BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl | BaCl2 ra BaSO4 – vietjack.me

Phản ứng BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl | BaCl2 ra BaSO4 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng Na2SO4 ra BaSO4

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl

2. Điều kiện phản ứng BaCl2 tác dụng với Na2SO4

Nhiệt độ

3. Hiện tượng xảy ra sau phản ứng BaCl2 Na2SO4

Dung dịch xuất hiện chất kết tủa màu trắng chính là BaSO4.

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của BaCl2 (Bari clorua)

BaCl2 mang tính chất hoá học của muối tác dụng được với muối tạo kết tủa.

4.2. Bản chất của Na2SO4 (Natri sunfat)

Na2SO4 là hợp chất vô cơ nhóm sunfat, thể hiện tính chất trao đổi ion khi tham gia phản ứng với dung dịch muối khác.

5. Tính chất hoá học của BaCl2

5.1. Tính chất vật lí & nhận biết

Tính chất vật lý:

– Là chất rắn, có màu trắng và tan tốt trong nước.

– Có độc tính.

– Đốt cho ngọn lửa màu xanh lá cây sáng.

Nhận biết: Cho vài giọt H2SO4 vào dung dịch, thấy xuất hiện kết tủa trắng, không tan trong axit.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

5.2. Tính chất hóa học

Mang tính chất hóa học của muối

Tác dụng với muối

BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2

BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 + CuCl2

Tác dụng với axit:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

6. Tính chất hóa học của Na2SO4

6.1. Na2SO4 có tính bền vững

Na2SO4 không bị oxy hóa khử ở nhiệt độ bình thường nhưng ở điều kiện có xúc tác là nhiệt độ cao thì nó có thể tác dụng với cacbon (bị khử)

Đọc thêm:  H2S + KMnO4 → KOH + MnO2 + S + H2O | H2S ra MnO2 - vietjack.me

Na2SO4 + 2C → Na2S + 2CO2

6.2. Na2SO4 có tính bazơ

Natri sunfat có thể phản ứng với axit sunfuric tạo muối axit natri bisunfat:

Na2SO4 + H2SO4 ⇌ 2NaHSO4

Lưu ý: Với nồng độ và nhiệt độ khác nhau chúng ta sẽ có hệ số căn bằng khác nhau.

6.3. Na2SO4 có tính chất trao đổi ion

Natri sunfat là muối ion điển hình, chứa các ion Na+ và SO42−. Sự có mặt của sunfat trong dung dịch được nhận biết dễ dàng bằng cách tạo ra các sunfat không tan khi xử lý các dung dịch này với muối Ba2+ hay Pb2+:

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4 (Kết tủa)

7. Bài tập vận dụng

Câu 1. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?

A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

B. BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl

C. 2Fe(NO3)3 + 2KI → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3

D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 2. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối nitrat nào thì không thấy kết tủa?

A. Cu(NO3)2.

B. Fe(NO3)3.

C. AgNO3.

D. Pb(NO3)2.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Chọn D vì Pb(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính nên tan trong kiềm dư.

Pb(NO3)2 + 2NaOH → Pb(OH)2↓ + 2NaNO3

Pb(OH)2+ 2NaOH → Na2PbO2+ 2H2O

Câu 3. Cho 26,8 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3 vào dung dịch HCl vừa đủ, thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch Y chứa m gam muối clorua. Giá trị của m là

A. 30,1.

B. 31,7.

Đọc thêm:  Al2O3 + HCl → AlCl3 + H2O - VnDoc.com

C. 69,4.

D. 28,45.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

2H+ + CO32- → CO2 + H2O

nCl- = nH+ = 2nCO2 = 0,3 mol

m = mX – mCO32- + mCl- = 26,8 – 0,15.60 + 0,3.35,5 = 28,45 gam

Câu 4. Có bao nhiêu chất tạo kết tủa với BaCl2 trong: KOH; Na2SO4; SO3; NaHSO4; K2SO4; Ca(NO3)2

A. 3

B. 6

C. 5

D. 4

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button