Chơi chữ là gì? – Luật Hoàng Phi

Trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7, chúng ta được học về biện pháp chơi chữ. Vậy chơi chữ là gì? Các lối chơi chữ như thế nào? Ví dụ về chơi chữ? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ để giúp Quý vị có thêm thông tin hữu ích khi học tập, tìm hiểu về biện pháp nghệ thuật này.

Khái niệm chơi chữ

Chơi chữ là lợi dụng đắc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị. Biện pháp chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố,…

Các lối chơi chữ

Có nhiều lối chơi chữ khác nhau như: dùng từ ngữ đồng âm; dùng lối nói trại âm (gần âm); dùng các điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. Dưới đây là một số lối chơi chữ và ví dụ cụ thể:

Thứ nhất: Dùng từ ngữ đồng âm (gần âm)

Biện pháp này sử dụng các từ giống nhau về cách phát âm hoặc đồng âm, thường được gọi là từ đồng âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cách chơi chữ này mang nhiều hàm ý và nghĩa thường châm biếm, đả kích là chính.

Ví dụ:

Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương

Đọc thêm:  Chỉ số P/E là gì? Ý nghĩa và công... - Timo

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói gần âm: ranh tướng dần với danh tướng, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau: danh tướng là vị tướng giỏi được lưu danh, còn ranh tướng là kẻ ranh ma nhằm ý mỉa mai, chế giễu.

Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.

(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm:

Sầu riêng -chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ;

Sầu riêng – chỉ sự phiền muộn riêng của con người.

Thứ hai: Dùng lối nói lái

Nói lái hay còn gọi là cách nói ngược câu chữ, nó có tác dụng châm biếm, mỉa mai hoặc bông đùa… Loại này không phải người đọc nào cũng hiểu được hàm ý của tác giả nếu như không suy luận hay phân tích từng từ một. Chơi chữ bằng cách nói lái quen thuộc và dễ gặp nhất khi đọc văn thơ, tục ngữ.

Trong câu đối, ca dao:

Mục đích của chơi chữ trong lời nói hàng ngày là tạo ra những tiếng cười, thêm màu sắc cho cuộc sống.

Ví dụ

Con cá đối bỏ trong cối đá,

Con mèo cái nằm trên mái kèo,

Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái: cá đối nói lái thành cối đá, mèo cái nói thành mái kèo nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận

Trong thơ ca:

Dùng để ẩn dụ hay châm biếm hiện thực khách quan, con người…

Đọc thêm:  Viết bài về Rubik nhận ngay phần thưởng to – Cuộc thi “ Cùng Thủ

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo.

Vị gì một chút tẻo tèo teo.

Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc.

Trái gió thành ra phải lộn lèo!

(Trích bài thơ Sư bị làng đuổi – Hồ Xuân Hương).

Thứ ba: Dùng điệp âm

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man rong cối đa, mãi mịt mờ

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm “m” tới 14 lần diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

Thứ tư: Dùng từ ngữ gần nghĩa

Từ gần nghĩa là các từ khác nhau nhưng có nghĩa tương tự nhau.

Ví dụ chơi chữ sử dụng từ gần nghĩa:

Bà Đồ Nứa đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hi hóp

Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

Bài tập về chơi chữ

Bài tập 1: Trong bài thơ trên, cho biết tác giả đã dùng các từ ngữ nào để chơi chữ?

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,

Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.

Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,

Nay thét mai gầm rát cổ cha.

Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,

Lằn lưng cam chịu dấu roi tra,

Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học,

Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

(Lê Quý Đôn)

Lời giải chi tiết:

– Liu diu, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, lưng, lổ… là tên các loài rắn.

– Lối chơi chữ thứ hai dùng từ ngữ đồng âm:

+ liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ); cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu (tính từ)

+ Rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ); chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu (tính từ): cứng rắn, cứng đầu.

Đọc thêm:  Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau khổ lớn năm 2023 - Invert.vn

Bài tập 2: Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không?

– Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

– Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

Lời giải chi tiết:

Câu 1: thịt, mỡ, giò, nem, chả.

Câu 2: nứa tre, trúc, hóp.

Cách nói này cũng là một lối chơi chữ.

Bài tập 3: Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo.

Lời giải chi tiết:

– Thay đổi trật tự các chữ (hay nói ngược):

Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả.

Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.

– Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột:

Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.

Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.

Bài tập 4:

Trong bài thơ Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào?

Cảm ơn bà biếu gói cam,

Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?

Ăn quả nhớ kẻ trống cây,

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ này, Bác Hồ đã chơi chữ bằng các từ đồng âm: cam. Thành ngữ Hán việt: khổ tận cam lai (khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến)

Nghĩa bóng của thành ngữ này là hết khổ sở đến lúc sung sướng. “Cam” trong “cam lai” và “cam” trong gói “cam” là đồng âm.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button