Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) – HOCMAI

Với mục đích cung cấp thêm cho các em học sinh những gợi ý, bài đọc tham khảo về phần soạn văn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn 9. HOCMAI đã tổng hợp và Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài viết dưới đây!

Bài viết tham khảo thêm:

  • Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn
  • Soạn bài Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn
  • Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Lý thuyết cần nắm

a) Khái niệm:

Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những đánh giá, nhận xét của bản thân về chủ đề, sự kiện, nhân vật, hay nghệ thuật của một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cụ thể.

b) Các yêu cầu khi viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

  • Các đánh giá, nhận xét phải xuất phát từ ý nghĩa của số phận, tính cách của nhân vật có trong cốt truyện và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện ra và khái quát.
  • Trong bài nghị luận, các đánh giá, nhận xét về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) phải thật rõ ràng, đúng đắn, có các luận điểm, luận cứ cứ và lập luận thuyết phục.
  • Về mặt hình thức, bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần phải có bố cục mạch lạc với lời văn gợi cảm và chuẩn xác.
Đọc thêm:  Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật đoạn trích Trong lòng mẹ

Trả lời câu hỏi: Trang 61 | SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Đọc văn bản trong SGK (Trang 61 | SGK Ngữ văn 9 – Tập 2) và trả lời các câu hỏi sau:

a) Văn bản này có vấn đề nghị luận của là gì? Hãy đặt một cái tên/ nhan đề hợp lý cho văn bản.

b) Trong bài, người viết đã triển khai vấn đề nghị luận qua những luận điểm nào? Hãy tìm những câu cô đúc hoặc nêu lên luận điểm của văn bản.

c) Để khẳng định các luận điểm của mình, người viết đã lập luận (phân tích, dẫn dắt, chứng minh) như thế nào? Đưa ra nhận xét về những luận cứ được người viết đưa vào bài viết để giúp sáng tỏ cho từng luận điểm. (Gợi ý: Những luận cứ ấy được lấy ở đâu? Chúng gồm những điều gì?)

Gợi ý:

a) Vấn đề nghị luận của văn bản này là: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long.

– Một số cái tên/ nhan đề hợp lý cho văn bản:

  • Sự ấm áp trên đỉnh núi Sapa lạnh lẽo
  • Sapa và chàng trai nhỏ bé với trái tim ấm áp
  • Vẻ đẹp của con người trên đỉnh núi Sapa hiu quạnh.

b) Trong bài, người viết đã triển khai vấn đề nghị luận qua những luận điểm:

Luận điểm 1: Tấm lòng yêu đời, yêu nghề với tinh thần trách nhiệm cao với công việc gian khổ và cô đơn của mình: Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, …gian khổ của mình.

Đọc thêm:  Cảm nhận bài thơ Chiều tối hay nhất (11 Mẫu) - Văn 11 - Download.vn

Luận điểm 2: Lòng hiếu khách, sự chu đáo của anh với mọi người: Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người”… một cách chu đáo.

– Luận điểm 3: Sự khiêm tốn trong con người anh thanh niên : Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng … lại rất khiêm tốn.

– Câu cô đúc văn bản: Cuộc sống của chúng ta được tạo nên từ biết bao phấn đấu, sự hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn và nhiệt thành như anh thanh niên ấy thật đáng tin yêu và trân trọng.

c)

– Các luận điểm của tác giả nêu lên rõ ràng và ngắn gọn → Tạo được ấn tượng cho người đọc.

– Từng luận điểm đưa ra đã được phân tích và chứng minh rõ ràng qua những dẫn chứng cụ thể. Các luận cứ đều xác đáng và sinh động vì đó là những hình ảnh, chi tiết đặc sắc của tác phẩm.

– Bài văn cũng đã tác giả dẫn dắt một cách tự nhiên với bố cục chặt chẽ: Tác giả tự đặt vấn đề → Phân tích diễn giải →Đưa ra khẳng định, nâng cao vấn đề cần được nghị luận.

=> Những luận cứ được tác giả đưa ra nhằm làm sáng tỏ cho từng luận điểm, diễn đạt rõ ràng và làm nổi bật được vấn đề nghị luận.

II. Luyện tập Nghị luận về tác phẩm truyện

(hoặc đoạn trích)

Trả lời câu hỏi: Trang 63 | SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Đọc đoạn văn trong SGK sau và trả lời các câu hỏi sau: Văn bản này có vấn đề nghị luận của là gì? Những ý kiến chính được nêu trong đoạn văn trên là gì? Từ các ý kiến đấy, chúng ta hiểu thêm điều gì về nhân vật lão Hạc?

Đọc thêm:  Bài thơ Viếng lăng Bác - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 9

soan-bai-nghi-luan-ve-tac-pham-truyen-hoac-doan-trich-1

Gợi ý:

– Vấn đề nghị luận của văn bản này là: Sự lựa chọn cái chết nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc, qua đó giúp ta thấy được vẻ đẹp trong nhân cách của nhân vật này trong tác phẩm truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.

– Đoạn văn trên nêu ra những ý kiến chính là:

  • Lão Hạc phải đưa ra lựa chọn giữa sự sống và cái chết.
  • Lão Hạc đã chọn cái chết cao ngạo còn hơn sống nhục, sống khổ.
  • Lão hạc đã dùng cái chết của mình để gieo mầm, cấy cái sống cho đứa con trai đi phu đồn điền biền biệt.

– Những ý kiến chính trên đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật Lão Hạc: Một người nông dân có phẩm chất lương thiện, trong sạch và giàu đức tính hy sinh. Qua đó còn khắc họa nỗi đau của thân phận, giai cấp co người xưa.

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) được HOCMAI tổng hợp và biên soạn. Ngoài ra, các bạn còn có thể tham khảo các bài soạn văn khác trong tài liệu tổng hợp Soạn văn 9. Hy vọng với những kiến thức trọng tâm trong bài, các em học sinh đã có thêm tài liệu bổ ích để tham khảo trong quá trình chuẩn bị bài soạn của mình tại nhà. Chúc các em học tập tốt và có kết quả cao trong học tập!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button