Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh siêu hay

1. Tóm tắt tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh:

Hữu Thỉnh là một nhà thơ, nhà văn chuyên viết rất nhiều và viết rất hay về con người, đời sống nông thôn. Ông cũng là một nhà thơ mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng khéo léo, tinh tế trong cách miêu tả và lời văn. Bài thơ Sang thu đã miêu tả những chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời từ hạ sang thu, không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời. Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh không chỉ đọng lại trong lòng độc giả những phát hiện mới mẻ về khoảnh khắc giao thời từ hạ sang thu mà còn bởi triết lý sâu sắc về cuộc đời. Bài thơ mang lại cho ta cảm nhận về khoảnh khắc sang thu đầy ấn tượng mà chỉ có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm mới có thể cảm nhận được, không những thế, nhà thơ còn đem đến cho ta triết lí sâu sắc về mùa thu của đời người, của con người.

2. Dàn bài phân tích tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh:

2.1. Mở bài:

– Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Sang thu và nhà văn Hữu Thỉnh.

– Bài thơ chính là những cảm nhận tinh tế, sâu sắc, ấn tượng của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi, chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

– Bài thơ được sáng tác vào năm 1977 và được in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ khác.

2.2. Thân bài:

Phân tích cảm nhận tinh tế, ấn tượng của nhà thơ trong hình ảnh gió se về tín hiệu sang thu:

– Cảm nhận những tín hiệu thu về ở không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế. Biểu hiện ở một số những hình ảnh:

+ Hương ổi chín – đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã đến, lan vào không gian, phả vào gió se.

+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, những làn sương cứ chùng chình chậm chạp, lững thững trôi đi, chuyển động chầm chậm, từ từ nơi đường thôn ngõ xóm như muốn ở lại để hưởng thụ vẻ đẹp của tiết trời mùa thu.

+ Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, cảm giác sững sờ, ngỡ ngàng, ngạc nhiên của nhà thơ trước những phát hiện được những hiện tượng thú vị báo thu về

+ Động từ “phả” đã gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh đặc lại, thổi xen vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được những hình ảnh không gian và thời gian của tiết sang thu

Đọc thêm:  45 Module Bồi dưỡng thường xuyên cấp Tiểu học

+ Gợi ra hình dung của hương ổi chín tràn đặc cuốn trong không gian, phả vào gió se.

+ “Chùng chình” – là một từ ngữ cho thấy tính nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, từ từ, muốn quấn quýt lại, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng

Cảm nhận những chuyển biến tinh tế, ấn tượng của đất trời lúc thu sang

– Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – hình ảnh nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, quyến luyến, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa.

– Hình ảnh dòng sông trôi thanh thản, nhẹ nhàng, êm dịu chính là sự lắng đọng, dòng sông không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà hiện tại giờ đây nó lại đi chậm lại, từ từ để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình, trong trẻo của mùa thu. “Dềnh dàng” đặc trưng của mùa thu.

– Chim thì “vội vã”: một hình ảnh nghệ thuật nhân hóa ấn tượng, dường như chim cũng muốn cảm nhận được hết sự chuyển giao, thay đổi của mùa thu mới về nên tìm cho mình hướng đi. Trong mùa thu tươi đẹp này đây, hình ảnh đàn chim đã mang nét đối lập với hình ảnh dòng sông. Đám mây thì cũng không còn mang màu xanh ngọc của mùa hè oi bức, mây đã dần trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, êm dịu hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại, uyển chuyển để chuyển dần sang mùa thu.

→ Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình, gợi cảm nhằm làm tái hiện chân thật nhất, hiện thực nhất những biến chuyển tinh tế, sâu sắc của cảnh vật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa, uyển chuyển, hòa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc, chuyển biến thiêng liêng của đất trời.

Phân tích những tâm tư, suy ngẫm của tác giả

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa”

– Các tính từ chỉ mức độ tần suất như “vẫn còn”, “vơi dần” đã bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, nóng hơn, thu đậm nét hơn.

– Quan sát tinh tế, ấn tượng, nhạy cảm của tác giả: “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”.

+ Hình ảnh hiện thực của cảnh vật tự nhiên sang thu như sấm thưa thớt, không còn dữ dội, giận giữ làm lay động, dao động hàng cây nữa.

2.3. Kết bài:

– Bài thơ đã khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm vô cùng ấn tượng, khéo léo:

+ Sang thu là bài thơ không chỉ đẹp về hình thức cảnh tượng thiên nhiên mà còn đẹp trong cả những câu từ thể hiện trong bài. Những rung động, chuyển động tinh tế, ấn tượng của tác giả trước khoảnh khắc chuyển đổi mùa hạ sang thu. Qua đó nêu bật lên sự chiêm nghiệm tồn tại trong tác giả về cuộc đời, con người.

Đọc thêm:  Kế toán ngân hàng và bài tập định khoản kế toán ngân hàng

– Về giá trị nghệ thuật: bài thơ đã sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi hình gợi cảm ấn tượng, qua đó thấy được trạng thái, hình ảnh chân thực.

– Nghệ thuật nhân hóa khéo lép cũng đã mang lại cái hồn cho bài thơ trở nên ấn tượng hơn, nghệ thuật ẩn dụ cũng tạo chiều sâu về mặt cảm xúc và suy nghĩ.

3. Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh ấn tượng nhất:

Sang thu của Hữu Thỉnh chỉ là bài thơ vỏn vẹn với 12 câu thơ 5 chữ, nhưng bài thơ đã vẽ nên một bức tranh vào khoảnh thời gian đầu của mùa thu một cách tinh tế, khéo léo, đẹp đẽ với sự biến chuyển, chuyển mình rất nhẹ nhàng, tinh tế, sự giao cảm của đất trời thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.

