + NaOH =>1 muối + 2 ancol đồng đẳng liên tiếp
=> 2 este ban đầu được tạo từ cùng 1 gốc axit và 2 ancol đồng đẳng liên tiếp
Gọi CT của 2 este là RCOOR’
neste = nNaOH = 0,25 mol
=> M = 16,4/0,25 = 65,6
=> R + 44 + R’ = 65,6
=> R + R’ = 21,6
=> 2 este phải là HCOOCH3 và HCOOC2H4
Gọi HCOOCH3: x (mol); HCOOC2H5: y mol
x + y = 0,25 mol
60x + 74y = 16,4 => %HCOOCH3 = 0,15.60/(16,4) .100% = 54,88%
Câu 40.
Giả sử X gồm:
CnH2n+1O2N (amino axit): x mol
CmH2m+3N (amin): y mol
Đốt cháy:
CnH2n+1O2N + (1,5n – 0,75)O2 → nCO2 + (n 0,5)H2O + 0,5N2
x 1,5n x-0,75x nx
CmH2m+3N + (1,5m+0,75)O2 → mCO2 + (m+1,5) H2O + 0,5N2
y 1,5my+ 0,75m my
+) nO2 = 1,5nx – 0,75x + 1,5my + 0,75y = 0,57 (1)
+) nX = x + y = 0,16 (2)
+) nCO2 = nx + my = 0,37 (3)
Giải (1)(2)(3) => x = 0,07; y = 0,09
nKOH = namino axit = 0,07 mol
2. Đề thi học kì 1 Hóa 12 – Đề số 2
Cho nguyên tử khối : C = 12; H= 1; O = 16; N= 14; Na= 23; K=39; Ag=108; Cl = 35,5: Mg = 24; Fe = 56.
Câu 1: Sắp xếp các chất sau theo trật tự giảm dần nhiệt độ sôi: CH3COOH, HCOOCH3, CH3COOCH3, C3H7OH.
A. CH3COOH, CH3COOCH3, C3H7OH, HCOOCH3.
B. CH3COOCH:, HCOOCH3, C3H7OH, CH3COOH.
C. HCOOCH3, C3H7OH, CH3COOH, CH3COOCH3.
D. CH3COOH, C3H7OH, CH3COOCH3, HCOOCH3.
Câu 2: Hợp chất hữu cơ E có công thức phân tử C4H8O2 đơn chức no, mạch hở, tác dụng được với NaOH, không tác dụng với Na, không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. Số đồng phân cấu tạo của E phù hợp với các tính chất trên là:
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 3: Cho các chất: (1) buta-1,3-đien; (2) axit glutamic; (3) acrilonitrin; (4) glyxin; (5) vinyl axetat. Những chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. (3), (4) và (5).
B. (1), (3) và (5).
C. (1), (2) và (5).
D. (1), (2) và (3).
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn pentapeptit X, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có tripeptit Gly- Gly-Val và hai đipeptit Gly-Ala, Ala-Gly. Chất X có công thức là
A. Gly-Ala-Gly-Ala-Val.
B. Gly-Ala-Gly-Gly- Vai.
C. Gly-Gly-Val-Ala-Gly.
D. Gly-Ala-Val-Gly-Gly.
Câu 5: Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Bạc (Ag).
B. Sắt (Fe).
C. Vonfram (W).
D. Crom (Cr).
Câu 6: Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
A. Poli(vinyl clorua).
B. Poli acrilonitrin.
C. Polietilen.
D. Poli(vinyl axetat).
Câu 7: Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime tổng hợp?
A. Polipropilen, polibutađien, mlon-7, nlon-6,6.
B. Polipropilen, xenlulozơ, nilon-7, nilon-6,6.
C. Tinh bột, xenlulozơ, cao su thiên nhiên, polibutađien.
D. Polipropilen, tinh bột, nilon-7, cao su thiên nhiên.
Câu 8: Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiêm, tạo dung dịch màu xanh lam là
A. 4.
B. 2.
C. 1
D. 3.
Câu 9: Khối lượng của một đoạn mạch polibutađien là 8370 đvC và của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27120 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch polibutađien và đoạn mạch tơ nilon-6,6 lần lượt là
A. 155 và 120.
B. 113 và 152.
C. 113 và 114.
D. 155 và 121.
Câu 10: Glyxin có thể phản ứng với dãy các chất nào sau đây?
