Bài 1 trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 144 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Một phần soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lí Bạch) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc – sông Trường Giang – Dương Châu), thời gian (Tháng ba – mùa hoa khói) và con người (cố nhân…) trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn.

Trả lời bài 1 trang 144 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1:

Mối quan hệ giữa không gian – thời gian – con người:

– Không gian kì vĩ, rộng lớn: lầu Hoàng Hạc là thắng cảnh thần tiên, Dương Châu là thắng cảnh phồn hoa, hai thắng cảnh này được nối bởi dòng Trường Giang diễm lệ mà dòng sông như tiếp với trời nên cố nhân như đi vào cảnh tiên, như cánh hạc vàng bay đi mất.

– Thời gian vào tháng ba mùa hoa khói, đây là khoảng thời gian tuyệt đẹp.

– Con người có cố nhân (bạn cũ đã gắn bó lâu dài) biết bao thân thiết, quyến luyến.

=> Cảnh đẹp, thời gian đẹp, tình bạn đẹp nhưng lại gắn với hoàn cảnh li biệt. Không gian, thời gian, con người hài hòa nhưng càng làm nổi bật sự tiếc nuối, bịn rịn, lưu luyến của nhà thơ khi phải xa bạn hiền.

Đọc thêm:  SBT Ngữ văn 10 Bài tập 4 trang 24 Kết nối tri thức - VietJack.com

Tham khảo thêm: Cảm nhận bài thơ Tại Hoàng Hạc Lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Cách trả lời 2:

– Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người:

+ Không gian: Lầu Hoàng Hạc là một thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia li. Thành Dương Châu – nơi bạn nhà thơ sắp đến là một thắng cảnh đô hội phồn hoa. Ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Khung cảnh ấy gợi buồn, khoảng cách giữa nhà thơ và bạn mình lại càng buồn hơn.

+ Thời gian: Tháng ba – mùa hoa khói là lúc sông Trường Giang nhộn nhịp màu hoa khói cũng có thể nói Dương Châu – nơi bạn nhà thơ đến là nơi phồn hoa, đô hội. Tất cả những điều ấy cũng không làm cho nỗi buồn của nhà thơ vơi đi mà trái lại nó còn làm cho nhà thơ buồn hơn.

+ Con người: chỉ với hai chữ “cố nhân” thôi cũng đủ để người đọc cảm nhận sự thân thiết, gắn bó của nhà thơ với người bạn này.

– Tất cả những mối quan hệ trên đã làm cho bài thơ nhuốm màu của nỗi buồn, giúp nhà thơ bộc lộ sâu sắc nỗi niềm thầm kín.

Cách trả lời 3:

– Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc – thành Dương Châu và dòng Trường Giang

Đọc thêm:  Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển

– Mối quan hệ thời gian: Tháng ba – mùa hoa khói.

– Mối quan hệ con người: Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa bạn với nhà thơ thể hiện qua hai chữ “cố nhân”.

=> Mối quan hệ ấy thể hiện rõ và sâu hơn cái tình sâu nặng và kín đáo của nhà thơ.

Các em vừa tham khảo gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 144 SGK ngữ văn 10 tập 1 được biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button