Bằng những phát hiện, cảm nhận tinh tế, khéo léo, sâu sắc của mình, Hữu Thỉnh đã phát hiện ra và thấy được tín hiệu giao mùa qua những hương ổi chín xuất hiện thoảng qua trong làn gió se lạnh đầu thu:

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se

Hương ổi chín là một mùi hương, một phát hiện đặc biệt nhưng cũng quen thuộc ở vùng nông thôn đất Việt Nam. Dường như chính tác giả cũng bất ngờ, ngỡ ngàng khi phát hiện sự chuyển đổi của đất trời vào thời khắc lúc sang thu. Từ ngữ “bỗng” mang đến cho người đọc một cái nhìn cảm giác bất ngờ, ngỡ ngàng khi một mùi hương vốn dĩ vô cùng quen thuộc mà lại cũng có lúc khiến nó bị bỏ quên. Mãi đến khoảng khắc chớm sang thu, thì người ta mới có cơ hội thưởng thức, tận hưởng từng chút hương vị quen thuộc của nơi làng quê.

Tác giả sử dụng từ ngữ “phả” – đó là sự bốc lên mạnh mẽ và tỏa ra theo thành luồng – từ ngữ là để gợi nên sự liên tưởng tới cho người đọc về một loại hương thơm nhẹ nhàng, nồng nàn tỏa ra từ những vườn ổi chín nơi vườn quê vùng Bắc Bộ. Vào thời khắc này, những làn gió đầu thu mang theo chút không khí se lạnh đã càng làm nổi bật hương thơm nhẹ nhàng của ổi thêm nồng nàn. Đó là một mùi hương rất đỗi quen thuộc với người Việt mà lại trở nên xa lạ với các thi ca, nhưng lại được nhà thơ Hữu Thỉnh đưa vào bài thơ một cách vô cùng khéo léo, tự nhiên.

Sau những làn gió se lạnh cùng với đó đem mang theo mùi hương ổi chín nhẹ nhàng nồng nàn – đây là làn sương mỏng đang chuyển động nhẹ nhàng, từ từ khắp xóm nhỏ:

Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.

Làn sương mỏng được miêu tả với hai từ “chùng chình” được hiểu như đang lan dần đến một cách chầm chậm, từ từ theo nhịp thở của mùa thu. Có lẽ là, chính việc xuất hiện của mùi hương ổi theo cùng với làn sương mỏng đã khiến cho tác giả phải ngỡ ngàng, bỡ ngỡ ngạc nhiên và bâng khuâng. Từ ngữ “hình như” chính là một sự phỏng đoán không rõ ý, khá mơ hồ của nhà văn trước một vài tín hiệu lúc sang thu của vạn vật thiên nhiên. Để có thể cảm nhận được bức tranh mùa thu tuyệt đẹp đó, nhà văn đã dùng tất cả những giác quan và và sự quan sát tinh tế, sự rung động của mình:

Đọc thêm:  Bài văn Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã.

Tác giả đã có sự thay đổi trong tầm nhìn khi từ trong vườn ra tới ngoài ngõ, rồi mở rộng không gian bao la bên ngoài với sự xuất hiện của dòng sông, bầu trời thì rộng lớn và được khép lại bằng sự suy ngẫm về triết lý sống ở đời, giá trị sống trong cuộc đời. Những sự vật, hiện tượng được xuất hiện trong bài thơ Sang thu, có thể thấy được đây đều là sự miêu tả về cảnh vạn vật xung quanh đang chuyển mình, thay đổi dần sang thu một cách từ từ, ngập ngừng. Dòng sông dường như phải chăng đang cố ý trôi theo một cách chậm chạp, từ từ, nhẹ nhàng để tận hưởng được sự yên bình của mùa thu.

Trái ngược với trạng thái tận hưởng ấy của dòng sông là những chú chim đang vội vã làm tổ, bay đi tha mồi để chuẩn bị đối phó với một mùa đông vô cùng khắc nghiệt. Sự trái ngượcu ấy chính là một quy luật tự nhiên không hợp lý trong thời điểm giao thoa, chuyển đổi của muôn loài. Đồng thời, đây cũng là một biểu hiện của tâm trạng của con người khi đứng trước sự thay đổi của thiên nhiên đất trời.

Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu.

Trong hai câu thơ cuối, hình ảnh những hàng cây đứng tuổi chính là một chứng nhân, một cái nhìn đang quan sát từng sự chuyển động, chuyển biến của vạn vật xung quanh. Và phải chăng, chính hình ảnh này cũng mang những nỗi niềm suy tư, suy ngẫm mà Hữu Thỉnh muốn gửi gắm thông qua bài thơ? Tiếng sấm là những vang động bất ngờ bất thường của thứ goại cảnh, và còn hàng cây đứng tuổi chính là biểu hiện cho những người đã từng trải, họ đã đi qua nhiều thăng trầm của cuộc sống.

Thông qua Sang thu, người đọc có thể cảm nhận được rằng sự biến chuyển nhẹ nhàng nhưng mà rõ rệt của những vạn vật xung quanh của đất trời cuối hạ và chuẩn bị sang đầu thu. Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm đến những độc giả cũng được mong muốn truyền tải một cách tinh tế, sâu sắc đó chính là khiến cho người ta thêm yêu quý quê hương mình, đất trời Tổ quốc mình hơn.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button