A. HCI, Cu, NaOH.
B. HCI, NaCl, C2H5OH.
C. NaOH, CH3OH, H2SO4.
D. NaOH, HCI, Na2SO4.
Câu 11: Saccarozơ, glucozơ, fructozơ đều tham gia vào phản ứng
A. thủy phân.
B. với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C. đổi màu iot.
D. tráng bạc.
Câu 12: Cho 10 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCI 0,8M, thu được dung dịch chứa 15,84 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 160.
B. 220.
C. 200.
D. 180.
Câu 13: Xà phòng hóa hoàn toàn 35,6 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,12 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 36,72.
B. 38,24.
C. 38,08.
D. 29,36.
Câu 14: Chất không tan trong nước lạnh là
A. fructozơ.
B. glucozơ.
C. saccarozơ.
D. tinh bột.
Câu 15: Polime nào sau đây được dùng đề điều chế thủy tỉnh hữu cơ?
A. Poli (etylen terephtalat).
B. Poli (metyl metacrylat).
C. Polistiren.
D. Poliacrilomtrin.
Câu 16: Kim loại Ni phản ứng được với tất cả các muỗi trong dung dịch của dãy nào sau đây?
A. NaCl, AICl3, ZnCl2.
B. Pb(NO3)2, AgNO3, NaCl.
C. MgSO4, CuSO4, AgNO3.
D. AgNO3, CuSO4, Pb(NO3)2.
Câu 17: Hợp chất H2N-CH(CH3)-COOH có tên gọi là
A. alanin.
B. lysin.
C. vali.
D. glyxin.
Câu 18: Cho 21,6 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 11,2 lít khí H2 thoát ra (đktc). Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là
A. 39,4 gam.
B. 53,9 gam.
C. 58,1 gam.
D. 57,1 gam.
Câu 19: Xà phòng hóa triolein thu được sản phẩm là
A. C17H33COONa và glixerol.
B. C17H33COONa và glixerol.
C. C15H33COONa và glixerol.
D. C15H31COON và etanol.
Câu 20: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Glucozơ.
B. Anilin.
C. Etyl amin.
D. Glyxin.
Câu 21: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60đvC. X1 có khả năng phản ứng với Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng với Na. Công thức cấu tạo của X1, X2, lần lượt là
A. H-COO-CH3, CH3-COOH.
B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.
C. CH3-COOH, H-COO-CH3.
D. CH3-COOH, CH3COOCH3.
Câu 22: Cho các chất sau: etyl axetat, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 23: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung địch glucozơ là
A. 14.4%.
B. 12,4%.
C. 11,4%.
D. 13,4%.
Câu 24: Cho 2,15 gam este đơn chức mạch hở X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức phân tử của este X là
A. C4H6O2.
B. C2H4O2.
C. C3H6O2.
D. C4H8O2.
Câu 25: Cho m gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được 27,75 gam muối. Gía trị của m là
A. 13,35.
B. 26,25.
C. 22.25.
D. 18,75.
Câu 26: Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được glixerol và
A. ancol đơn chức.
B. muối clorua.
C. xà phòng.
D. axit béo.
Câu 27: Metyl acrylat có công thức là
A. CH3COOCH3
B. HCOOCH3.
C. CH2CHCOOCH3.
D. CH3COOCH=CH3.
Câu 28: Cho các ion sau Al3+, Fe2+, Cu2+, Ag+, Ca2+. Chiều giảm tính oxi hóa của các ion trên là
A. Ca2+, Fe2+, Al3+, Cu2+, Ag+
B. Ag+,Cu2+, Fe2+, Al3+, Ca2+
C. Cu2+, Ag+, Fe2+, Al3+,Ca2+
D. Ca2+, Al3+, Fe2+, Cu2+, Ag+
Câu 29: Cho cấu hình electron: 1s22s22p2. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có câu hình electron như trên?
