Giải Bài Tập Hóa Học 12 – Bài 9: Amin

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa hóa học lớp 12
  • Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 12
  • Giải Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
  • Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 12
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao

Giải Bài Tập Hóa Học 12 – Bài 9: Amin giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 (trang 44 SGK Hóa 12): Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin, amoniac. Thứ tự tăng dần tính bazơ được xếp theo dãy:

A. Amoniac < etylamin < phenylamin.

B. Etylamin < amoniac < pheylamin.

C. Phenylamin < amoniac < etylamin.

D. Phenylamin < etyamin < amoniac.

Lời giải:

Đáp án C.

Cần nhớ: Gốc đẩy electron làm tăng tính bazơ, gốc hút electron làm giảm tính bazơ. Càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazo càng mạnh và ngược lại càng nhiều gốc hút e thì tính bazo càng yếu.

Do đó ta có thứ tự tính bazo tăng dần như sau:

amin bậc III hút e < amin bậc II hút e < amin bậc I hút e < NH3 < amin bậc I đẩy e < amin bậc II đẩy e < amin bậc III đẩy e

Đọc thêm:  H2S + H2SO4 → SO2 + H2O + S - VnDoc.com

Nhóm đẩy: Những gốc ankyl (gốc hydrocacbon no): CH3-, C2H5-, iso propyl …

Các nhóm còn chứa cặp e chưa liên kết: -OH (còn 2 cặp), -NH2 (còn 1 cặp)….

Nhóm hút: tất cả các nhóm có chứa liên kết π, vì liên kết π hút e rất mạnh.

Những gốc hydrocacbon không no: CH2=CH-, CH2=CH-CH2- …

Những nhóm khác chứa nối đôi như: -COOH (cacboxyl), -CHO (andehyt), -CO- (cacbonyl), -NO2 (nitro), ….

Các nguyên tố có độ âm điện mạnh: -Cl, -Br, -F (halogen)…

2. Đáp án D. Khi cho CH3NH2 tác dụng với dung dịch HCl đặc ta thấy xung quanh xuất hiện khói trắng. Dựa vào đó nhận biết được CH3NH2

Bài 2 (trang 44 SGK Hóa 12): Có thể nhận biết lọ đựng CH3NH2 bằng cách nào sau đây?

A. Nhận biết bằng mùi.

B. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4.

C. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3.

D. Đưa đũa thủy tinh đã nhứng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2.

Lời giải:

Đáp án D.

Khi cho CH3NH2 tác dụng với dung dịch HCl đặc ta thấy xung quanh xuất hiện khói trắng. Dựa vào đó nhận biết được CH3NH2.

PTHH: CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl (khói trắng)

Bài 3 (trang 44 SGK Hóa 12): Viết công thức cấu tạo, gọi tên và chỉ rõ bậc từng amin có công thức phân tử sau:

a. C3H9N.

b. C7H9N. (có chứa vòng benzen)

Lời giải:

a. C3H9N.

Giải bài tập Hóa học lớp 12 | Giải hóa lớp 12 Bai 3 Trang 44 Sgk Hoa 12

b. C7H9N.(có chứa vòng benzen)

• Amin bậc 1

Đọc thêm:  Bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

Giải bài tập Hóa học lớp 12 | Giải hóa lớp 12 Bai 3 Trang 44 Sgk Hoa 12 3 Giải bài tập Hóa học lớp 12 | Giải hóa lớp 12 Bai 3 Trang 44 Sgk Hoa 12 4

• Amin bậc 2:

Giải bài tập Hóa học lớp 12 | Giải hóa lớp 12 Bai 3 Trang 44 Sgk Hoa 12 5

Bài 4 (trang 44 SGK Hóa 12): Trình bày phương pháp hóa học hãy tách riêng từng chát trong mỗi hỗn hợp sau đây ?

a. Hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2.

b. Hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH và C6H5NH2.

Lời giải:

a. Tách hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2

Cho hỗn hợp đi qua dung dịch HCl ta được CH3NH2 phản ứng với HCl bị giữ lại trong dung dịch, khí thoát ra ngoài là CH4 tinh khiết.

