Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử chi ủy chi bộ mới nhất hiện nay

Chi bộ là nền tảng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt. Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên, thu nộp đảng phí. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là vấn đề quan trọng phải làm thường xuyên của công tác xây dựng Đảng ở cơ sở.

Có thể nói, để chi bộ nâng cao hiệu quả hoạt động thì cần phải xây dựng bộ máy hoạt động tốt, phải bầu được những chi ủy viên chất lượng có thể đưa chi bộ phát triển. Bài viết hướng dẫn soạn thảo biên bản kiểm phiếu bầu cử chi ủy chi bộ và cung cấp một số thông tin liên quan.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Biên bản kiểm phiếu bầu cử chi ủy chi bộ là gì?

– Chi bộ được thành lập tại các cơ quan, đơn vị khác nhau. Đây là tổ chức bao gồm những thành viên đã được xét duyệt tư cách Đảng viên và hoạt động sinh hoạt Đảng tại Chi bộ này. Thông thường, mỗi cơ quan, đơn vị nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hay tổ chức khác thành lập một Chi bộ để các Đảng viên có thể sinh hoạt cũng như bồi dưỡng về tư cách Đảng viên.

Chi bộ có các chức năng như sau:

+ Tiến hành thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

+ Chi bộ thực hiện xét kết nạp và tổ chức kết nạp người vào Đảng

+ Chi bộ thực hiện việc phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ cho đảng viên dự bị

+ Chi bộ Đảng phụ trách quản lý hồ sơ và danh sách đảng viên theo đúng quy định.

+ Thực hiện các công việc liên quan đến sinh hoạt đảng và chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên

– Chi ủy là cơ quan thuộc tổ chức Đảng, lãnh đạo cấp trên của chi bộ cơ sở. Chi bộ cơ sở trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ có từ có từ 9 Đảng viên thì bầu chi ủy viên. Thường sẽ có 03 chi ủy viên, nếu có đông Đảng viên trong chi bộ thì bầu không quá 7 chi ủy viên.

– Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử chi ủy chi bộ là văn bản được lập ra để ghi chép lại việc kiểm phiếu để bầu cử chi ủy, chi bộ, trong đó nêu rõ thông tin thời gian địa điểm kiểm phiếu, nội dung kiểm phiếu…

Đọc thêm:  Ngày 14/4 là ngày gì? Nguồn gốc & ý nghĩa của ngày Valentine Đen?

Biên bản kiểm phiếu bầu cử chi ủy chi bộ được sử dụng để ghi nhận quá trình kiểm phiếu bầu cử chi ủy chi bộ của ban kiểm phiếu, trên cơ sở kết quả phiếu bầu sẽ bầu ra các chi ủy viên cho chi bộ.

2. Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử chi ủy chi bộ:

ĐẢNG ỦY XÃ ………………

CHI BỘ ………….

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

………….., ngày…tháng…năm…

BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU

Bầu cử Chi ủy Chi bộ ….

nhiệm kỳ ……

————————

Hôm nay vào lúc …. giờ …. phút, ngày ….. tháng ….. năm ………

Tại Văn phòng trường ………..; Đại hội Chi bộ trường ……… lần thứ ……., tiến hành bầu cử Chi ủy nhiệm kỳ …….

Đại hội bầu tổ kiểm phiếu gồm:

1- Đ/c: ……… – Tổ trưởng.

2- Đ/c: …… – Thư ký

3- Đ/c: ….. – Thành viên

Tiến hành kiểm phiếu bầu Chi ủy nhiệm kỳ ………

Danh sách bầu cử là: …. đồng chí

Tổng số phiếu phát ra: ………. phiếu

Tổng số phiếu thu vào: ……… phiếu

Số phiếu hợp lệ: ………………. phiếu

Số phiếu không hợp lệ: ………………

Kết quả kiểm phiếu như sau:

1. Đ/C …….Đạt ……./……. phiếu = ………….%

2. Đ/C …….Đạt ……./……. phiếu = ………….%

3. Đ/C …….Đạt ……./……. phiếu = ………….%

4. Đ/C …….Đạt ……./……. phiếu = ………….%

5. Đ/C …….Đạt ……./……. phiếu = ………….%

6. Đ/C …….Đạt ……./……. phiếu = ………….%

Căn cứ vào kết quả kiểm phiếu, đối chiếu với nguyên tắc trúng cử theo quy định của điều lệ Đảng, các đồng chí sau đã trúng cử vào Chi ủy Chi bộ ……….. nhiệm kỳ ……..

1.. Đ/C …….Đạt ……./……. phiếu = ………….%

2. Đ/C …….Đạt ……./……. phiếu = ………….%

3. Đ/C …….Đạt ……./……. phiếu = ………….%

4. Đ/C …….Đạt ……./……. phiếu = ………….%

5. Đ/C …….Đạt ……./……. phiếu = ………….%

6. Đ/C …….Đạt ……./……. phiếu = ………….%

Biên bản gồm 02 trang, kết thúc lúc ……. giờ …… phút cùng ngày và được thông qua trước Đại hội./.