A. K+, Cl-, Ar
B. Na+, F-, Ne
C. Li+, Br-, Ne
D. Na+, Cl-, Ar
Câu 30: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Để phân biệt amoniac và etylamin ta dùng dung dịch HCl đậm đặc.
B. Dùng nước Br2 để phân biệt anilin và phenol.
C. Dùng Cu(OH)2; để phân biệt Gly-Ala-Gly và Ala-Ala-Gly-Ala.
D. Dùng qui tím để phân biệt dung dịch alanin và dung dịch lysin.
Câu 31: Phát biêu nào sau đây sai?
A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
B. Saccarozơ và tỉnh bột đều tham gia phản ứng thủy phân.
C. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
D. Glucozơ và tinh bột đều là cacbohiđrat.
Câu 32: Cho các loại tơ sau: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) tơ nilon-6; (4) tơ visco; (5) tơ nilon- 6,6; (6) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A.(1), (2), (6),
B. (2), (4), (6).
C. (2),(3),(5)
D. (2), (4), (5).
Câu 33: Từ 32,4 tấn mùn cưa (chứa 50% xenlulozo) người ta sản xuất được m tấn thuốc súng không khói (xenlulozơ trimtrat) với hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%. Giá trị của m là
A. 26,73.
B. 29,70.
C. 33,00.
D. 25,46.
Câu 34: Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 80% thu được dung dịch X. Trung hòa X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Y hòa tan tối đa 17,64 gam Cu(OH)2. Giá trị của m gần nhất với
A. 49.
B. 77.
C. 68.
D. 61.
Câu 35: Thuỷ phân hết 0,05 mol hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X (CxHyOzN3) và Y(CnHmOtN6), thu được hỗn hợp gồm 0,07 mol glyxin và 0,12 mol alanin. Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn 0,12 mol Y trong dung dịch HCI, thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 11,99.
B. 71,94.
C. 59.95.
D. 80,59.
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
a) Dung địch 4ong trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.
b) Aminoaxit là chất rắn kết tỉnh, dễ tan trong nước.
c) Dung dịch anilin làm đổi màu quỳ tím.
d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, t0) thu được tripanmitin.
e)Tĩnh bột là đồng phân của xenlulozơ.
g) Amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2
D. 1.
Câu 37: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thửThuốc thửHiện tượngXDung dịch I2có màu xanh tímYQuỳ tímChuyển màu xanhZCu(OH)2Có màu tímTNước BromKết tủa trắng
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. Anilin, etyl amin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột.
B. Etyl amin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, anilin.
C. Hồ tinh bột, etyl amin, amlin, lòng trắng trứng.
D. Hồ tỉnh bột, etyl amin, lòng trắng trứng, amilin.
Câu 38: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCI dư, thuđược (m + 7,3) gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được (m +7,7) gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 27,90.
B. 27,20.
C. 33,75.
D. 32.25.
Câu 39: Cho 27,3 gam hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 30,8 gam hỗn hợp hai muối của 2 axit kế tiếp và 16,1 gam một ancol. Số mol của este có phân tử khôi nhỏ hơn trong hỗn hợp X là
A. 0,20 mol.
B. 0,10 mol.
C. 0,15 mol.
D. 0,25 mol.
Câu 40: Chất hữu cơ-Z có công thức phân tử C17H16O4, không làm mất màu dung dịch brom. Z tác dụng với NaOH theo PTHH: Z + 2NaOH -> 2X + Y; trong đó Y hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cho 15,2 pam Y tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc).
B. Z có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện bài toán.
C. Thành phần % khối lượng của cacbon trong X là 58,3%.
D. Không thê tạo ra Y từ hidrocacbon tương ứng băng một phản ứng.
-Hết-
Đáp án đề thi học kì 1 Hóa 12 năm 2022 Đề số 2
1D2D3B4B5C6C7A8B9A10C11B12C13A14D15D16B17A18D19A20C221C22B23A24A25C26D27C28B29B30D31C32B33A34C35B36B37D38A39D40C
Hướng dẫn giải đề
Câu 40.