PTHH: CH3NH2 + HCl → CH3NH2Cl

Cho NaOH vào CH3NH2Cl thu lại được CH3NH2

CH3NH2Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O

b. Tách hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH và C6H5NH2

Cho dung dịch NaOH vào hỗn hợp lỏng trên thu được dung dịch gồm hai phần: phần 1 tan là C6H5OH tạo thành C6H5ONa và phần 2 hỗn hợp còn lại là C6H5NH2 và C6H6.

PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

– Sục khí CO2 vào phần dung dịch tan ta thu lại được C6H5OH kết tủa .

C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH↓ + NaHCO3

– Với hỗn hợp C6H5NH2 và C6H6: cho tác dụng dung dịch HCl, thu được dung dịch gồm hai phần: phần tan là C6H5NH3Cl, phần không tan là C6H6. Lọc phần không tan ⇒ tách được C6H6.

PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

Cho dung dịch NaOH vào phần dung dịch, ta thu lại được C6H5NH2 kết tủa.

PTHH: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2↓ + NaCl + H2O

Bài 5 (trang 44 SGK Hóa 12): Hãy tìm phương pháp hóa học để giải quyết hai vấn đề sau:

a. Rửa lọ đã đựng aniline

Đọc thêm:  FeCl2 + AgNO3 → Fe(NO3)2 + AgCl - VnDoc.com

b. Khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu. Biết rằng mùi tanh của cá, đặc biệt là của các mè do hỗn hợp một số amin (nhiều nhát là trimetylamin) và một số tạp chất khác gây nên.

Lời giải:

a. Rửa lọ đã đựng anilin.

Cho vào lọ đựng anilin dung dịch HCl sau tráng bằng nước cất.

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

b. Khử mùi tanh của cá, ta cho vào một ít dấm CH3COOH các amin sẽ tạo muối với CH3COOH nên không còn tanh nữa.

(CH3)3N + CH3COOH → CH3COONH(CH3)3

Bài 6 (trang 44 SGK Hóa 12): a. Tính thể tích nước brom 3% (D=1,3g/ml) cần để điều chế 4,4 gam tribromanilin.

b. Tính khối lượng anilin có trong dung dịch A biết rằng khi cho tác dụng vào nước brom thì thu được 6,6 gam kết tủa trắng. Giả sử hiệu suất của cả hai trường hợp là 100%.

Lời giải:

Giải bài tập Hóa học lớp 12 | Giải hóa lớp 12 Bai 6 Trang 44 Sgk Hoa 12

a. Số mol C6H2Br3NH3 là Giải bài tập Hóa học lớp 12 | Giải hóa lớp 12 Bai 6 Trang 44 Sgk Hoa 12 1

Theo pt n(Br2) = 3. n(C6H2Br3NH3) = Giải bài tập Hóa học lớp 12 | Giải hóa lớp 12 Bai 6 Trang 44 Sgk Hoa 12 2 (mol)

Khối lượng Br2 là m(Br2) = Giải bài tập Hóa học lớp 12 | Giải hóa lớp 12 Bai 6 Trang 44 Sgk Hoa 12 2 . 160 = 6,4 (g)

Khối lượng dung dịch Br2 (3%) là m(ddBr2) = Giải bài tập Hóa học lớp 12 | Giải hóa lớp 12 Bai 6 Trang 44 Sgk Hoa 12 3 g

Thể tích dung dịch Br2 cần dùng V(ddBr2) = Giải bài tập Hóa học lớp 12 | Giải hóa lớp 12 Bai 6 Trang 44 Sgk Hoa 12 4 = 164,1 (ml)

b. C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH3 + 3HBr

số mol kết tủa là n(C6H2Br3NH3) = Giải bài tập Hóa học lớp 12 | Giải hóa lớp 12 Bai 6 Trang 44 Sgk Hoa 12 5 = 0,02(mol)

theo pt n(C6H5NH2) = n(C6H2Br3NH3) = 0,02 (mol)

khối lượng aniline có trong dung dịch A là m(C6H5NH2) = 93. 0,02 = 1,86(g)

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button