Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh sgk Ngữ văn 10 tập 1

Nội dung bài Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh sgk Ngữ văn 10 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.

I – DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH

1. Câu 1 trang 169 Ngữ văn 10 tập 1

Hãy nhắc lại bố cục ba phần của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần.

Trả lời:

Bố cục bài văn thuyết minh gồm 3 phần:

– Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh

– Thân bài: Đặc điểm của đối tượng thuyết minh

– Kết bài: Cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh.

2. Câu 2 trang 169 Ngữ văn 10 tập 1

Bố cục ba phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh không? Vì sao?

Trả lời:

Bố cục 3 phần có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh, bởi văn thuyết minh chủ yếu cung cấp thông tin, tri thức về sự việc, sự vật cho người đọc.

3. Câu 3 trang 169 Ngữ văn 10 tập 1

So vơi phần mở bài và phần kết bài của một bài văn tự sự thì phần mở bài và phần kết bài của một bài văn thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào?

Trả lời:

So sánh phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự và thuyết minh

– Mở bài:

+ Điểm giống nhau: đều có chức năng giới thiệu đối tượng

+ Điểm khác nhau:

• Mở bài trong văn bản thuyết minh: giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh

• Mở bài trong văn bản tự sự giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, nhân vật chính…

– Kết bài:

+ Điểm giống nhau: phần cuối của nội dung chính

+ Điểm khác nhau:

Đọc thêm:  Cách xác định nhóm nguyên tố, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn

• Văn bản tự sự: là suy nghĩ, cảm xúc khi kết thúc câu chuyện.

• Văn bản thuyết minh: chừng nào người đọc cảm thấy tiếp nhận hết được những thông tin của đối tượng.

4. Câu 4 trang 169 Ngữ văn 10 tập 1

Các trình tự sắp xếp ý (cho phần thân bài) kể dưới đây có phù hợp với yêu cầu của một bài văn thuyết minh không? Vì sao?

– Trình tự thời gian (từ xưa đến nay).

– Trình tự không gian (từ gần đến xa, từ trong nhà ra ngoài, từ trên xuống dưới,…).

– Trình tự nhận thức của con người (từ quen đến lạ, từ dễ thấy đến khó thấy,…).

– Trình tự chứng minh – phản bác (hoặc phản bác – chứng minh).

Trả lời:

Loại trình tự không phù hợp với văn bản thuyết minh vì:

– Trình tự thời gian phù hợp với văn tự sự hơn.

– Trình tự không gian phù hợp với văn miêu tả hơn.

– Trình tự nhận thức phù hợp với văn nghị luận hơn.

– Riêng trình tự chứng minh – phản bác cần phải lập luận để thuyết phục người nghe (người đọc).

II – LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH

Anh (chị) được giao viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu với người đọc về một danh nhân vân hoá, một tác giả văn học một nhà khoa học mà anh (chị) yêu thích và đã tìm hiểu kĩ.

Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, anh (chị) hãy lần lượt làm những công việc sau đây:

1. Xác định đề tài

Anh (chị) sẽ viết bài thuyết minh để giới thiệu về ai nhằm đảm bảo được các yêu cầu nêu ở đề bài:

– Đó là một danh nhân văn hoá.

– Đó là người mà anh (chị) yêu thích và đã tìm hiểu kĩ.

Chẳng hạn, có thể tìm và xác định đề tài theo những hướng sau:

– Năm 2005 là năm mang tên nhà bác học Anh – xtanh. Có thể tìm hiểu để viết bài về nhà khoa học vĩ đại này.

– Anh (chị) đã vì yêu thích mà tìm hiểu kĩ về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của các văn nhân, hãy viết bài giới thiệu một trong những văn nhân đó.

2. Lập dàn ý

a) Mở bài: Hãy suy nghĩ xem, anh (chị) cần làm gì để:

– Nêu được đề tài bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, tác giả, hoặc nhà khoa học nào)

Đọc thêm:  Bài 1 trang 76 SGK Ngữ văn 10 tập 1 | Soạn bài Miêu tả và biểu cảm

– Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận).

– Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài (thấy được đó là một danh nhân, một tác giả, một nhà khoa học,… rất cần được tìm hiểu, rất cần biết rõ).

b) Thân bài

– Tìm ý, chọn ý: Cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, khoa học và đủ để giới thiệu rõ danh nhân hay tác giả, nhà khoa học,… được giới thiệu không?

– Sắp xếp ý: Cần bố trí các ý đã tìm được theo hệ thống nào để có thể giới thiệu được rành mạch và trôi chảy?

Chẳng hạn, anh (chị) đã quyết định viết bài thuyết minh để giới thiệu danh nhân Chu Văn An, một người thầy tài đức vẹn toàn. Anh (chị) thấy có thể (hay không thể) chọn cách sắp xếp ý nào trong các cách dưới đây:

– Cách thứ nhất: Lần lượt thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Chu Văn An qua các giai đoạn:

+ Thời kì dạy học ở quê nhà.

+ Thời kì làm quan.

+ Thời kì từ quan về dạy học ở núi Phượng Sơn.

– Cách thứ hai: Lần lượt thuyết minh về thân thế và sự nghiệp của Chu Văn An:

+ Cuộc đời Chu Văn An từ khi sinh ra cho tới khi qua đời

+ Sự nghiệp của Chư Van An: tấm gương sáng về tài năng và đức độ

c) Kết bài: Anh (chị) cần làm gì để:

– Trở lại được đề tài của bài thuyết minh.

– Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả.

III – LUYỆN TẬP

Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh sau:

1. Câu 1 trang 171 Ngữ văn 10 tập 1

Giới thiệu một tác giả văn học

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Thân bài: Thân thế nhà thơ Nguyễn Du (tiểu sử của ông từ khi sinh đến khi mất, theo từng giai đoạn cuộc đời); Sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Du (thành tựu mảng sáng tác bằng chữ Hán, thành tựu mảng sáng tác bằng chữ Nôm, giá trị thơ Nguyễn Du về nội dung và nghệ thuật).

Đọc thêm:  Bài 2 trang 145 SGK Ngữ văn 10 tập 2 - Đọc Tài Liệu

Kết bài: Khẳng định vị trí và đóng góp của Nguyễn Du, bày tỏ tình cảm và suy nghĩ chân thành dành cho nhà thơ này.

2. Câu 2 trang 171 Ngữ văn 10 tập 1

Giới thiệu một tấm gương học tốt

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu tấm gương học tốt.

Thân bài: Trình bày hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập, thành tích học tập theo các giai đoạn, thái độ và ý thức học tập, sức ảnh hưởng đối với các bạn xung quanh.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa tích cực của tấm gương học tốt và rút ra bài học.

3. Câu 3 trang 171 Ngữ văn 10 tập 1

Giới thiệu một phong trào của trường (hoặc của lớp) mình.

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu phong trào của trường/lớp (tên phong trào, nội dung chính).

Thân bài: Trình bày các phương diện chính của phong trào (mục đích, đối tượng, thời gian địa điểm, diễn biến, kết quả).

Kết bài: Nêu ý nghĩa của phong trào.

4. Câu 4 trang 171 Ngữ văn 10 tập 1

Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu về quy trình sản xuất

Thân bài: Trình bày các bước của quy trình sản xuất (chuẩn bị điều kiện sản xuất như nguyên liệu, phương tiện, nhân lực; các bước sản xuất; những lưu ý quan trọng trong quy trình sản xuất, sản phẩm của quy trình sản xuất;…).

Kết bài: Đánh giá về quy trình sản xuất.

Bài trước:

  • Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh sgk Ngữ văn 10 tập 1

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 10 khác:
  • Để học tốt môn Toán lớp 10
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 10
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 10
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 10
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 10
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 10 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 10
  • Để học tốt môn GDCD lớp 10

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button