Độ bất bão hòa: k = (2C + 2 – H) : 2 = (17.2 + 2 – 16) : 2 = 10
Z không làm mất màu dung dịch Br2 nên không có chứa liên kết π dễ bị phá vỡ
Y hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam nên Y là ancol đa chức có nhiều nhóm -OH gắn vào C cạnh nhau
Như vậy CTCT thỏa mãn là:
Z: C6H5-COO-CH2-CH(CH3)-OOC-C6H5
X: C6H5COONa
Y: HO-CH2-CH(OH)-CH3 [CTPT: C3H8O2]
A. Sai
nY = 15,2 : 76 = 0,2 mol
Do Y là ancol 2 chức nên khi tác dụng với Na: nH2 = nancol = 0,2 mol => VH2 = 4,48 lít
B. Sai
Vì chỉ có 1 CTCT duy nhất thỏa mãn
C. Đúng
%mC(X) =12.7/144.100%= 58,3%
D. Sai
3CH2=CH-CH3 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH2OH-CHOH-CH3 + 2MnO2 + 2KOH
3. Đề thi học kì 1 Hóa 12 – Đề số 3
Câu 1: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?
A.Polietilen.
B. Cao su isopren.
C. Tơ Tằm.
D. Nilon-6,6.
Câu 2: Cho các dung dịch: glucozo, fructozo, saccarozo, hồ tinh bột. Số dung dịch hòa tan được Cu(OH)2 là
A.1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 3: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, không làm mất màu nước brom. X là
A.glucozo.
B. tinh bột
C. xenlulozo
D. saccarozo.
Câu 4: Loại vật liệu nào sau đây có chứa nguyên tố nito?
A.Cao su buna.
B. Poli (vinyl clorua)
C. Tơ visco D. Tơnilon-6
Câu 5: Plolime X tạo thành từ sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp stiren và buta-1,3-dien. X là
A. Polistiren
B. polibutadien
C. cao su buna-N
D. cao su buna-S
Câu 6: Cho vào ống nghiệm 4 ml dung lịch lòng trắng trứng, 1 ml dung dịch NaOH 10% và vài giọt dung dịch CuSO4 2% lắc nhẹ thì xuất hiện
A. kết tủa màu vàng .
B. dung dịch không màu.
C. hợp chất màu tím
D. dung lịch màu xanh lam.
Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Trùng ngưng 3 phân tử amino axit thu được tripeptit.
B. Thủy phân tripeptit thu được 3 amino axit khác nhau.
C. Thủy phân hoàn toàn peptit thu được α – amino axit.
D. Các protein dễ tan trong nước.
Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa hồng?
A. H2NCH2COOH.
B. H2N(CH2)4CH(NH2)COOH.
C. HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH.
D. H2NCH(CH3)COOH.
Câu 9: Este X được tạo thành từ axit axetic và ancol metylic có công thức phân tử là
A. C4H8O2
B. C4H10O2
C. C2H4O2
D. C3H6O2
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các gốc axit béo chưa no.
B. Dầu mỡ sau khi rán có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu
C. Chất béo tan tốt trong nước và trong dung dịch axit clohidric.
D. Hidro hóa dầu thực vật lỏng thu được mỡ động vật rắn.
Câu 11: Chất rắn nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Fructozo.
B. Triolein.
C. Saccarozo.
D. Xenlulozo.
Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Các amin đều phản ứng với dung dịch HCl.
B. Các amin đều tan tốt trong nước.
C. Các nguyên tử H của amin đơn chức là số chẵn.
D. Các amin đều làm quỳ tím hóa xanh.
Câu 13: Amin nào sau đây là amin bậc ba?
A. (C6H5)2NH.
B. (CH3)2CHNH2.
C. (CH3)3N.
D. (CH3)3CNH2.
Câu 14: Chất nào sau đây thuộc disaccarit?
A. Tinh bột.
B. Fructozo
C. Saccarozo.
D. Glucozo.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất béo có nhiều ứng dụng trong đời sống.
B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit gọi là phản ứng xà phòng hóa.