T/M TỔ KIỂM PHIẾU

(Ký và ghi rõ họ tên)

T/M ĐOÀN CHỦ TỊCH

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản kiểm phiếu bầu cử chi ủy chi bộ:

– Thư ký cần ghi đầy đủ, cụ thể thời gian, địa điểm diễn ra việc bầu cử chi ủy chi bộ

– Ghi rõ việc tiến hành bầu cử chi ủy là cho nhiệm kỳ nào

– Ghi rõ các thành viên của tổ kiểm phiếu và vai trò của từng người

– Ghi rõ danh sách bầu cử là bao nhiêu người, số phiếu phát ra, số phiếu thu vào, số phiếu bầu hợp lệ, không hợp lệ

– Thư ký cần ghi chính xác số phiếu thực tế mà mỗi đồng chí được bầu cử nhận được và chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số phiếu hợp lệ.

Đọc thêm:  OTP là gì? OTP là gì trong phim ảnh, Kpop,...? - Coolmate

– Ghi đầy đủ và rõ ràng tên đồng chí trúng cử và ghi cụ thể tỉ lệ phần trăm số phiếu bầu cho mỗi người (chú ý ghi theo thứ tự người có phần trăm cao nhất xuống thấp dần).

Chú ý:

– Phần trăm số phiếu bầu được tính trên tổng số phiếu hợp lệ chứ không phải tổng số phiếu phát ra hay thu vào

– Thời hạn lưu trữ phiếu bầu cử: Phiếu bầu cử được ban kiểm phiếu niêm phong và chuyển cho đoàn chủ tịch để bàn giao cho cấp ủy lưu trữ trong thời hạn 6 tháng. Trong thời gian này, nếu không có quyết định của cấp có thẩm quyền, không ai được tự ý mở niêm phong. Quá 6 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử thì cấp ủy cùng cấp quyết định cho hủy số phiếu đó.

4. Thủ tục bầu cử chi ủy chi bộ:

– Đoàn chủ tịch (ĐCT) đại hội báo cáo với đại hội về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng của cấp ủy khóa mới do cấp ủy cấp triệu tập đại hội chuẩn bị; đại hội thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cấp ủy khóa mới, biểu quyết về số lượng cấp ủy viên (theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp ủy cấp trên về khung số lượng cấp ủy viên ở mỗi đảng bộ).

– ĐCT đại hội đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy cấp triệu tập đại hội chuẩn bị.

– Tiến hành ứng cử, đề cử.

– ĐCT tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử, đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với các trường hợp ứng cử, được đề cử (nếu cần).

– Lập danh sách bầu cử; lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

– ĐCT giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu gồm một trưởng ban và một số ủy viên là những đại biểu không có tên trong danh sách bầu cử. Đại hội biểu quyết thông qua danh sách ban kiểm phiếu.

– Ban kiểm phiếu hướng dẫn cách thức bỏ phiếu; kiểm tra và niêm phong thùng phiếu trước khi bỏ phiếu; phát phiếu bầu cử cho đại biểu. Đại hội tiến hành bầu cử; ban kiểm phiếu tiến hành kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo đại hội; kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử cấp ủy khóa mới.

– Bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng cấp ủy khóa mới, có bầu tiếp hoặc không bầu tiếp do đại hội xem xét, quyết định.

– Đại hội chi bộ trực tiếp bầu chi ủy, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi ủy viên; nơi không bầu chi ủy thì chi bộ bầu bí thư, nếu cần thì bầu phó bí thư chi bộ.

Đọc thêm:  KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY

– Đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến đảng bộ trực thuộc Trung ương, nếu thực hiện việc bầu trực tiếp chức danh bí thư thì sau khi bầu cử cấp ủy, tiến hành lấy phiếu giới thiệu của đảng viên hoặc đại biểu của đại hội đối với chức danh bí thư; tổng hợp phiếu giới thiệu, báo cáo với cấp ủy cấp trên trước khi tiến hành bầu cử chức danh bí thư. Sau khi cấp ủy cấp trên có ý kiến chỉ đạo mới tiến hành bầu cử chức danh bí thư.

5. Bầu bí thư, phó bí thư cấp ủy:

Những đồng chí ứng cử hoặc được đề cử vào danh sách để bầu giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử ủy viên ban thường vụ; nơi không có ban thường vụ thì những đồng chí ứng cử, được để cử giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử cấp ủy viên.

Số lượng phó bí thư được bầu ở mỗi cấp ủy thực hiện theo quy định của Trung ương và hướng dẫn của cấp ủy cấp trên.

Thủ tục bầu bí thư, phó bí thư cấp ủy:

– Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo về yêu cầu bầu bí thư, phó bí thư.

– Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị những đồng chí được cấp ủy khóa trước và cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu giữ chức bí thư, phó bí thư; báo cáo kết quả phiếu giới thiệu của đại hội đối với chức danh bí thư (nếu có).

– Tiến hành ứng cử, đề cử.

– Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần):

– Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết danh sách bầu cử bí thư, phó bí thư.

– Bầu cử (bầu bí thư trước, bầu phó bí thư sau).

– Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Sau khi được bầu, bí thư điều hành ngay công việc của cấp ủy khóa mới, được ký văn bản với chức danh bí thư; bí thư khóa trước bàn giao công việc cho bí thư mới trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có bí thư mới. Trường hợp chưa bầu được chức danh bí thư thì một đồng chí phó bí thư được cấp ủy ủy nhiệm ký các văn bản với chức danh phó bí thư.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button