C. Chất béo là hợp chất thuộc loại trieste.
D. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
Câu 16: Số đồng phân este có công thức phân tử là C4H8O2 là
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5
Câu 17: Cho các polime: poliisopren, tinh bột, xenlulozo, cao su lưu hóa. Số polime có cấu trúc mạng không gian là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra hỗn hợp đồng nhất?
A. Ngâm một mẫu nhỏ poli (vinyl clorua) trong dung dịch HCl.
B. Cho glyxin vào dung dịch NaOH.
C. Cho anilin lỏng vào dung dịch HCl dư.
D. Ngâm một mẫu nhỏ polibutadien trong benzen dư.
Câu 19: Thủy phân đến cùng protein thu được
A. glucozo.
B. amino axit.
C. axit béo.
D. chất béo.
Câu 20: Dung dịch đường dùng để tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch cho bệnh nhân là
A. glucozo.
B. fructozo.
C. amilozo.
D. saccarozo.
Câu 21: Hai kim loại X, Y và dung dịch muối tương ứng có các phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:
(1) X + 2Y3+ → X2+ + 2Y2+(2) Y + X2+ → Y2+ + X.
Kết luận nào sau đây đúng?
A. Y2+ có tính oxy hóa mạnh hơn X2+.
B. X khử được ion Y2+.
C. Y3+ có tính oxy hóa mạnh hơn X2+
D. X có tính khử mạnh hơn Y.
Câu 22: Cho các chất sau: NH3, CH3CH2NH2, C6H5NH2, H2NCH2COOH. Chất có lực bazo mạnh nhất là
A. C6H5NH2.
B. CH3CH2NH2.
C. H2NCH2COOH.
D. NH3.
Câu 23: Nhận định nào sau đây về amino axit là không đúng?
A. Tương đối dễ tan trong nước.
B. Có tính chất lưỡng tính.
C. Ở điều kiện thường là chất rắn.
D. Dễ bay hơi.
Câu 24: Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozo thu được 43,2 gam Ag. Nếu lên men rượu hoàn toàn m gam glucozo rồi cho toàn bộ khí CO2 tạo thành vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 20 gam.
B. 40 gam.
C. 80 gam.
D. 60 gam.
Câu 25: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chưa (m +30,8) gam muối. Mặt khác, m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là
A. 165,6.
B. 123,8.
C. 171,0.
D. 112,2.
Câu 26: Cho 0,2 mol α – amino axit X (có dạng H2NRCOOH) phản ứng vừa đủ với NaOH thu được 22,2 gam muối khan. Phân tử khối của X là
A. 89.
B. 75.
C. 117.
D. 146.
Câu 27: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg và MgO (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2) cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch chưa 2 axit HCl 0,6M và H2SO4 0,45M. Gia trị của m là
A. 7,68.
B. 10,08.
C. 9,12.
D. 11,52.
Câu 28: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo trung tính bằng dung dịch KOH thu được 18,77 gam muối. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH thì chỉ thu được 17,81 gam muối. Giá trị
A. 18,36.
B. 17,25.
C. 17,65.
D. 36,58.
Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp gồm hai muối của 2 axit cacboxylic và một ancol Y. Toàn bộ lượng Y tác dụng với Na dư, thu được 3,36 lit H2 (đktc). X gồm
A. 1 este và 1 ancol.
B. 2 este.
C. 1 axit và 1 ancol.
D. 1 axit và1 este.
Câu 30: Thủy phân hoàn toàn peptit X mạch hở chỉ thu được glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 12,6 gam nước. Số nguyên tử oxi trong phân tử X là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
-Hết-
Đáp án đề thi học kì 1 Hóa 12 năm 2022 Đề số 3
1C2B3D4D5D6C7C8C9D10B11A12A13C14C15B16C17A18A19B20A21C22B2324D25D26A27C28B29D30A
Để xem và tải đầy đủ bộ 5 đề thi học kì 1 hóa 12 mời các bạn ấn link TẢI VỀ phía dưới
…………………
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!